Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 94)

4. Kết cấu của luận văn

3.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng.

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, kinh tế của tỉnh còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, dân

số ít, các nghành kinh tế kém phát triển. Do vậy rất khó để có môi trường tốt cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đầu tư vốn và huy động vốn có hiệu quả.

Hai là, nền khách hàng mỏng và yếu, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn

khoảng 500 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, tình hình tài chính yếu, vốn chủ sở hữu thấp, trình độ tổ chức sản xuất và quản lý không cao. Vì thế việc lựa chọn khách hàng tốt trên địa bàn tỉnh để cho vay là khó.

Ba là, rủi ro ngành xây lắp, khai thác chế biến vật liệu xây dựng trong thời

gian qua: khách hàng của Chi nhánh phần lớn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng... Đây là lĩnh vực rủi ro nhiều doanh nghiệp bỏ thầu giá thấp để nhận công trình, chưa thực sự quan tâm đến nguồn vốn thanh toán, ứ đọng vốn. Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến vật liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng thời gian thực hiện các dự án thường là dài hạn trong khi “Giấy cấp phép khai thác” chỉ có thời hạn 3 năm, đây là một trong những trở ngại trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhiều đơn vị hết thời hạn cấp phép không xin được gia hạn hoặc giấy phép mới do vậy quá trình kinh doanh bị gián đoạn.

Bốn là, các chính sách, quy trình, quy định được đưa ra chưa đồng bộ, kịp

thời không tạo được sự nhận thức có hệ thống trong công tác quản lý điều hành nói chung và quản lý RRTD nói riêng.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, việc thực hiện các quy định, quy trình thủ tục, văn bản hướng dẫn về

hoạt động tín dụng của NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và các văn bản của các bộ ngành có liên quan chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hai là, việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, dự án vay

vốn chưa được chuyên sâu, chất lượng chưa cao: Phân tích khách hàng, tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn, thẩm định dự án còn sơ sài: thực hiện kiểm tra giám sát vốn vay tài sản đảm bảo nợ vay, chưa thường xuyên và chưa hiệu quả.

Ba là, trong chiến lược, kế hoạch tại Chi nhánh đã quan tâm và đặt lên hàng

đầu công tác thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng nhưng những giải pháp đưa ra còn ít, tính khả thi thấp.

Bốn là, chưa xây dựng được một danh mục tín dụng rõ ràng, chưa có sự đánh

giá cụ thể về ngành, lĩnh vực kinh doanh một cách cụ thể.

Năm là, chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, tín dụng

còn nhiều bất cập, lúng túng trong việc xây dựng và hoạch định kế hoạch, phương án thu hồi nợ xấu, việc đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi lần xử lý nợ xấu còn ít, tuy đã thành lập tổ thu hồi và xử lý nợ xấu nhưng hoạt động chưa bài bản và đem lại hiệu quả không cao.

Sáu là, hệ thống thu nhập thông tin đa chiều giúp cho quá trình quản lý chưa

có, mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin từ phía khách hàng, tuy đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng kết quả mang lại đối với hoạt động quản lý chưa nhiều, hệ thống các công cụ phân tích đánh giá, dự báo RRTD chưa có.

Bảy là, hệ thống giải pháp, biện pháp phòng ngừa, xử lý RRTD tại Chi nhánh

chưa có sự nghiên cứu, sử dụng các biện pháp nhằm chuyển giao rủi ro như: Mua bảo hiểm, sử dụng các nghiệp vụ phái sinh hay chứng khoán hóa các khoản nợ.

Nhận xét chƣơng 3

Trong chương 3 luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ cũng như thực trạng quản lý RRTD và hiệu quả quản lý RRTD, trên cơ sở lý luận đã phân tích trong chương 1; Những mặt làm được, những tồn tại cũng như nguyên nhân của sự tồn tại trong hoạt động quản lý RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÖ THỌ

4.1. Quan điểm định hƣớng phát triển kinh tế của Phú Thọ và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

4.1.1. Căn cứ định hướng

- Căn cứ vào quyết định số: 99/2008/QĐ-TTg , ngày 14 tháng 07 năm 2008

của Thủ Tướng Chính phủ về việc: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

- Căn cứ vào quyết định số 493/2005/QD-NHNN về việc “phân loại nợ,lập

trích và dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”.

- Quy định tại điều 7, Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước về định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

- Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 06/09/2005 về “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Căn cứ vào định hướng của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công thương chi nhánh Phú Thọ,

- Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu đề tài

4.1.2. Những định hướng cụ thể nhằm phát triển kinh tế của Phú Thọ và định hướng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công hướng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

 Định hướng phát triển kinh tế của Phú Thọ

Mục tiêu tổng quát giai đoạn năm 2008-2020: Ra sức phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ thu hút, khai thác tốt các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

toàn diện vững chắc. Tận dụng mọi cơ hội khai thác thị trường, hòa nhịp vào quá trình phát triển của vùng trung du, miền núi. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh ổn định, vững chắc. Kết hợp hài hòa mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

Phương hướng mục tiêu trong giai đoạn năm (2008-2020): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời ưu tiên phát triển công nghiệp - xây dựng, xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả. Tiếp tục sắp xếp và đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Củng cố tăng cường công tác quản lý các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã. Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển cho các năm tiếp theo. Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, giáo dục-đào tạo, coi trọng phát huy nguồn lực con người, cải thiện đời sống nhân dân.

