Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 109)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro danh mục cho vay

4.2.7.1. Thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa sản phẩm giảm áp lực độc canh tín dụng giám sát tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện rủi ro

Căn cứ vào phân tích kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển, tiềm lực tài chính và rủi ro của các ngành trong lĩnh vực kinh tế: Căn cứ chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng; căn cứ vào đặc điểm, thế mạnh hạn chế và nguồn lực hiện có của ngân hàng về nguồn vốn, cơ sở vật chất, trình độ kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Ngân hàng xem xét, quyết định lựa chọn các đối tượng tín dụng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí sau:

Thứ nhất, theo ngành, chuyên ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn. Thứ hai, theo đối tượng khách hàng:

Khách hàng doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Khách hàng cá nhân.

Thứ ba, theo loại tín dụng, sản phẩm tín dụng: lựa chọn các loại hình tín

dụng và các sản phẩm tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ như: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;

Cho vay bất động sản; Tín dụng tiêu dùng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hiện đại: thấu chi tài khoản, bảo lãnh, thuê mua, bao thanh toán, thẻ tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng cần chú ý đa dạng hóa danh mục cho vay được thể hiện dưới hình thức: cho vay đối với khách, cho vay nhiều ngành nghề kinh tế, cho vay nhiều khu vực (vùng) kinh tế, phối hợp với nhiều ngân hàng để cùng cho vay một đối tượng (cho vay đồng tài trợ), cho vay hợp vốn…Đa dạng danh mục cho vay sẽ góp phần giảm thiểu RRTD. Ngân hàng có thể thực hiện đa dạng danh mục cho vay theo các hướng như: đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các loại bảo đảm.

Giám sát định kỳ danh mục cho vay nhằm hoàn thiện và thay đổi phù hợp với điều kiện

Định hướng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn và hiệu quả. Vốn cho vay phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề theo các giới hạn quy định, tránh tập trung tín dụng quá mức, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa RRTD.

Các giải pháp về phân tán rủi ro

Đa dạng hoá đối tượng đầu tư: Đây là biện pháp chủ yếu và chủ động nhất

của các NHTM trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng đã chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, tài trợ cho nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở nhiều địa bàn khác nhau

Cho vay đồng tài trợ: Trong thực tế có những doanh nghiệp có nhu cầu vay

vốn rất lớn và một ngân hàng không thể đáp ứng được đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

4.2.7.2. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng

Phái sinh tín dụng cho phép các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, các nỗ lực của các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực.

Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng.

Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng.

a. Hoán đổi tổng thu nhập (total return swaps)

Sự hoán đổi này trao đổi các khoản thanh toán của hai bên - các khoản thanh toán thực sự giữa hai bên bằng chênh lệch ròng của các khoản thanh toán tương ứng.

Người ta phải trả tổng thu nhập (total return payer) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ có nhiều rủi ro bằng tổng của dòng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Rủi ro của những khoản thu nhập này được đo bằng độ biến động của chúng. Các nhà quản lý RRTD rất quan tâm đến tỷ lệ vỡ nợ của các trái phiếu và những thay đổi về khả năng vỡ nợ của chúng trong tương lai thường đặc trưng bởi những thay đổi của mức độ tín nhiệm. Lãi suất của những khoản nợ có nhiều rủi ro thay đổi tương ứng với những thay đổi về khả năng vỡ nợ tăng lên khi khả năng thanh toán xấu đi.

Sơ đồ sau mô tả các luồng thanh toán đối với một hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập.

Sơ đồ 4.2. Hoán đổi tổng thu nhập

Bên đối tác trong hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập, người thụ hưởng tổng thu nhập (total return reciver), trả tiền dựa vào các khoản thu nhập của một trái phiếu không có rủi ro vỡ nợ (ví dụ: trái phiếu chính phủ) trừ đi khoản đền bù nhận được do phải chịu rủi ro của bên phải trả tổng thu nhập. Kết quả của sự hoán đổi này là người phải trả tổng thu nhập được hưởng dòng thu nhập từ trái phiếu không có rủi ro và người thụ hưởng tổng thu nhập được hưởng dòng thu nhập tương xứng với việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Việc hoán đổi các dòng thu nhập được thực hiện theo hợp đồng chứ không phải bằng cách trao đổi quyền sở hữu của các khoản nợ tương ứng.

