Tiến hành kiểm tra Cronbach’s Alpha cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Tây (Trang 52)

nhân tố ảnh hưởng

Như đã trình bày ở trên ta có 5 thang đo cho 5 nhân tố có thể kể đến là: (1) Điều kiện thuận lợi_FC; (2) Kỳ vọng nỗ lực_EE; (3) Hiệu quả mong đợi_PE; (4) Hình ảnh ngân hàng_BI; (5) Yếu tố pháp luật_MIL; (6) Tiêu chuẩn chủ quan_SN. Các thang đo của các nhân tố này được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha với điều kiện Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978;Peterson, 1994; Slater, 1995).Bên cạnh đó, hệ số tương quan của các biến so với biến tổng( Corrected Item-Total Correlation) phải lớn hơn 0,3 nhằm kiểm tra tính nhất quán cho bảng câu hỏi và xem xét biến có quan hệ tốt với tổng chung hay không, hệ số này còn có vai trò tốt trong phân biệt giữa tích cực và tiêu cực.

Cronbach’s Alpha cho thang đo Điều kiện thuận lợi_FC

Nhân tố điều kiện thuận lợi gồm có 6 biến:

FC01: Các nguồn lực cần thiết cho TTKDTM đủ phục vụ giao dịch FC02: Bố trí địa điểm giao dịch hợp lý, dễ tìm kiếm

FC03: Hệ thống máy móc thiết bị thanh toán có khả năng sẵn sàng phục vụ cao luôn được đổi mới, ít xảy ra sai sót

FC04: Thời gian phục vụ TTKDTM linh hoạt, hợp lý

FC05: Sử dụng TTKDTM phù hợp với tình hình tài chính hiện tại

FC06: Sử dụng TTKDTM đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng

Bảng 3.9: Độ tin cậy của thang đo Điều kiện thuận lợi

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,884 6

Theo Bảng 3.9 ta thấy thang đo Điều kiện thuận lợi có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,884 nằm trong khoảng 0,8 -1, điều này cho thấy thang đo lường là tốt.Các hệ số tương quan biến tổng nhìn chung đạt yêu cầu trên 0,3.Tuy nhiên kết quả cho thấy FC06 không phù hợp với thang đo do đó nên loại biến này để sẽ đạt kết quả Cronbach ‘s Alpha cao hơn và tăng mức độ phù hợp của thang đo.Cụ thể hệ số Cronbach ‘s Alpha sẽ đạt 0,892 nếu loại FC06, điều này cho thấy biến quan sát “sử dụng TTKDTM đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng” là sự tương thích khi sử dụng TTKDTM, tuy nhiên lại không thể hiện được là điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn sử dụng hình thức này của khách hàng Vietcombank Bình Tây.

Cronbach’s Alpha cho thang đo Kỳ vọng nỗ lực_EE

Thang đo Kỳ vọng nỗ lực gồm có 5 biến quan sát bao gồm: EE01: Có thể thực hiện quy trình thao tác TTKDTM thuần thục EE02: Các biểu mẫu TTKDTM đơn giản, dễ hiểu

Bảng 3.10: Quan hệ biến tổng trong thang đo Điều kiện thuận lợi

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted FC01 17,31 15,495 0,724 0,859 FC02 17,33 15,072 0,816 0,844 FC03 17,52 16,028 0,727 0,859 FC04 17,37 15,482 0,753 0,854 FC05 17,17 15,628 0,655 0,871 FC06 17,28 17,002 0,515 0,892

EE03: Quá trình tìm kiếm và sử dụng hình thức TTKDTM mới dễ dàng

EE04: Dễ dàng nắm bắt được đầy đủ tính năng, tiện ích các hình thức TTKDTM EE05: Giao dịch TTKDTM phổ biến, dễ dàng như giao dịch bằng tiền mặt

Bảng 3.11: Độ tin cậy của thang đo Kỳ vọng nỗ lực

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,906 5

Bảng 3.12: Quan hệ biến tổng trong thang đo Kỳ vọng nỗ lực

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted EE01 14,07 11,475 0,807 0,876 EE02 14,06 10,981 0,846 0,867 EE03 14,11 11,812 0,808 0,877 EE04 14,12 11,898 0,774 0,884 EE05 14,09 12,624 0,600 0,920

