Kinh nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 39)

4. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nova Scotia - Canada

Mô hình quản lý RRTD ở từng ngân hàng sẽ không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng v.v. Nhằm hướng tới một mô hình chuẩn, hiệu quả, có thể xem xét mô hình quản lý rủi ro của Ngân hàng Nova Scotia - Canada (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã có đoàn công tác tìm hiểu, học hỏi tại

ngân hàng vào tháng 4/2009) hiện là ngân hàng đầu của Canada về hiệu quả trong

quản lý rủi ro nói chung, RRTD nói riêng, được Fitch xếp hạng AA-, Standar & Poor’s xếp hạng AA- và Moody’s xếp hạng Aa1. Bảng 1.2 trình bày kết quả đánh giá chất lượng tài sản tín dụng trong giai đoạn 20011-2012 của Scotia Group.

Bảng 1.2. Chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng Scotia Group

Xếp loại Loại xếp theo hạng nội bộ của Scotia*

Cơ cấu danh mục tín dụng (%) 2007 2008

1. Loại đầu tư 2. Loại đầu cơ 3. Loại có vấn đề 1-10 11-17 18-12 49,6 46,5 48,1 51,7 2,3 1,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ghi chú: (*) Scotia có hệ thống xếp hạng nội bộ chia khách hàng thành 22 hạng rủi ro (hạng 1 là rủi ro thấp nhất). Các khách hàng từ hạng 18 trở xuống 22 được coi là khách hàng có vấn đề (có nợ xấu).

Nhìn chung, mô hình quản lý rủi ro tín dụng mà Nova Scotia đang áp dụng

có một số nét chính như sau:

Về cơ cấu tổ chức: có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản lý rủi ro và

kinh doanh, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro được nhận biết và quản lý một cách hiệu quả. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận nằm trong mảng quản lý rủi ro nói chung. Hệ thống quản lý rủi ro được tách bạch độc lập với bộ phận khách hàng và báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cũng được tổ chức một cách tách bạch giữa bộ phận xây dựng chính sách với bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận xây dựng mô hình.

Bộ phận quản lý rủi ro được phân cấp theo ngành dọc xuyên suốt từ Hội sở chính xuống các trung tâm và chi nhánh. Các trung tâm lớn được phân bố theo khu vực địa lý hoạt động của ngân hàng, mỗi trung tâm trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến quản lý rủi ro đối với các chi nhánh trong khu vực và báo cáo trực tiếp lên hội sở chính.

Về thẩm quyền, bộ phận quản lý rủi ro là bộ phận cấp hạn mức, mức tại chi

nhánh là thấp nhất thường chỉ được giải quyết trực tiếp đối với khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng. Vượt mức chi nhánh, quản lý rủi ro chi nhánh trình lên quản lý rủi ro khu vực và cuối cùng vượt mức khu vực, quản lý rủi ro khu vực sẽ đệ trình lên quản lý rủi ro hội sở chính.

Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Ngân hàng này quy định mọi cấp hội đồng tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro. Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm 1/2 thành viên hội đồng tín dụng, Chủ tịch hội đồng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến của thành viên rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn. Chẳng hạn, trong trường hợp có sự bất đồng với tỷ lệ 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.

Đối với khoản vay từ chối thì phải được quyết định ít nhất bởi hai cấp của bộ phận quản lý rủi ro, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về kỹ thuật, ngân hàng này có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều phương

pháp định lượng, song vẫn kết hợp với các nhận định, đánh giá định tính. Đối với cho vay khách hàng cá nhân, ngân hàng chủ yếu sử dụng mô hình chấm điểm để xếp hạng và cấp giới hạn.

Về hệ thống giới hạn/hạn mức tín dụng, có nhiều loại giới hạn được sử

dụng. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng thiết lập một hạn mức rủi ro tín dụng tổng thể, dưới mức rủi ro tổng thể này, có các hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch như cho vay, bảo lãnh, L/C v.v... Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: Mọi hạn mức/giới hạn sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng tổng; nhưng tổng các hạn mức/giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.

1.3.2.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Mặc dù, có bề dày hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các

khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok bank và Siam comercial bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikorn bank lại được tổng kết như sau: tiếp xúc khách hàng/ phân tích tín dụng/ thẩm định tín dụng/ đánh giá rủi ro/ quyết định cho vay/ thủ tục giấy tờ hợp đồng/ đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng.

Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (2010 - 2012). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách/hiệu quả kinh doanh/ mục đích vay/dòng tiền và khả năng trả nợ/khả năng kiểm soát vay/năng lực quản lý và điều hành/thực trạng tài chính...

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho

vay. Điển hình cho hình thức này là Siam City Bank hay Kasikorn Bank.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc

quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản lý. Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm; = 100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; = 3 tỷ Baht phải do HĐQT quyết định.

Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc

kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)