TÌNH HÌNH CHUNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Tây (Trang 34)

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIETCOMBANK BÌNH

TÂY

Hiện nay, đối với nhiều nước trên thế giới việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên khá quen thuộc với người dân, bằng chứng là tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt hầu như chiếm đa số trên tổng giá trị thanh toán chung.Tại Việt Nam, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã trải qua một quá trình áp dụng lâu dài kể từ năm 1994 đồng thời các công cụ thanh toán luôn được chú ý cải thiện, nâng cao chất lượng theo thời gian.Tuy nhiên theo khảo sát gần nhất của cơ quan chức năng vào năm 2003 và một số thống kê của Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra rằng việc sử dụng tiền mặt để thanh toán còn khá phổ biến trong nền kinh tế, tồn tại ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển các phương tiện TTKDTM.Tính tới thời điểm năm 2012,hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tuy có bước phát triển vượt bậc so với trước đây nhưng nhìn chung còn bất cập trong xu thế hội nhập quốc tế và thực sự vẫn chưa đi vào cuộc sống, thậm chí còn rất xa lạ với đại đa số dân cư, nhất là

khi đối với họ thì tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán duy nhất.Xét về khía cạnh kinh tế, việc tồn tại một lượng lớn tiền nhàn rỗi từ khu vực dân cư dẫn đến hậu quả làm chậm tốc độ thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế nguồn vốn đầu tư và sẽ trực tiếp gây tác động không nhỏ đến việc điều hoà lưu thông tiền tệ , giảm sức mua của đồng tiền.Đây là một thách thức to lớn đặt ra cho các ngân hàng hoạt động trong nước vì để nguồn vốn trong nước khỏi lãng phí, phân tán không quay vòng được thì các ngân hàng phải tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt bên cạnh đó không ngừng đổi mới, cải tiến công cụ, công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán.Để đẩy mạnh phát triển TTKDTM, tạo chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Bình Tây nói riêng vẫn đang nỗ lực từng ngày hoàn thiện, cải tiến công nghệ thanh toán để nâng cao chất lượng phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt.Ngoài việc ứng dụng các chương trình tin học vào hệ thống thanh toán ,ngân hàng còn chú ý đến công tác đào tạo cán bộ vững về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ, làm việc có khoa học để góp phần thúc đẩy hiệu quả của các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Song song với những cải cách trong nội bộ, Vietcombank Bình Tây còn chú trọng đến việc mở rộng đối tượng khách hàng cụ thể đưa công cụ thanh toán không dùng tiền mặt đến gần hơn với đại bộ phận khách hàng cá nhân, đây là nhóm khách hàng được xem là khá tiềm năng.

Có thể nói giá trị thanh toán là một trong những yếu tố không nhỏ phản ảnh nên trình độ thanh toán,thương hiệu và uy rín của ngân hàng , tuy nhiên bên cạnh đó giá trị cũng là một chỉ tiêu thể hiện tương đối khá chính xác thành tựu đạt được cũng như phần hạn chế của công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian đã thực hiện.Để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình thực hiện công tác TTKDTM tại Vietcombank Bình Tây trong thời gian qua, ta xem xét số liệu cụ thể trong 4 năm từ 2009 đến 2012

Bảng 3.1: Tình hình thanh toán tại Vietcombank Bình Tây

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tăng/ giảm 2010/ 2009 (%) Tăng/ giảm 2011/ 2010 (%) Tăng/ giảm 2012/ 2011(%) Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số TTKDTM 23.695.918 25.091.894 29.081.525 26.236.093 5,89% 15,90% -9,78% TTDTM 4.843.285 4.547.568 4.345.515 3.289.107 -6,11% -4,44% -24,31% TT chung 28.539.203 29.639.462 33.427.040 29.525.200 3,86% 12,78% -11,67%

(Nguồn: Tài liệu tổng hợp-Phòng kế toán Vietcombank Bình Tây)

Biểu đồ 3.1: Tình hình thanh toán tại Vietcombank Bình Tây

(Nguồn: Số liệu tổng kết từ bảng 3.1)

Từ nguồn số liệu thống kê được qua bảng 3.1 ta thấy được tình hình TTKDTM của Vietcombank Bình Tây đang có những chuyển biến khá tích cực.Nhìn chung giá trị TTKDTM có xu hướng tăng dần qua 4 năm từ năm 2009-2012 cụ thể từ 23.695.918 triệu đồng năm 2009 tính đến năm 2011 đã đạt con số 29.081.525triệu đồng .Mặc dù có sự sụt giảm trong giá trị TTKDTM vào năm 2012 chỉ còn 26.236.093triệu đồng do những ảnh hưởng tiêu cực từ sự khó khăn chung của nền kinh tế thì tỷ lệ TTKDTM vẫn duy trì sự tăng trưởng đều và chiếm một mức khá cao trên 80% tổng doanh thu thanh toán. Tiền mặt được sử dụng ít đi trong các giao dịch tại ngân hàng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy hoạt động TTKDTM phần nào khẳng định được ưu thế trở thành công cụ thanh toán được nhiều người biết đến, có những bước phát triển xứng tầm với lợi ích thực sự của nó.Bên cạnh đó, hoạt động TTKDTM ngày càng khởi sắc cũng đã

83,03% 84,66% 87,00% 88,86% 16,97% 15,34% 13,00% 11,14% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 TTKDTM TTDTM

góp phần tạo ra nguồn vốn thanh toán chính là một trong nguồn vốn mang lại khả năng sinh lời nhiều nhất cho ngân hàng.

