Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Tây (Trang 65)

Việc xem xét các yếu tố FC, PE, EE, MIL, yếu tố nào thực sự tác động đến quyết định lựa chọn TTKDYM sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính bội:

DD: Quyết định sử dụng TTKDTM tại ngân hàng Vietcombank Bình Tây FC: Điều kiện thuận lợi

PE: Hiệu quả mong đợi EE: Kỳ vọng nỗ lực MIL: Yếu tố pháp luật

a: Hệ số hồi quy của các biến

Các nhân tố do SPSS lưu tự động được tính ra dựa trên các biến và sau đó kết quả lại được chuẩn hoá rồi mới trình bày ra như vậy nhân số là những giá trị chuẩn hoá nên tuân thủ nguyên tắc trung bình bằng 0 và phương sai luôn bằng 1 vì thế khi tiến hành thống kê dựa trên nhân số mà phép thống kê dựa trên trung bình thì không hợp lý cho lắm.Vì vậy các biến đưa vào phân tích hồi quy được tính nhân số của từng nhân tố bằng cách sử dụng công cụ Computer Variable của SPSS16.0 để tính trung bình cộng của các biến quan sát thuộc nhân tố đó chứ không dùng nhân số tự động.Các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính bội được giải thích qua bảng sau:

Bảng 3.29: Kết quả hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) Hệ số chuẩn hóa (Standardized Coefficients) T Mức ý nghĩa Sig. Thống kế cộng tuyến (Collinearity Statistics)

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -0,596 0,175 -3,395 0,001

FC 0,314 0,056 0,264 5,624 0,000 0,627 1,594

PE 0,332 0,047 0,345 7,021 0,000 0,573 1,746

MIL 0,332 0,049 0,311 6,783 0,000 0,657 1,521

EE 0,230 0,054 0,231 4,269 0,000 0,470 2,126

Bảng 3.30: Tóm tắt mô hình

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the

Estimate Sig. F Change

Durbin-Watson

1 0,913 0,833 0,827 0,36671 0,000 1,565

Tiến hành hồi quy đa biến với 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, kết quả hồi quy trong bảng cho thấy 4 biến đều đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Sig. <0,05).Về độ thích hợp của mô hình, hệ số R2 điều chỉnh bằng 0,827 cho thấy mô hình hồi quy bội trong đó 4 biến quan sát là FC, PE, EE, MIL với mức ý nghĩa là 95% có thể giải thích được 82,7% những biến động trong quyết định lựa chọn và sử dụng TTKDTM.Vì giá trị thống kê DW tính toán là 1,565 trong khoảng an toàn từ 1,5-2,5 chúng ta có thể kết luận mô hình không bị tương quan chuỗi .Hệ số phóng đại phương sai VIF khá thấp (<5) nên không có hiện tượng đa cộng tuyến, giữa 4 biến độc lập này không bị tương quan với nhau.

Phương trình hồi quy thể hiện quan hệ giữa quyết định lựa chọn và sử dụng TTKDTM và các biến độc lập thể hiện bằng biểu thức sau:

DD = 0,314*FC+ 0,332*PE+ 0,332*MIL+ 0,230*EE - 0,596

Theo kết quả nghiên cứu thì Hiệu quả mong đợi (PE) và Yếu tố pháp lý (MIL) có hệ số hồi quy lớn nhất (β =0,332) nên có tác động tích cực nhất đến quyết định sử dụng TTKDTM. Như đã phân tích ở phần thực trạng, việc TTKDTM của khách hàng tại Vietcombank Bình Tây hiện nay tuy có tiến triển nhưng chưa đạt được mức như kỳ vọng.Vì vậy chính sách pháp luật ban hành có ý nghĩa to lớn trong việc tác động đến người dân theo cả hướng trực tiếp lẫn gián tiếp trong việc tạo niềm tin và động lực thúc đẩy sử dụng TTKDTM.

Trong quá trình thu thập dữ liệu cũng cho thấy những hiệu quả mang lại khi sử dụng TTKDTM là yếu tố quan trọng hấp dẫn người sử dụng.Do nhu cầu của khách hàng vô cùng phong phú, đa dạng, thường xuyên thay đổi, những sản phẩm TTKDTM mang lại tiện ích nhất cho khách hàng sẽ được quan tâm sử dụng nhiều hơn.

Bên cạnh đó các nhân tố về điều kiện thuận lợi và dễ dàng sử dụng cũng có ảnh hưởng khá lớn và là chất xúc tác mạnh mẽ đến dự định sử dụng TTKDTM ở khách hàng.Nhìn chung qua kết quả hồi quy hệ số β của 4 nhân tố gần bằng nhau, điều này chứng minh rằng các nhân tố đều có tầm quan trọng nhất định tác động đến sự lựa chọn TTKDTM.Do đó cần quan tâm phát triển đồng đều các nhân tố nhằm nâng cao xây dựng được chiến lược sản phẩm phù hợp, theo kịp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Tây (Trang 65)