* Nguyên nhân khách quan
Một là, do tâm lý, thói quen của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ còn hạn chế. Với trên 86 triệu dân Việt Nam quả thực là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã ăn sâu bám rễ vào các tầng lớp dân cư khiến cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khó xâm nhập vào đời sống của người dân. Tâm lý e sợ cái mới, ngại thay đổi thói quen chi tiêu do trình độ nhận
68
thức còn thấp và chưa được tiếp xúc nhiều với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mặt khác tâm lý người Việt rất ngại người khác biết được thu nhập của mình, sợ bị theo dõi, bị lộ bí mật về đời tư…khiến họ không mặn mà lắm với việc mở tài khoản qua ngân hàng. Hơn nữa, tình hình kinh tế vĩ mô không ổn định, lạm phát tăng cao cùng với sự biến động khôn lường của thị trường vàng, ngoại tệ đã gây khó khăn rất lớn cho việc huy động vốn của ngân hàng.
Hai là, môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng hiện nay. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ, thủ tục và quy trình xử lý phức tạp. Trong khi phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới với quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Bởi vậy, với tốc độ phát triển dịch vụ ngân hàng hiện nay, nhiều văn bản pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai sản phẩm dịch vụ mới của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây.
Cơ chế giám sát, quản lý hoạt động của ngân hàng chưa theo kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Mặc dù ngân hàng nhà nước đã từng bước hình thành thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế đặt ra. Nhất là việc tiếp cận cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả điều kiện, thủ tục cấp phép đối với dịch vụ mới và thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng. Chính sách quản lý dịch vụ ngân hàng chưa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển dịch vụ ngân hàng mới.
Ba là, do cơ chế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước liên tục được điều chỉnh, đổi mới phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, sự biến động về tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; các chính sách ngân hàng vừa mới ra đời đã lạc hậu. Trong đó, phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho nhiều cá
69
nhân phải thu hẹp sản xuất, mất khả năng thanh toán, trong đó không ít đã bị phá sản và gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Bốn là, do đặc thù của Chi nhánh là mạng lưới hoạt động chủ yếu ở nông thôn, khách hàng nhỏ lẻ, địa bàn hoạt động xa, đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân…dẫn đến có nhiều khó khăn trong việc triển khai các dịch vụ mới cũng như khó khăn trong việc tiếp thị khách hàng.
* Nguyên nhân chủ quan
Một là, tổ chức quản trị và điều hành bộ máy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Hạn chế trong năng lực hoạch định chiến lược và xây dựng chính sách phát triển, chưa có tính ổn định lâu dài, chưa đảm bảo tính tiên tiến và chưa sát với xu hướng phát triển. Nhiều lĩnh vực hoạt động chưa có định hướng và chính sách phát triển cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực quan trọng như phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Hai là, chưa đầu tư thích đáng cho công tác xây dựng và thực hiện chiến lược khách hàng. Chi nhánh chưa đánh giá đầy đủ nội dung, vai trò của chiến lược khách hàng, chưa đặt chiến lược khách hàng đúng với vị trí của nó. Tất cả các hoạt động phân tích, đánh giá thị trường, môi trường kinh doanh, việc hoạch định chiến lược cung ứng sản phẩm dịch vụ đều do Hội sở chính thực hiện, Chi nhánh thường không tham gia hoạt động này nhưng lại là nơi cung ứng trực tiếp sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Bởi vậy, cách thức quảng bá, đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường là giống nhau giữa các chi nhánh theo đúng như hướng dẫn của Hội sở chính, trong khi đó mỗi chi nhánh hoạt động trên mỗi địa bàn khác nhau có những đặc thù khác nhau, có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác nhau…
Ba là, trình độ cán bộ còn bất cập, từ cán bộ quản lý đến cán bộ điều hành tại Chi nhánh. Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực điều hòa vốn trong kinh doanh còn hạn chế, khả năng mở rộng dịch vụ hoạt động kinh doanh ngân hàng bị hạn chế bởi tư duy và lề lối làm việc cũ. Cần xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ và đầu tư vào con người, theo đó chất lượng cán bộ được kiểm chứng sau đào tạo phải được coi là tiêu chuẩn then chốt trong sử dụng, đề bạt và quy hoạch cán bộ trong toàn hệ thống của Chi nhánh.
70
Nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Công nghệ ngân hàng mặc dù đã được cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của môt hệ thống ngân hàng hiện đại, chưa có khả năng nối mạng diện rộng, dữ liệu còn phân tán, chưa tập trung, độ bảo mật, an ninh mạng chưa làm được. Phần mềm công nghệ mới áp dụng hình thức quản lý tập trung, xử lý dữ liệu trực tuyến trên toàn hệ thống nên tất cả các giao dịch đều được cập nhật vào máy chủ, đòi hỏi hệ thống mạng và đường truyền luôn thông suốt. Trong thực tế, nhiều lần tình trạng treo máy xảy ra ở các phòng giao dịch do lỗi đường truyền. Công nghệ ngân hàng hiện đại không cho phép các nhân viên thực hiện tạm thời các giao dịch thủ công như trước đây, dẫn đến tình trạng khách hàng phải chờ đợi quá lâu hoặc bỏ sang các ngân hàng khác.
Bốn là, sự phối hợp giữa Chi nhánh với các cơ quan chức năng trong hoạt động ngân hàng còn thấp. Chẳng hạn, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công chứng xác nhận tài sản, phát mại tài sản còn nhiều bất cập, chậm trễ, gây không ít khó khăn cho quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, mối quan hệ giữa Chi nhánh với chính quyền địa phương các cấp , các tổ chức quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan thông tấn báo đài còn hạn chế. Do vậy, sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động của ngân hàng chưa cao, chủ trương chính sách của ngân hàng về hoạt động phục vụ nền kinh tế khi triển khai đến công chúng còn chậm, phần nào ảnh hưởng đến công tác khách hàng.