Từ kết quả đã thực hiện được có thể đánh giá được chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc hướng đến mục tiêu chung trong công tác hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh tinh thần của đề án do chính phủ đề ra cho mục tiêu phát triển phương thức thanh toán này trong giai đoạn 2011-2015.

3.3CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

MẶT TẠI VIETCOMBANK BÌNH TÂY

Trong nền kinh tế thị trường hàng hoá đầy phức tạp như hiện nay các hình thức TTKDTM được đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu thanh quyết toán tức thời và với dung lượng ngày càng cao.Do đó việc thiết lập, phát triển nhiều và đa dạng hoá các hình thức TTKDTM để giúp các chủ thể thực hiện tốt quá trình thanh toán là một điều tất yếu.

Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt ban hành theo quyết định 22QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNNVN tồn tại các hình thức TTKDTM bao gồm:

Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu;Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền;Thanh toán bằng thư tín dụng; Thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán; Thanh toán bằng thẻ thanh toán; Thanh toán bằng séc;kể từ tháng 8 năm 2000 đã xuất hiện hình thức

TTKDTM mới đó là :Thanh toán ngân hàng điện tử .Báo cáo của Vụ Thanh toán

(NHNN) có nhận xét khá tổng quan về thực trạng TTKDTM như sau: “Séc hầu như không được dùng thanh toán, ủy nhiệm thu chỉ dùng trả tiền điện nước, thẻ chủ yếu chỉ dùng để rút tiền mặt!”.

Tại Vietcombank Bình Tây, các hình thức TTKDTM chủ yếu thường được sử dụng đó là: Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu; Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền; Thanh toán bằng thẻ thanh toán; Thanh toán bằng séc; Thanh toán ngân hàng điện tử.Đối với hình thức thanh toán bằng thư tín dụng do thủ tục mở và thanh toán hết

sức phức tạp vì khách hàng phải lưu ký một tài khoản riêng không được hưởng lãi, đồng thời phải mỗi giao dịch phải yêu cầu một thư tín dụng riêng rất mất thời gian do đó hình thức này hầu như không được khách hàng sử dụng cho hoạt động thanh toán trong nước trong thời gian qua. Bên cạnh đó,quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN ngày 27/03/2002 của thống đốc NHNN đã việc chấm dứt việc phát hành trái phiếu thanh toán.Vậy nên để phù hợp với tình hình thực tế tại Vietcombank Bình Tây cũng như tình hình kinh tế Việt Nam nói chung, bài viết sẽ không đề cập tới hai hình thức thanh toán bằng thư tín dụng và ngân phiếu thanh toán.

Bảng 3.2: Tình hình các hình thức TTKDTM tại Vietcombank Bình Tây

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng UNC 20.371.640 85,97% 21.442.737 85,46% 20.737.740 71,31% 14.180.708 54,05% Séc 1.734.928 7,32% 1.803.793 7,19% 4.937.420 16,98% 7.653.246 29,17% UNT 22.328 0,09% 29.794 0,12% 26.955 0,09% 25.931 0,10% Thẻ 1.382.589 5,83% 1.558.770 6,21% 2.611.655 8,98% 3.522.582 13,43% NHĐT 184.432 0,78% 256.798 1,02% 767.754 2,64% 853.624 3,25% Giá trị 23.695.917 100% 25.091.892 100% 29.081.524 100% 26.236.091 100%

(Nguồn: Tài liệu tổng hợp-Phòng kế toán Vietcombank Bình Tây)

Số liệu thống kê từ bảng 3.2 cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động TTKDTM tại Vietcombank Bình Tây.Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được ưa chuộng nhất trong khâu thanh toán giữa các thể nhân và pháp nhân khác nhau trong nền kinh tế, đó chính là lý do khiến giá trị thanh toán bằng hình thức này luôn đạt tỷ trọng cao nhất so với các hình thức còn lại, chiếm trên 2/3 tổng giá trị TTKDTM trong khoảng thời gian từ 2009-2011.Tuy nhiên cơ cấu giá trị TTKDTM đang có sự chuyển dịch tích cực qua từng năm khi giá trị của séc, thẻ và các hình thức ngân hàng điện tử tăng trưởng vượt bậc cụ thể tỷ trọng các hình thức này từ 8,05% năm 2009 đã vươn lên chiếm 1/2 trong tổng cơ cấu thanh toán vào năm 2012.Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thói quen và nhận thức của khách hàng đang dần dần thay đổi, điều này phản ánh được chất lượng của hình thức TTKDTM luôn được quan tâm củng cố, đổi mới, cải thiện qua từng ngày, phù hợp với xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ thanh toán của ngân hàng

Bên cạnh tính ưu việt vốn có, mỗi hình thức TTKDTM vẫn tồn tại những hạn chế nhất định do quy định cụ thể đặt ra riêng cho từng loại hình thanh toán, mức độ tín nhiệm khác nhau, uy tín của khách hàng, trình độ kỹ thuật và thói quen truyền thống của từng khách hàng khi lựa chọn các hình thức thanh toán.Để có cái nhìn chi tiết hơn

về tình hình TTKDTM tại Vietcombank Bình Tây, chúng ta cùng nghiên cứu thực trạng của từng hình thức cụ thể qua số liệu thống kê được về giá trị của từng loại.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Tây (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)