Ngƣời phải trả tổng thu nhập

Ngƣời thụ hƣởng tổng thu nhập Tổng lợi tức của tài sản

Tỷ lệ tham chiếu + Mức chênh lệch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các khoản thanh toán hoàn trả nợ gốc thường được loại trừ trong hình thức hoán đổi này. Do đó, đối với những người phải trả tổng thu nhập, thì rủi ro giảm được chủ yếu là khoản tổn thất thu nhập do sự giáng cấp trong mức độ tín nhiệm, chứ không phải những khoản thu hồi được các khoản nợ mất khả năng thanh toán. Vì các công cụ quản lý rủi ro lãi suất là phổ biến, nên rủi ro lãi suất của khoản nợ đầy rủi ro trên được giả sử là được kiểm soát hoàn toàn.

Hoán đổi tổng thu nhập làm gia tăng tính chắc chắn của dòng tiền mặt. Chiến lược quản lý ngân hàng truyền thống cũng nhằm đạt mục tiêu này. Việc dự phòng vốn cho rủi ro tín dụng mà đầu tư một số tài sản có vào các chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ cũng đạt một giới hạn thấp hơn đối với các khoản tổn thất do vỡ nợ. Một sự khác biệt quan trọng là chiến lược dự phòng vốn trên duy trì một kho các tài sản có tính lỏng cao, trong khi chiến lược sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng cung cấp vừa đúng lúc các dòng tiền mặt khi các khoản tổn thất được phát hiện.

b. Hoán dổi tín dụng (Credit swaps)

So với hình thức hoán đổi tổng thu nhập, đặc điểm thanh toán bất ngờ của các hợp đồng hoán đổi tín dụng gần giống với những đặc điểm của các hợp đồng bảo hiểm.

Sơ đồ 4.3. Hoán đổi tín dụng

Sơ đồ trên cho thấy người phải trả cố định bảo hiểm đối với rủi ro tín dụng bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ % cố định của mệnh giá khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra, ví dụ như người vay vỡ nợ, người phải trả bất ngờ chi trả một khoản thanh toán để bù đắp cho phần tổn thất tín dụng đã được bảo hiểm. Ngược lại, người phải trả bất ngờ không phải trả khoản tiền nào cả.

Giả sử RRTD được xác định là vỡ nợ, một hợp đồng hoán đổi tín dụng có thể được hình thành như sau. Như trường hợp trước, giả sử khoản nợ có lãi suất thả nổi

X%/ Năm Người phải trả bất ngờ Người phải trả cố định Có rủi ro tín dụng Không có rủi ro tín dụng Thanh toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được xếp hạng tín dụng loại A trả 2% nhiều hơn so với tỷ lệ lãi suất tham chiếu, người nắm giữ khoản nợ này ký kết một hợp đồng hoán đổi tín dụng để bảo hiểm đối với rủi ro tổn thất tín dụng do người vay vỡ nợ. Người nắm giữ khoản này là một người phải trả cố định trong hợp đồng, trả 0,1% mỗi kỳ cho người phải trả bất ngờ. Nếu người vay bị vỡ nợ, người phải trả cố định nhận được một khoản thanh toán được xác định trước. Ngược lại người phải trả bất ngờ không phải trả một khoản nào hết. Khoản thanh toán này bù đắp khoản tổn thất phát sinh do người vay vỡ nợ. Các hợp đồng dẫn suất có thể được hình thành theo nhiều cách, ví dụ như thanh toán một khoản cố định khi người vay vỡ nợ hoặc khoản thanh toán tương đương với những khoản tổn thất.

Trong trường hợp hợp đồng hoán đổi tín dụng trả khoản chênh lệch giữa giá trị gốc và giá trị thu hồi của khoản tín dụng sau khi người vay vỡ nợ, hoán đổi tín dụng giới hạn tổn thất trong giá trị số tiền gốc của khoản tín dụng. Một chính sách đầu tư kết hợp các chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ với những khoản nợ đầy rủi ro có thể tái tạo ra phần giới hạn tổn thất thấp hơn.

c. Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Options)

Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút.

Sơ đồ 4.4. Hợp đồng quyền chọn tín dụng

Hợp đồng quyền chọn tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm.

Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ lo lắng về chất lượng một khoản cho vay 10 tỷ đồng mới thực hiện, ngân

Ngân hàng

Tổ chức kinh doanh hợp đồng

quyền tín dụng

Phí trả cho hợp đồng quyền chọn

Thực hiện thanh toán nếu chi phí tín dụng tăng quá mức thỏa thuận hay chất lượng tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàng có thể ký hợp đồng quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền chọn tín dụng. Hợp đồng này sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh toán. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch ngân hàng sẽ thu được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn tín dụng sẽ không được sử dụng. Như vậy, ngân hàng sẽ mất toàn bộ phí trả trên hợp đồng quyền.

Ngân hàng cũng được thực hiện các hợp đồng quyền chọn tương tự để bảo vệ danh mục đầu tư trong trường hợp những tổ chức phát hành không thể hoàn thành trách nhiệm thanh toán hoặc trong trường hợp giá trị thị trường của các chứng khoán giảm sút đáng kể do chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành thay đổi.

d. Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro

Một loại công cụ tín dụng phái sinh thông dụng khác là hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro. Những ngân hàng muốn ngăn chặn tổn thất do giá trị tài sản giảm thường sử dụng hợp đồng này. Thông qua những người môi giới, ngân hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay hay danh mục đầu tư.

Sơ đồ 4.5. Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt

Nam - Chi nhánh Phú Thọ (Bên thụ hưởng) Các khoản phí phải trả Ngân hàng B (ngân hàng đảm bảo)

Thanh toán nếu khoản cho vay không thể thu hồi

Vay vốn

Trả gốc & lãi

Khách hàng vay vốn

Nếu như khoản cho vay không thể thu hồi, Ngân hàng B sẽ thanh toán cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ phần giá trị tổn thất đối với khoản vay hoặc thanh toán theo một tỷ lệ giá trị nhất định của khoản cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ vừa thực hiện khoản cho vay với tổng trị giá 10 tỷ đồng phục vụ cho việc đầu tư dự án bất động sản. Do lo ngại khoản vay bất động sản này có vấn đề trong điều kiện nền kinh tế địa phương đang gặp khó khăn, ngân hàng quyết định mua một hợp đồng quyền bán để đề phòng khách hàng vay vốn không trả được nợ và do đó, với mỗi khoản cho vay không thể thu hồi, ngân hàng sẽ nhận được phần chênh lệch của 10 tỷ đồng trừ đi trị giá thanh lý của tài sản dùng làm vật thế chấp cho khoản vay. Ngân hàng cũng có thể tìm một số tổ chức đảm bảo thực hiện cho các khoản cho vay trong trường hợp không thể thu hồi vốn. Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ quyết định lập hợp đồng trao đổi tín dụng với Ngân hàng B đối với khoản cho vay xây dựng với thời hạn 5 năm trị giá 10 tỷ đồng. Theo Hợp đồng này Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ sẽ phải trả cho Ngân hàng B một khoản phí nhất định. Về phần mình Ngân hàng B sẽ cam kết thanh toán cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ một số tiền nhất định hay một tỷ lệ nhất định của khoản vay nếu như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ không thể thu hồi được nợ.

e. Mua bảo hiểm cho những khoản vay, dự án có mức độ rủi ro cao

Trên nguyên tắc chấp nhận rủi ro ở mức cho phép để mong muốn có thu nhập tối ưu trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng, xuất phát từ quan điểm : RRTD là hiện hữu khách quan vốn có, không thể loại bỏ hoàn toàn trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần có nhiều phương pháp quản lý RRTD mới, hiệu quả. Đối với những loại rủi ro không có khả năng điều tiết cần phải được chuyển, đẩy, san sẻ RRTD một cách hợp lý sang các công ty bảo hiểm.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ cần chủ động mua bảo hiểm để phòng ngừa, hạn chế những RRTD không có khả năng điều tiết như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với cho vay những phương án, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đồng thời mức độ mạo hiểm rủi ro cao hoặc có thời gian thu hồi vốn dài.

Đối với các loại tài sản bảo đảm tiền vay pháp luật không quy định bắt buộc đang ký quyền sở hữu.

Đối với các loại tài sản đảm bảo tiền vay dễ bị tác động của môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 109)