4. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước
Xây dựng và ban hành hệ thống pháp lý cho các hoạt động quyền chọn, các công ty mua bán nợ, các ngân hàng bảo lãnh, các công ty bảo lãnh.
Đối với các nước trên thế giới, việc sử dụng các công cụ quyền chọn, các công cụ của nghiệp vụ phái sinh, các hoạt động mua bán nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ hay các dịch vụ của công ty bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quản lý rủi ro ở các ngân hàng, các doanh nghiệp.
Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng.
Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp để NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Trong thời gian vừa qua, thông tin dữ liệu của trung tâm chưa cập nhật đôi khi còn chưa chính xác, thông tin về RRTD là những thông tin sau, vì thế nó chưa phát huy được tác dụng. Khắc phục vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa trong thu thập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin phân tích đa chiều dựa trên phần mềm, công nghệ hiện đại.
Nhận xét chƣơng 4
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý RRTD tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin… góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản lý rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của Chi nhánh cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác quản lý RRTD sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Quả trị RRTD là vấn đề đặc biệt quan tâm của các NHTM trên phạm vi toàn cầu. RRTD xảy ra có thể chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM nhưng cũng có thể làm sụt đổ bất cứ một nền kinh tế nào nếu hệ thống ngân hàng bị tổn thương. Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
1. Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý RRTD trong hoạt động tín dụng của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quả quản lý RRTD.
2. Luận văn cũng đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả quản lý RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ năm 2006, 2007, 2008, 2009 và năm 2010.
3. Phân tích thực trạng - đặc biệt là một số vấn đề tồn tại trong quản lý RRTD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ. Qua thực tế tại cơ sở và những nhận thức về quản lý RRTD, luận văn đã đưa ra số giải pháp có tính đồng bộ cũng như những kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, NHNN nhằm tạo ra môi trường cho vay thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.
Từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách khá xa, nên muốn đạt được hiệu quả cao trong việc quản lý RRTD, các ngân hàng phải vô cùng năng động trong việc áp dụng các chuẩn mực cũng như các bài học kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng thành công trên thế giới vào tình hình thực tế của ngân hàng mình. Điều này không phải dễ thực hiện một sớm một chiều tại các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGƯT TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.
3. Niên giám thống kê Phú Thọ năm 2008, năm 2009, năm 2010, năm 2011.
4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam, Báo cáo thường niên các năm
2008 - 2012.
5. Đào Hồng Hạnh, Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Quản trị rủi ro tín dụng tại
NHNN &PTNT Hà Nội”
6. Nguyễn Diệp Linh, Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp” (2005), Đại học Ngân Hàng.
7. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Đồng Nai”, Trường Đại học Lạc Hồng.
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011), Nghiệp vụ quản lý rủi ro
tín dụng.
9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú
Thọ, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2012.
10. Website của thượng viện Hoa Kỳ: http://www.senate.michigan.gov 11. Báo cáo thường niên của Scotia Group năm 2011, 2012
12. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
13. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản lý ngân hàng thương mại, Nhà xuất
bản Tài chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15. TS Hồ Diệu (2002), Quản lý ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
16. TS Ngô Hướng, TS Phan Đình Thế (2004), Giáo trình Quản lý ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
17. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Peter S.Rose (2004) Quản lý ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 19. TS Nguyễn Kim Anh (2007) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Ứng
dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI
I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT:
* Qui mô dư nợ tín dụng nơi bạn làm việc:
□ Dưới 100 tỷ đồng □ Từ 100 - 200 tỷ đồng □ Trên 200 tỷ đồng
* Độ tuổi của bạn:
□ Dưới 25 tuổi □ Từ 25 - 35 tuổi □ Trên 35 tuổi
* Số năm làm công tác tín dụng Ngân hàng:
□ Dưới 3 năm □ Từ 3 - 7 năm □ Trên 7 năm
* Bằng cấp chuyên môn của bạn:
□ Trung cấp □ Đại học □ Trên Đại học
II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI CẤP TIN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG
□ Thiếu thông tin về ngành nghề khách hàng đang kinh doanh □ Khó kiểm chứng các thông tin do khách hàng cung cấp □ Thiếu kinh nghiệm
□ Do chưa được đào tạo đầy đủ
□ Do quy trình nghiệp vụ và các cơ sở pháp lý chưa phù hợp □ Khối lượng công việc đang quá tải
□ Do các công cụ hỗ trợ (tin học) chưa đáp ứng nhu cầu quản lý □ Các khó khăn khác (nếu có)
...
...
...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG: (Xin vui lòng đánh giá
các nguyên nhân theo thứ tự: 1. Không xảy ra ; 2. Rất ít xảy ra ; 3.ít xảy ra; 4.
Thường xảy ra; 5. Rất phổ biến)
• Do Khủng hoảng lành tế, thiên tai, địch họa....