4. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Những định hướng cụ thể nhằm phát triển kinh tế của Phú Thọ và định
hướng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
Định hướng phát triển kinh tế của Phú Thọ
Mục tiêu tổng quát giai đoạn năm 2008-2020: Ra sức phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ thu hút, khai thác tốt các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
toàn diện vững chắc. Tận dụng mọi cơ hội khai thác thị trường, hòa nhịp vào quá trình phát triển của vùng trung du, miền núi. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh ổn định, vững chắc. Kết hợp hài hòa mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
Phương hướng mục tiêu trong giai đoạn năm (2008-2020): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời ưu tiên phát triển công nghiệp - xây dựng, xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả. Tiếp tục sắp xếp và đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Củng cố tăng cường công tác quản lý các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã. Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển cho các năm tiếp theo. Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, giáo dục-đào tạo, coi trọng phát huy nguồn lực con người, cải thiện đời sống nhân dân.
Công tác ngân hàng: Tiếp tục, mở rộng mạng lưới hoạt đông ngân hàng xuống các vùng nông thôn, miền núi đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu huy động vốn tại chỗ tăng bình quân 10%/năm, tổng dư nợ tín dụng tăng bình quân 10-12%/năm. Tiếp tục chấn hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo an toàn hiệu quả, đẩy mạnh họat động ngân quỹ hỗ trợ phát triển để thúc đẩy đầu tư thông qua các hình thức: Cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất đầu tư và bảo lãnh đầu tư.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần: Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành sắp xếp và đổi mới các DNNN. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, mở rộng các loại hình kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân theo luật doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích kinh tế hộ phát triển. Đa dạng loại hình hợp tác xã liên kết: Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ - Vận tải; giữa doanh nghiệp và kinh tế hộ, giữa hợp tác xã và chủ trang trại. Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và kinh tế tư nhân phát triển, có cơ chế khuyến khích về vốn, công nghệ, thị trường, tăng cường quản lý doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Định hướng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
Định hướng chung
Phương châm hoạt động : "An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng
bền vững."
- Đẩy mạnh và tập trung hoàn thiện căn bản hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ là cơ sở tập trung chỉ đạo nâng cao toàn diện chất lượng các mặt hoạt động kinh doanh.
- Đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện trên nền tảng bền vững, tập trung đầu tư đồng bộ tạo sự bứt phá phát triển dịch vụ, lấy công nghệ là cốt lõi tạo đà phát triển hoạt động dịch vụ, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng, đa dạng sản phẩm và tiện ích.
- Thực hiện tiết kiệm, đẩy lùi lãng phí nâng cao hiệu quả kinh doanh và dồn lực trích dự phòng rủi ro, chỉ đạo phân loại nợ xấu trung thực, chính xác, tập trung quyết liệt xử lý cơ bản nợ xấu thương mại.
- Hoạt động tuân thủ pháp luật, tiếp cận áp dụng thông lệ chuẩn mực ương phân tích đánh giá hoạt động đáp ứng an toàn hệ thống theo quy định.
b. Định hướng về quản lý rủi ro tín dụng
Một là, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi, trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, rủi ro nhiều hơn, vì vậy Chi nhánh cần xác định hoạt động quản lý rủi ro, nhất là quản lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh là trọng tâm của mọi hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh.
Hai là, mọi quyết định trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyết định về
cấp tín dụng của Chi nhánh phải triệt để tuân thủ nguyên tắc phải đánh giá được rủi ro và phải xác định rõ quan hệ rủi ro - lợi ích, bảo đảm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở hạn mức rủi ro đã được phê duyệt.
Ba là, giám sát, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh phải tiến hành theo
nguyên tắc quản lý giám sát độc lập với hoạt động tác nghiệp của các phòng tín dụng khách hàng, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành tại Chi nhánh với sự phân công
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ phận từ Chi nhánh cho tới các phòng giao dịch sao cho rõ ràng, cụ thể; đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, vừa phát huy được thế mạnh của các phòng giao dịch, vừa tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo.
Năm là, nghiên cứu và áp dụng những nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban
BASEL và những thông lệ quốc tế tốt nhất, đặt ra bước đi nhanh và phù hợp với điều kiện hoạt động quản lý rủi ro của Chi nhánh.
Sáu là, áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hướng theo tiêu chuẩn quốc
tế, xây dựng mô hình dự đoán rủi ro phù hợp, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác nguyên nhân.
Bảy là, thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, thực hiện phân tích, đánh giá
tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng thường xuyên và định kì; thực hiện phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
4.1.3. Các chỉ tiêu dự kiến
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Phú thọ đến năm 2020:
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Phú thọ đến năm 2020
Chỉ tiêu Tốc độ tăng trƣởng dự kiến hàng năm
1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) Tăng 15%
2. Thu nhập bình quân đầu người
đến năm 2020 Triệu đồng/năm
3.Giá trị sản xuất nông nghiệp Tăng 7%/năm
4.Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp Tăng 25%/năm
5. Doanh số thương mại và dịch vụ Tăng 20%/năm
6. Giá trị kim ngạch xuất khẩu Tăng 10%/năm
7.Tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Tăng 8%/năm
(Nguồn: Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2012” của UBND tỉnh Phú Thọ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020, tỷ trọng cơ cấu kinh tế như sau:
- Nông nghiệp: 19%;
- Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 45%; - Dịch vụ: 35%;
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, định hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đến năm 2015 như sau:
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kế hoạch động của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đến năm 2015
Chỉ tiêu Tốc độ tăng trƣởng dự kiến hàng năm
a. Tổng dư nợ 15-20%
b. Tổng nguồn vốn 15-20%
c. Chệnh lệch thu chi Tăng 5%
d. Nợ quá hạn dưới < 2%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ năm 2012)
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các hình thức tín dụng, xác định thị trường công nghiệp. Coi trọng việc đầu tư các dự án lớn, các dự án đồng tài trợ, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm.
Tăng cường tiếp thị các họat động Marketing, phát triển và giữ vững khách hàng có tín nhiệm, quan hệ lâu dài với ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng phải thực sự có tính cạnh tranh, cải tiến phong cách, lề lối phục vụ tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.
Mở rộng hoạt động đối với khách hàng thuộc các vùng nông nghiệp nông thôn, vùng nghề, làng nghề, các khu công nghiệp mới các hộ kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh, Chi nhánh xác định chủ yếu là vốn tự huy động trên địa bàn.
Mở rộng kinh doanh đa năng như kinh doanh hối đoái, chi trả kiều hối, dịch vụ thanh toán thẻ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, khắc phục những tồn tại. Tích cực đào tạo và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với đòi hỏi trong tình hình kinh doanh có nhiều biến đổi, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ.
Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất - trụ sở giao dịch. Nâng cao vị thế và thương hiệu Vietinbank trên cơ sở vật chất - trụ sở giao dịch. Nâng cao vị thế và thương hiệu Vietinbank trên địa bàn.