Theo bảng 3.11 ta có thể thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,906 là tương đối cao nằm trong khoảng từ 0,8-1 cho thấy thang đo có tính phù hợp cao.Trong các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn mức 0,3 nên tất cả đều phù hợp.Kết quả cho thấy biến quan sát EE05 có ảnh hưởng xấu đến thang đo mà nếu loại bỏ sẽ giúp cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên đáng kể là 0,920.Xét trên điều kiện thực tế, biến quan sát “Giao dịch TTKDTM phổ biến, dễ dàng như giao dịch bằng tiền mặt” là một sự đánh giá và so sánh TTKDTM với việc sử dụng tiền mặt,do đó nó tách biệt so với các biến quan sát khác đề cập về mức độ dễ dàng sử dụng TTKDTM do đó nên loại bỏ biến EE05 để đạt hiệu quả tin cậy cao hơn.

Cronbach’s Alpha cho thang đo Hiệu quả mong đợi_PE

Thang đo Hiệu quả mong đợi gồm có 4 biến quan sát:

PE01: Giao dịch TTKDTM nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực

PE02: Sử dụng hình thức TTKDTM rất hữu ích và thuận tiện giúp kiểm soát tài chính hiệu quả

PE03: Sử dụng hình thức TTKDTM mang lại tính an toàn và độ bảo mật cao PE04: TTKDTM giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng công việc

Bảng 3.13: Độ tin cậy của thang đo Hiệu quả mong đợi

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,896 4

Bảng 3.14: Quan hệ biến tổng trong thang đo Hiệu quả mong đợi

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PE01 10,44 7,832 0,723 0,884 PE02 10,50 8,028 0,766 0,868 PE03 10,57 7,863 0,822 0,848 PE04 10,56 7,656 0,773 0,865

Theo bảng 3.13 hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hiệu quả mong đợi là 0,896 là khá cao và tương đối tốt.Các biến đều có hệ số tương quan biến tổng trên 0,3 do đó vẫn đảm bảo được tính nhất quán cho bảng câu hỏi.Hệ số Cronbach’s Alpha cho trường hợp loại bỏ một trong các biến quan sát đều thấp hơn kết quả nhận được khi giữ toàn bộ biến.Điều này cho thấy thang đo Hiệu quả mong đợi với 4 biến quan sát đề xuất là rất phù hợp.

Cronbach’s Alpha cho thang đo Hình ảnh ngân hàng_BI

Thang đo Hình ảnh ngân hàng bao gồm 5 biến quan sát như sau BI01: Uy tín, thương hiệu của ngân hàng tốt

BI02: Thái độ, tác phong làm việc của nhân viên chuyên nghiệp, tận tình BI03: Không gian giao dịch rộng rãi, khang trang, sạch sẽ

BI04: Các sản phẩm TTKDTM đa dạng hình thức khuyến mãi phong phú, phù hợp

BI05: Thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, dễ hiểu

Bảng 3.15: Độ tin cậy của thang đo Hình ảnh ngân hàng

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,886 5

Bảng 3.16: Quan hệ biến tổng trong thang đo Hình ảnh ngân hàng

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted BI01 13,93 8,787 0,751 0,856 BI02 14,10 8,999 0,732 0,860 BI03 14,12 8,794 0,815 0,839 BI04 14,14 9,979 0,711 0,865 BI05 13,97 10,495 0,630 0,882

Kết quả từ bảng 3.15 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha cho kiểm định thang đo Hình ảnh ngân hàng cao là 0,886 chứng minh cho mức độ đáng tin cậy của nhân tố này.Quan hệ biến tổng cho từng biến quan sát trong nhân tố Hình ảnh đều trên 0,3 đạt mức yêu cầu.Quan sát cột cuối bảng 3.17 , hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến quan sát không tốt hơn kết quả hiện tại là 0,886 .Do đó các biến quan sát là phù hợp thể hiện được ý nghĩa kiểm định nên giữ nguyên toàn bộ các biến cho tiến trình kiểm định tiếp theo.

