Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 46)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích

2.2.3.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ

liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết

định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tôi sử dụng phương pháp này thông qua các kỹ thuật này như sau:

 Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so

sánh dữ liệu.

 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

 Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Khi tạo các trị thống kê mô tả, mục đích cuả tôi nhằm đưa ra 2 mục tiêu:

- Chọn một giá trị thống kê để chỉ ra những đơn vị có vẻ giống nhau thực ra

có thể khác nhau thế nào. Mục tiêu này là thước đo khuynh hướng trung tâm.

- Chọn một giá trị thống kê khác cho thấy các đơn vị khác nhau thế nào. Mục tiêu này là đưa ra thước đo phân tán thống kê.

Khi tóm tắt một lượng như số lượng thẻ ATM đã phát hành, Số lượng tiền mặt thu chi, Kết quả kinh doanh của chi nhánh VietinBank Phú Thọ, dư nợ và nợ xấu của chi nhánh... Tôi dùng các trị số thống kê như số trung bình cộng, trung vị; hay trong trường hợp một phân bố đơn mốt tôi dùng mốt.

Các thước đo chung nhất về mức độ phân tán của dữ liệu lượng tôi là phương sai, giá trị căn bậc 2 của nó, tức là độ lệch chuẩn; khoảng; khoảng cách giữa các tứ phân vị; và độ lệch bình quân tuyệt đối.

2.2.3.2. Phân tổ thống kê

Một trong những phương pháp chủ chốt trong nghiên cứu số liệu thống kê, được sử dụng trong giai đoạn: tổng hợp và phân tích số liệu thống kê. Phân tổ thống kê căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có các mức độ hoặc đặc điểm khác nhau. Phân tổ thống kê là việc làm tất yếu để thực hiện các phương pháp tiếp theo, nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các bảng thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê. Chỉ sau khi đã phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các thành phần, mới có thể rút ra nhận xét đúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến có hai giới hạn: giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất để hình thành tổ đó, giới hạn trên là lượng biến nếu vượt quá nó thì chất đổi và hình thành một tổ mới. Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới gọi là khoảng cách tổ (h). Khoảng cách tổ không nhất thiết phải bằng nhau. Nếu phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau thì trị số khoảng cách tổ được xác định bởi công thức:

h = (Xmax - Xmin)/ n Xmax: Lượng biến lớn nhất

Xmin: Lượng biến nhỏ nhất n: Số tổ định chia

Ví dụ phân tổ Tổng hợp phân loại nợ năm 2008- 2012 ta có: a) Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. b) Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá xếp loại vào nhóm nợ cao hơn c) Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ do ngân hàng trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán (do khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ) quá hạn dưới 30 ngày;

- Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá xếp loại vào nhóm nợ cao hơn; d) Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến dưới 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đ) Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá xếp loại vào nhóm nợ cao hơn. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) : 0%;

- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) : 5%;

- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) : 20%;

- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) : 50%;

- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) : 100%.

2.2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng biến trong phân tích kinh tế. Trong quá tình nghiên cứu về công tác quản lý rủi ro tôi sử dụng phương pháp so sánh để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu (tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay, dư nợ, doanh số, kết quả kinh doanh....), rủi ro tín dụng, nợ xấu.

- Xác định gốc để so sánh

+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước.

+ Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước.

+ Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức thực tế với mức hợp đồng.

- Điều kiện so sánh các chỉ tiêu

+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.

- Mục tiêu so sánh

+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.

+ Mức biến động tuyệt đối: Được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.

+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của các chỉ tiêu phân tích.

- So sánh tuyệt đối: tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.

= Số kỳ phân tích - Số kỳ gốc

- So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với ngưỡng đã được xác định theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Số kỳ phân tích - số kỳ gốc t % = * 100% Số kỳ gốc Số kỳ phân tích Hoặc t % = *100% Số kỳ gốc - So sánh con số bình quân

+ Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sau: Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm của từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.

+ So sánh số bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình đầu tư phát triển, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

Tổng hợp thông tin từ các nguồn lấy số liệu để đưa ra bức tranh khái quát về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Chi nhánh Phú Thọ nói riêng.

Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu cũng như nhưng hạn chế và kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Phú Thọ thông qua các con số thực tế thu thập được.

2.2.3.5. Phương pháp đối chiếu

Phương pháp nghiên cứu nhờ so sánh mà vạch ra cái chung và cái đặc thù trong các hiện tượng lịch sử, trình độ phát triển và xu hướng phát triển của các hiện tượng ấy. Phương pháp đối chiếu (vạch ra bản tính của các khách thể khác loại); so sánh loại hình lịch sử (giải thích sự giống nhau của các hiện tượng khác nhau về nguồn gốc lịch sử); so sánh nguồn gốc phát sinh (giải thích sự giống nhau của các hiện tượng với tính cách là kết quả của sự tương tự về nguồn gốc phát sinh); so sánh trong đó ghi lại ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng khác nhau. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac đã sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các hình thái kinh tế - xã hội, các kiểu kiến trúc kinh tế và chính trị khác nhau của cùng một hình thái, các phong trào xã hội và các hệ tư tưởng.

Trong nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp đối chiếu nhằm mục đích đưa ra các mô hình lý thuyết về quản lý rủi ro và rủi ro tín dụng của các nhà kinh tế. Từ các lý thuyết mô hình được nêu ra ở chương 1 để đọc giả hiểu một cách toàn diện về rủi ro rín dụng và đưa ra thực trạng quản lý rủi ro tại Ngân hàng Công thương từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

2.2.3.6. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.

Tôi sử dụng phương pháp thực chất là đưa ra các câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng về vấn đề nghiên cứu để đưa ra nhận định chính xác cho vấn đề quản lý rủi ro tín dụng thực tế tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)