Công tác ngân hàng: Tiếp tục, mở rộng mạng lưới hoạt đông ngân hàng xuống các vùng nông thôn, miền núi đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu huy động vốn tại chỗ tăng bình quân 10%/năm, tổng dư nợ tín dụng tăng bình quân 10-12%/năm. Tiếp tục chấn hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo an toàn hiệu quả, đẩy mạnh họat động ngân quỹ hỗ trợ phát triển để thúc đẩy đầu tư thông qua các hình thức: Cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất đầu tư và bảo lãnh đầu tư.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần: Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành sắp xếp và đổi mới các DNNN. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, mở rộng các loại hình kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân theo luật doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích kinh tế hộ phát triển. Đa dạng loại hình hợp tác xã liên kết: Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ - Vận tải; giữa doanh nghiệp và kinh tế hộ, giữa hợp tác xã và chủ trang trại. Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và kinh tế tư nhân phát triển, có cơ chế khuyến khích về vốn, công nghệ, thị trường, tăng cường quản lý doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Định hướng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Định hướng chung

Phương châm hoạt động : "An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng

bền vững."

- Đẩy mạnh và tập trung hoàn thiện căn bản hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ là cơ sở tập trung chỉ đạo nâng cao toàn diện chất lượng các mặt hoạt động kinh doanh.

- Đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện trên nền tảng bền vững, tập trung đầu tư đồng bộ tạo sự bứt phá phát triển dịch vụ, lấy công nghệ là cốt lõi tạo đà phát triển hoạt động dịch vụ, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng, đa dạng sản phẩm và tiện ích.

- Thực hiện tiết kiệm, đẩy lùi lãng phí nâng cao hiệu quả kinh doanh và dồn lực trích dự phòng rủi ro, chỉ đạo phân loại nợ xấu trung thực, chính xác, tập trung quyết liệt xử lý cơ bản nợ xấu thương mại.

- Hoạt động tuân thủ pháp luật, tiếp cận áp dụng thông lệ chuẩn mực ương phân tích đánh giá hoạt động đáp ứng an toàn hệ thống theo quy định.

b. Định hướng về quản lý rủi ro tín dụng

Một là, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi, trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, rủi ro nhiều hơn, vì vậy Chi nhánh cần xác định hoạt động quản lý rủi ro, nhất là quản lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh là trọng tâm của mọi hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh.

Hai là, mọi quyết định trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyết định về

cấp tín dụng của Chi nhánh phải triệt để tuân thủ nguyên tắc phải đánh giá được rủi ro và phải xác định rõ quan hệ rủi ro - lợi ích, bảo đảm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở hạn mức rủi ro đã được phê duyệt.

Ba là, giám sát, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh phải tiến hành theo

nguyên tắc quản lý giám sát độc lập với hoạt động tác nghiệp của các phòng tín dụng khách hàng, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành tại Chi nhánh với sự phân công

nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ phận từ Chi nhánh cho tới các phòng giao dịch sao cho rõ ràng, cụ thể; đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, vừa phát huy được thế mạnh của các phòng giao dịch, vừa tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo.

Năm là, nghiên cứu và áp dụng những nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban

BASEL và những thông lệ quốc tế tốt nhất, đặt ra bước đi nhanh và phù hợp với điều kiện hoạt động quản lý rủi ro của Chi nhánh.

Sáu là, áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hướng theo tiêu chuẩn quốc

tế, xây dựng mô hình dự đoán rủi ro phù hợp, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác nguyên nhân.

Bảy là, thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, thực hiện phân tích, đánh giá

tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng thường xuyên và định kì; thực hiện phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

4.1.3. Các chỉ tiêu dự kiến

 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Phú thọ đến năm 2020:

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Phú thọ đến năm 2020

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trƣởng dự kiến hàng năm

1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) Tăng 15%

2. Thu nhập bình quân đầu người

đến năm 2020 Triệu đồng/năm

3.Giá trị sản xuất nông nghiệp Tăng 7%/năm

4.Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp Tăng 25%/năm

5. Doanh số thương mại và dịch vụ Tăng 20%/năm

6. Giá trị kim ngạch xuất khẩu Tăng 10%/năm

7.Tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Tăng 8%/năm

(Nguồn: Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2012” của UBND tỉnh Phú Thọ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020, tỷ trọng cơ cấu kinh tế như sau:

- Nông nghiệp: 19%;

- Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 45%; - Dịch vụ: 35%;

 Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, định hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đến năm 2015 như sau:

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kế hoạch động của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đến năm 2015

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trƣởng dự kiến hàng năm

a. Tổng dư nợ 15-20%

b. Tổng nguồn vốn 15-20%

c. Chệnh lệch thu chi Tăng 5%

d. Nợ quá hạn dưới < 2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ năm 2012)

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các hình thức tín dụng, xác định thị trường công nghiệp. Coi trọng việc đầu tư các dự án lớn, các dự án đồng tài trợ, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm.

Tăng cường tiếp thị các họat động Marketing, phát triển và giữ vững khách hàng có tín nhiệm, quan hệ lâu dài với ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng phải thực sự có tính cạnh tranh, cải tiến phong cách, lề lối phục vụ tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.

Mở rộng hoạt động đối với khách hàng thuộc các vùng nông nghiệp nông thôn, vùng nghề, làng nghề, các khu công nghiệp mới các hộ kinh doanh.

Nguồn vốn kinh doanh, Chi nhánh xác định chủ yếu là vốn tự huy động trên địa bàn.

Mở rộng kinh doanh đa năng như kinh doanh hối đoái, chi trả kiều hối, dịch vụ thanh toán thẻ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 94)