Cronbach’s Alpha cho thang đo Yếu tố pháp luật_MIL

Thang đo Yếu tố pháp luật có 3 biến quan sát như sau:

MIL01: Các luật lệ liên quan được phổ biến rộng rãi, dễ nắm bắt

MIL02: Hệ thống pháp lý của hình thức TTKDTM hoàn thiện và chặt chẽ bảo vệ được quyền lợi của khách hàng

MIL03: Luật được ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước, đáp ứng được thông lệ quốc tế

Bảng 3.17: Độ tin cậy của thang đo Yếu tố pháp luật

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,864 3

Bảng 3.18: Quan hệ biến tổng trong thang đo Yếu tố pháp luật

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted MIL01 6,40 2,977 0,757 0,796 MIL02 6,47 2,795 0,737 0,815 MIL03 6,44 2,984 0,733 0,817

Hệ số Cronbach’s Alpha cho kiểm định độ tin cậy của thang đo Yếu tố pháp luật là 0,864 nằm trong mức 0,8-1 thể hiện thang đo này khá phù hợp, đảm bảo thang đo chất lượng dịch vụ có độ tin cậy cao.Chỉ số tương quan biến tổng nhìn chung của tất cả biến quan sát đều tốt lớn hơn giới hạn yêu cầu là 0,3.Do kết quả thu được từ bảng 3.18 cho thấy các biến quan sát khá tương thích với thang đo, đảm bảo cho mức độ tin cậy cao của Yếu tố pháp luật nên việc loại bỏ một trong các biến trên là không cần thiết.

Cronbach’s Alpha cho thang đo Chuẩn xã hội_SN

Nhân tố chuẩn xã hội được giải thích bởi 3 biến quan sát:

SN01: Sản xuất trong nước còn tồn tại quy mô nhỏ lẻ, chưa phát triển ảnh hưởng việc TTKDTM

SN02: Tồn tại nền kinh tế ngầm, không chính thức gây hạn chế sử dụng TTKDTM SN03: Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích sử dụng TTKDTM

Bảng 3.19: Độ tin cậy của thang đo Chuẩn xã hội

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,118 3

Bảng 3.20: Quan hệ biến tổng trong thang đo Chuẩn xã hội

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted SN01 7,08 1,498 -0,019 0,271 SN02 7,02 1,191 0,184 -0,246 SN03 6,91 1,360 0,029 0,161

Độ tin cậy cho thang đo Chuẩn xã hội rất thấp, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đạt 0,118 .Từ đó có thể thấy khách hàng không quan tâm lắm đến ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô so với tác động của các nhân tố khác trong việc quyết định sử dụng TTKDTM.Chỉ số tương quan biến tổng đều nhỏ hơn 0,3 cũng đã phản ánh khá rõ mức độ không tương thích của thang đo Chuẩn xã hội đối với mô hình, do đó nên loại bỏ thang đo này để đảm bảo độ tin cậy cho tổng thể.

3.4.5 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá

EFA

Sau khi kiểm tra tính nhất quán của bảng câu hỏi bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha,tiến hành loại bỏ các biến không phù hợp là FC06,EE05, SN01, SN02, SN03. 21 biến quan sát còn lại được tiếp tục đánh giá bằng EFA.

Kiểm định tính thích hợp của mô hình và kiểm định Bartlet về tương quan của các biến quan sát

Bảng 3.21:KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,902

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square

df

Sig.

1,970E3

210

0,000

“KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) measure of sampling adequacy: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO nằm trong khoảng [0,5-1] là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu “(Hoàng Trọng,Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 31).Chỉ số KMO cho kiểm định mô hình

xác định các nhân tố ảnh hưởng trong bài viết là 0,902 nên hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể.Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê tức là Sig<0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, đây chính là điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố(Trọng &Ngọc,2008).Bảng 3.21 cho thấy sig=0,000<0,05 phù hợp với dữ liệu phân tích ,kiểm định này có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Kiểm định phương sai cộng dồn (Cumulative Variance) Bảng 3.22 Total Variance Explained

Com pone nt

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 9,844 46,878 46,878 9,844 46,878 46,878 5,744 27,351 27,351 2 2,493 11,872 58,749 2,493 11,872 58,749 3,702 17,630 44,981 3 1,576 7,507 66,256 1,576 7,507 66,256 3,105 14,787 59,768 4 1,170 5,571 71,828 1,170 5,571 71,828 2,533 12,060 71,828

Theo Gerbing & Anderson trong “An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments” tổng phương sai trích ≥ 50% là tốt .Bảng 3.22 cho thấy theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1, có 21 biến độc lập hình thành 4 nhóm nhân tố mới và giải thích được 71,828% biến thiên của dữ liệu và các biến gốc được rút ra có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn.

