Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 67)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng

3.3.1.1. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động tín dụng

Những năm gần đây dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ có sự tăng trưởng nhanh. Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhưng năm tiếp theo. Trong những năm qua công tác cho vay đã bộc lộ rõ những yếu kém cũng như những bất cập trong hoạt động cho vay và kiểm soát rủi ro. Bảng 3.4 dưới đây phản ánh diễn biến nợ xấu của Chi nhánh qua các năm.

Bảng 3.6. Dƣ nợ và nợ xấu

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ 1.206.653 1.370.949 1.567.609 1.796.083 2.072.604

Trong đó nợ xấu 37.406 39.758 65.840 72.741 93.889

Tăng, giảm nợ xấu - 2.351 26.082 6.902 21.148

Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ 3,1% 2,9% 4,2% 4,05% 4,53%

Tăng, giảm tỷ lệ Nợ

xấu/ Nợ xấu (%) - 5,91 39,61 9,49 22,52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ tăng cả về số tuyệt đối và tương đối, năm 2008 nợ xấu là 37.406 triệu đồng thì đến năm 2012 nợ xấu đã tăng lên đến con số là 93.889 triệu đồng, nợ xấu phát sinh chủ yếu đối với nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng,… Tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân giai đoạn 2008-1012 là 26%. Nợ xấu tăng nhanh thể hiện chất lượng tín dụng của Chi nhánh có xu hướng giảm sút, so sánh với tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thì trong các năm gần đây, thì tỷ lệ này của Chi nhánh cao hơn mức chung của toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu không đạt yêu cầu mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra (yêu cầu tỷ trọng nợ quá hạn mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đặt ra với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ là dưới 3%), diễn biến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ và toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thể hiện bằng đồ thị sau:

Đồ thị 3.3. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh và của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua các số liệu của bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm trong khi tỷ lệ nợ xấu của của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ lại có xu hướng gia tăng, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là 4,53% cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 1,46%, thực trạng này đòi hỏi Chi nhánh cần sớm nhận thức được mức độ rủi ro và chủ động tích cực trong việc kiểm soát RRTD.

3.3.1.2. Phân tích rủi ro tính dụng theo thời hạn cho vay

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ luôn ở mức trên 70% trong tổng dư nợ, giai đoạn năm 2008-2012 do lãi suất huy động biến động liên tục, nguồn vốn huy động được chủ yếu là nguồn ngắn hạn, việc tăng trưởng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là cần thiết. Bảng số liệu dưới đây phản ánh dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn.

Bảng 3.7: Rủi ro tín dụng phân theo thời hạn cho vay

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1. Dƣ nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn 953.440 1.041.837 1.076.265 1.397.739 1.805.910 Tỷ trọng nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ (%) 76,53 78,18 79,50 83,95 87,13

Nợ xấu đối với cho vay

ngắn hạn 7.572 9.968 20.937 30.155 42.439

Tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn

hạn (%) 0,82 0,93 1,68 2,00 2,35

2. Dƣ nợ trung dài hạn

Dư nợ trung dài hạn 283.213

299.11 2 321.34 4 288.344 266.694 Tỷ trọng nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ (%) 23,47 21,82 20,50 16,05 12,87

Nợ xấu đối với cho vay

trung dài hạn 29.834 29.789 44.902 42.587 51.450

Tỷ lệ nợ xấu cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong giai đoạn năm 2008-2012 có xu hướng giảm, năm 2008 dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ chiếm tỷ trọng 23,47%, năm 2012 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ là 12,87%. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm mạnh, nợ xấu phát sinh từ các khoản cho vay trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, điều này cho thấy các khoản vay trung dài hạn luôn chứa đựng nhiều rủi ro Chi nhánh đã nhận thức rõ điều này, trong những năm gần đây đã tìm cách giảm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đồng thời tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn.

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng nợ xấu đối với cho vay trung dài hạn có sự gia tăng, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản tín dụng trung hạn là 19,29% trong khi tỷ lệ nợ xấu đối với khoản vay ngắn hạn là 2,35%.

3.3.1.3. Phân tích rủi ro tín dụng theo vùng địa lý

Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố Việt Trì, chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng dư nợ. Số liệu về dư nợ và rủi ro tín dụng phân theo vùng địa lý thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 3.8: Nợ xấu phân theo khu vực địa lý

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1. Dƣ nợ khu vực thành phố 1.092.021 1.069.340 1.379.495 1.594.921 1.794.875 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 90,50% 78,00% 88,00% 88,80% 86,60% Trong đó nợ xấu 33.634 23.419 57.939 64.754 81.667 Tỷ lệ nợ xấu 3,08% 2,19% 4,20% 4,06% 4,55% 2. Dƣ nợ khu vực nông thôn 114.632 301.609 188.113 201.161 277.729 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 9,50% 22,00% 12,00% 11,20% 13,40% Trong đó nợ xấu 3.772 16.339 7.901 7.987 12.222 Tỷ lệ nợ xấu 3,29% 5,42% 4,20% 3,97% 4,40%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu là khu vực thành phố Việt Trì (Khu công nghiệp Thụy Vân - thành phố Việt Trì). Do tập trung cho vay quá lớn vào vào khu vực thành phố Việt Trì đã làm mất đi cơ hội phân tán rủi ro - vi phạm một trong những nguyên tắc trong hoạt động quản lý RRTD.

Tỷ lệ nợ xấu khu vực thành phố phát sinh chủ yếu vào các năm 2010 là 4,2% và năm 2012 là 4,55%, việc quá tập trung tăng trưởng tín dụng tại khu vực thành phố Việt Trì đã làm tăng tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.3.1.4. Phân tích rủi ro tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay

Trong những năm gần đây, do sức ép tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh đã thực hiện cho vay ồ ạt, các nguyên tắc đảm bảo cho các khoản vay hầu hết không được chú ý, công tác thẩm định khoản vay cũng như giám sát sau khi giải ngân nới lỏng.