Năm là, chế độ lương thưởng không khuyến khích người lao động. Hiện nay, Chi nhánh vẫn thực hiện trả lương theo năm công tác, càng nhiều năm công tác thì lương càng cao, bất biết người đó tạo ra năng suất lao động bao nhiêu. Bên mặc dù các nhân viên trẻ tạo ra năng suất lao động cao hơn nhưng lại không có mức lương hấp dẫn để khuyến khích họ làm việc. Tình trạng chảy máu chất xám đã xảy ra, nhiều cán bộ có năng lực thực sự đã chuyển sang làm việc cho các ngân hàng cổ phần hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, tinh thần làm việc, nỗ lực phấn đấu, sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh có chiều hướng suy giảm. Mức lương không đủ hấp dẫn họ, dẫn đến tình trạng làm việc không hiệu quả, làm cho xong việc.
71
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SƠN TÂY 3.1. Cơ hội, thách thức và định hƣớng phát triển dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây
3.1.1. Những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây
* Cơ hội
Đảng và Nhà nước đã có đường lối, chủ trương và nhiệm vụ cụ thể đối với ngành Ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển dịch vụ của các NHTM với những nhiệm vụ cụ thể. Nghị Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Mở rộng các dịch vụ tài chính- tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán…đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực.[2,tr179].
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: Phát triển mạnh thị trường vốn theo hướng phát triển mạnh hệ thống NHTM thuộc các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các Ngân hàng trong việc huy động và cho vay vốn đầu tư…phát triển thị trường tiền tệ, hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực quản trị của các Ngân hàng; xóa bỏ phân biệt đối xử trong tiếp cận nguồn vốn và tham gia thị trường, tạo môi trường bình đẳng trên thị trường tiền tệ, tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn.[3,tr242-243].
Khoa học kĩ thuật, công nghệ tin học phát triển nhanh chóng
Khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn với tốc độ vô cùng nhanh chóng sẽ tác động sâu sắc đến sự phát triển của công nghệ và các dịch vụ ngân hàng. Internet đang trở thành một yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế mỗi nước cũng như kinh tế toàn
72
cầu. Internet phát triển, các hình thức mới của hoạt động ngân hàng lập tức ra đời: ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà. Nhờ sự kết nối các máy tính cá nhân với ngân hàng và với internet, khách hàng từ mọi nơi mọi lúc có thể giao dịch với ngân hàng, được ngân hàng đáp ứng mọi yêu cầu.
Môi trường kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi theo hướng thuận lợi
Đối mặt với khủng hoảng, suy thoái toàn cầu nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuy không cao như những năm trước. GDP năm 2007 đạt mức tăng trưởng 8,5%, năm 2008 đạt 6,2%; năm 2009 đạt 5,3%. Trình độ chuyên môn hóa của các ngành sản xuất kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi phải có các dịch vụ tài chính, ngân hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của họ.
Môi trường thương mại cũng sẽ thay đổi tích cực hơn. Với sự ra đời của các trung tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị, các cửa hàng tự chọn và nhất là thương mại điện tử phát triển sẽ tạo điều kiện để ứng dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây.
Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển, nhu cầu dịch vụ tiện ích trong xã hội, trong đó, dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng sẽ kích thích dân cư sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài tới kinh doanh và sinh sống tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng, hiện đại của họ cũng sẽ tiếp thêm sức cho thị trường dịch vụ ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để đứng vững trên thị trường họ cần phải đổi mới hoạt động kinh doanh, cải tiến kỹ thuật công nghệ, phải thích ứng với phương thức kinh doanh hiện đại, vì thế mà nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây
Để có thể thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, các chủ trương chính sách vĩ mô của nhà nước buộc phải thể chế hóa bằng pháp luật và ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập với tập quán và thông lệ quốc tế trong kinh tế thị trường.
73
Mọi quan hệ kinh tế, quan hệ giữa các doanh nghiệp đều thực sự được điều chỉnh bằng pháp luật, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và người dân cũng sẽ được nâng cao, do đó việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ thuận lợi hơn.
Theo lộ trình đã cam kết, các loại hình dịch vụ ngân hàng và các hình thức tổ chức pháp lý để xúc tiến kinh doanh dịch vụ của nước ngoài sẽ được thực hiện ở Việt Nam. Sự cọ xát, va chạm hàng ngày về quyền lợi với các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài ngay tại thương trường Việt Nam sẽ giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh thương trường, điều hành tác nghiệp, quản trị kinh doanh, quan hệ khách hàng, dự báo phòng ngừa rủi ro,…Những bài học đó giúp Chi nhánh phát triển nhanh và vững chắc hơn.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo áp lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây, buộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu tổ chức nâng cao năng lực tài chính, thực hiện hoàn thiện, chuyên môn hóa sâu hơn đối với từng dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới để không bị đào thải.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây với các Ngân hàng thương mại trên thế giới trong việc phát triển dịch vụ. Ngân hàng có điều kiện tiếp cận, học hỏi và sử dụng các tiện ích của các Ngân hàng thương mại khác nhất là NHTM nước ngoài; có điều kiện tranh thủ được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ dịch vụ ngân hàng tiên tiến của các nước có trình độ phát triển cao.
74
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn quốc tế trên cơ sở vận dụng các công cụ tài chính mới, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần dịch vụ trong nước và nước ngoài.
Với vị trí tiếp giáp trung tâm Thành phố Hà Nội, Thị xã Sơn Tây được tiếp nhận nhiều ưu ái như được sự đầu tư về du lịch, đường xá,..khi đó dân cư sẽ tập