BAM (E-Banking Adoption Model)
Từ điều kiện thực tế tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại đồng thời dựa vào cơ sở lý thuyết của các mô hình TRA, TPB, TAM, TAM 2, IDT, UTAUT, các tác giả Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi tích hợp nên mô hình E-BAM.Mô hình nêu lên 8 nhân tố chính tác động đến việc chấp nhận và sử dụng E-Banking được các tác giả trên định nghĩa như sau:
Biểu đồ 2.9: Mô hình E-BAM
Nguồn: Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi, 2010
Hiệu quả mong đợi ”là mức độ mà người sử dụng tin rằng hệ thống E-Banking sẽ giúp đạt được hiệu quả cao hơn trong các công việc liên quan đến ngân hàng”(N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);
Khả năng tương thích” là quá trình thay đổi của công nghệ mới(công nghệ E- Banking) được phổ biến rộng rãi trong đời sống và trong công việc (N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);
Nhận thức dễ dàng sử dụng “là việc khách hàng nghĩ rằng sử dụng hệ thống E- Banking sẽ không cần phải nỗ lực nhiều” (N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);
Nhận thức kiểm soát hành vi “là cảm nhận của khách hàng về E-Banking hoặc những khó khăn khi thực hiện các giao dịch E-Banking (N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);
Chuẩn chủ quan “là cảm nhận những tác động của xã hội hoặc những người có ảnh hưởng đến khách hàng nghĩ rằng họ nên hay không nên sử dụng E-Banking (N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);
Rủi ro trong giao dịch trực tuyến “là những rủi ro mà khách hàng có thể cảm nhận được khi sử dụng hệ thống E-Banking” (N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);
Hình ảnh ngân hàng“là những hình ảnh của ngân hàng có tác động đến sự chấp nhận và sử dụng E-Banking của khách hàng” (N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);
Yếu tố pháp luật “là mức độ ảnh hưởng của yếu tố pháp luật tác động đến sự chấp nhận và sử dụng E-Banking” (N. D.Thanh, C.H.Thi, 2010);