Tỷ lệ cho vay có không có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng tăng trong những năm gần đây, dư nợ tăng mạnh trong lĩnh vực xây dựng, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng… đây là các ngành hàng dễ gặp khó khăn khi thị trường có sự biến động, khả năng tiềm ẩn rủi ro là cao.

Số liệu bảng sau phản ánh rủi ro tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay:

Bảng 3.9: Nợ xấu phân theo hình thức bảo đảm tiền vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Dƣ nợ không có bảo đảm bằng

tài sản 279.340 254.997 50.163 118.541 414.521

Tỷ trọng cho vay không có TSBĐ 23,15% 18,60% 3,20% 6,60% 20,00%

Trong đó nợ xấu 7.486 7.752 11.191 20.365 23.462

Tỷ trọng nợ xấu 2,68% 3,04% 22,31% 17,18% 5,66%

2. Dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản 927.313 1.115.952 1.517.446 1.677.542 1.658.083

Tỷ trọng cho vay không có TSBĐ 76,85% 81,40% 96,80% 93,40% 80,00%

Trong đó nợ xấu 29.952 32.028 54.628 52.339 70.469

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Trong giai đoạn năm 2009-2012 Chi nhánh đã nhìn nhận đánh giá mức độ rủi ro đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm ở mức cao và đã cố gắng giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm, năm 2010 tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo là 3,2%/tổng dư nợ. Năm 2012 trước sức ép chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh đã phải chấp nhận mở rộng tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm, trong điều kiện nền kinh tế đang suy thoái, các chỉ số kinh tế vĩ mô không ổn định, việc mở rộng tín dụng không có tài sản bảo đảm đã làm tăng nguy cơ RRTD cho những năm tiếp theo.

Từ số liệu trên cho thấy giai đoạn năm 2008 -2012 tỷ trọng nợ xấu phát sinh từ những khoản tín dụng không có tài sản bảo đảm luôn lớn hơn tỷ trọng những khoản tín dụng có tài sản bảo đảm. Nợ xấu phát sinh đối với cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2011 là 17,18%, năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 5,66%.

Đối với các khoản cho vay có tài sản bảo đảm thì chất lượng của các tài sản bảo đảm cũng chưa được quan tâm như tính thanh khoản của các khoản bảo đảm, tài sản bảo đảm không được định giá một cách thường xuyên. Tài sản bảo đảm tiền vay là nhà xưởng, máy móc thiết bị, các quyền đòi nợ… tính pháp lý chưa rõ ràng.

3.3.1.5. Phân tích rủi ro tín dụng qua số dư nợ theo dõi ngoại bảng

Chi nhánh hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản cam kết ngoại bảng) vào các nhóm nợ theo Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 06/09/2005 về “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Quyết định số 296/ QĐ- HĐQT-NHCT37 ngày 01/08/2008 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37”.

Theo đó, các khoản cam kết ngoại bảng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác.

Bảng 3.10: Nợ xấu theo dõi ngoại bảng

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Dư nợ theo dõi ngoại bảng 100.500 150.000 170.000 180.520 205.100

2. Nợ xấu theo dõi ngoại bảng 300 350 420 365 380

3. Tỷ lệ nợ xấu ngoại bảng (%) 0,30% 0,23% 0,25% 0,20% 0,19%

4. Trích lập dự phòng rủi ro

theo dõi ở ngoại bảng 1.100 1.251 1.350 1.575 1.650

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Nhìn vào bảng tổng kết thực trạng nợ xấu theo dõi ngoại bảng cho thấy hoạt động tín dụng ngoại bảng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn năm 2008-2012 có sự tăng trưởng, năm 2008 dư nợ theo dõi ngoại bảng là 100.500 triệu đồng, năm 2012 dư nợ theo dõi ngoại bảng là 205.100 triệu đồng, tỷ trọng nợ xấu theo dõi ngoại bảng giảm qua các năm, tỷ lệ nợ xấu theo dõi ở ngoại bảng năm 2008 là 0,30%, năm 2012 giảm xuống còn 0,19%, điều này cho thấy hoạt động quản lý rủi ro ngoại bảng đã cải thiện hơn.

Như vậy, qua phân tích hàng loạt các số liệu để làm rõ những rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh có thể tổng kết lại những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng như sau.

3.3.1.6. Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh

doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/ khoản vay có các đặc điểm như sau:

Cho vay HMTD nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh bất động sản), sử dụng nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với thời gian trích khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải sử dụng nguồn ngắn hạn lưu động để trả nợ trung dài hạn.

Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Hai là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, thường xảy ra ở các

khoản vay có đặc điểm:

Đầu tư công nghệ với thời gian dài hơn vòng đời thực tế, có trường hợp thời gian cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòng đời thực tế là dưới 5 năm.

Đầu tư sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có…

Thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm/chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng.

Ba là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra đối

với các khoản vay sau:

Khi cho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động.

Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết do năng lực kém, nội bộ mâu thuẫn - các công ty cổ phần.

Khách hàng có hệ số nợ vay/vốn tự có rất cao từ 4 -5 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dùng tài sản là bất động sản, chứng khoán thế chấp vay với mục đích khác nhau mà ngân hàng không kiểm soát được.

Cho vay với nguồn trả nợ dựa quá nhiều vào giá trị tài sản thế chấp.

Cá nhân vay giá trị lớn (hàng chục tỷ đồng) với mục đích mua nhà, bất động sản (không phải là trường hợp cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất, kinh doanh hàng hóa thông thường).

Năm là, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh nghiệp

thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn.

Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 67)