Ma trận xoay nhân tố lần 1

Bảng 3.23 Rotated Component Matrix

Component

1 2 3 4

FC02 0,805

FC04 0,780

FC01 0,773 BI03 0,767 BI02 0,751 FC03 0,736 BI01 0,735 BI04 0,687 BI05 0,615 FC05 0,541 0,438 PE03 0,823 PE04 0,805 PE02 0,794 PE01 0,762 EE02 0,803 EE03 0,754 EE01 0,723 EE04 0,694 MIL01 0,847 MIL02 0,840 MIL03 0,764

Theo Hair & ctg (1988, 111): Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuaring practical significance).Factor loading >0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, >0,4 được xem là quan trọng , ≥0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiến.Nếu chọn tiêu chuẩn factor loading >0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mầu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading >0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải >0,75.

Vì bộ dữ liệu trong bài là 126 nên các biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0,55 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại.Biến quan sát FC05 có hệ số Factor loading

là 0,541ở nhân tố thứ 1 nhưng so với Factor loading của biến FC05 ở nhân tố thứ 2 là 0,438 thì chênh lệch không nhiều, điều này chứng tỏ hai biến này hai biến này không thể hiện rõ vai trò đại diện cho nhân tố nào; bên cạnh đó cả 2 chỉ số Factor loading của FC05 đều nhỏ hơn 0,55 do đó nên loại biến quan sát FC05.

Chạy kiểm định nhân tố lần 2

Tiếp tục xoay nhân tố lần 2 với 20 biến còn lại thỏa mãn điều kiện sau khi loại biến quan sát FC05.

Bảng 3.24: KMO and Bartlett's Test lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,899

Bartlett's Test of Sphericity Sig. 0,000

Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO=0,899 tuy đã giảm so với lần chạy đầu tiên tuy nhiên vẫn thoả mãn điều kiện cho thấy phân tích nhân tố vẫn có khả năng phù hợp với tập dữ liệu đang khảo sát.

Với chỉ số Sig< 0,05 kiểm định này có ý nghĩa thống kê, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 3.25: Total Variance Explained lần 2

Compon ent

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulativ e % 1 9,366 46,831 46,831 9,366 46,831 46,831 5,465 27,324 27,324 2 2,493 12,463 59,294 2,493 12,463 59,294 3,486 17,428 44,752 3 1,553 7,765 67,059 1,553 7,765 67,059 3,108 15,541 60,293 4 1,166 5,830 72,888 1,166 5,830 72,888 2,519 12,595 72,888

Theo thông số Eigenvalue biểu thị sự biến thiên theo các nhân tố của biến khảo sát thì mô hình có 4 nhân tố mới có ý nghĩa.Tổng phương sai trích = 72,888% chỉ ra rằng sự biến thiên được giải thích 72,888% bởi các nhân tố, điều này chứng tỏ mô hình có ý nghĩa giải thích cao hơn và rõ nghĩa hơn so với mô hình cũ khi giữ biến FC05.

Ma trận xoay nhân tố lần 2

Bảng 3.26: Rotated Component Matrix lần 2 Component 1 2 3 4 FC02 0,800 FC04 0,784 BI03 0,771 FC01 0,768 BI02 0,757 FC03 0,740 BI01 0,731 BI04 0,691 BI05 0,620 PE03 0,828 PE04 0,808 PE02 0,789 PE01 0,772 EE02 0,811 EE03 0,758 EE01 0,735 EE04 0,696 MIL01 0,848 MIL02 0,838 MIL03 0,768

Sau khi thực hiện xoay nhân tố lần 2,có 4 nhân tố mới được tải, hệ số tải nhân tố (Factor loading) của tất cả các biến quan sát đều ≥0,5 có ý nghĩa thực tiễn.

Ma trận tính điểm nhân tố

Bảng 3.27: Component Score Coefficient Matrix

Component 1 2 3 4

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Tây (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)