Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 76)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đưa ra chính sách quản lý RRTD ban hành vào cuối năm 2004. Các nguyên tắc chung của chính sách này bao gồm: đa dạng hoá danh mục đầu tư, quá trình xem xét và phê chuẩn đa cấp, quy trình giám sát thường xuyên và kiểm soát hạn mức tín dụng.

Chức năng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam do các Phòng Chế độ tín dụng và đầu tư, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư, và Phòng Quản lý nợ có vấn đề, Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO cùng phối hợp đảm trách. Thêm vào đó, Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ tiến hành các đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất đối với các hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công thương Việt Nam để đảm bảo các hoạt động này phù hợp với các hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và các quy định của pháp luật.

Cơ cấu bộ máy tổ chức trong quản lý tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được bố trí thành 3 cấp: Hội sở chính, Sở giao dịch và Các chi nhánh; trong mỗi cấp có 4 nhóm tham gia vào quy trình quản lý tín dụng, gồm: Hội đồng tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc chi nhánh), Các phòng nghiệp vụ, Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập. Với bộ máy quản lý tín dụng được phân cấp cụ thể, nếu phát huy tốt vai trò trách nhiệm của bộ máy và đảm bảo tính khách quan độc lập trong quá trình xét cấp tín dụng, quản lý thu hồi nợ, xử lý nợ…thì bộ máy tổ chức về quản lý tín dụng hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đáp ứng được mức trung bình so với yêu cầu thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể nó bảo đảm sự phân tách độc lập giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.

Hội đồng quản lý đảm trách nhiệm vụ hoạch định chiến lược kinh doanh tín dụng; người ban hành cơ chế, quy chế liên quan đến tín dụng; phê duyệt hạn mức kiểm soát RRTD; bổ nhiệm một số vị trí chủ chốt trong bộ máy quản lý tín dụng theo điều lệ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

3.3.2.1. Cơ chế chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ là thành viên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam do vậy mọi hoạt động liên quan đến quản lý RRTD cũng được áp dụng theo những quy định chung của toàn hệ thống. Căn cứ vào kế hoạch phát triển đến năm 2015; chiến lược phát triển 2010 -2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Nhận thức rõ được vai trò của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thực tiễn hoạt động tín dụng luôn song hành cùng với các rủi ro, RRTD của toàn hệ thống chưa được kiểm soát một cách hiệu quả chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả. Đây vừa là đòi hỏi của thực tiễn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đồng thời cũng là yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế.

Hội đồng quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác quản lý RRTD như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quyết định số 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24/02/2010 về “Ban hành quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng”.

Quyết định số 793/QĐ-NHCT35 ngày 02/04/2010 về “Ban hành Quy trình xác định Giới hạn tín dụng và mức phán quyết tín dụng”.

Quyết định số 502/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 15/06/2011 về “Ban hành quy định cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức theo mô hình mới”.

Quyết định số 514/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 15/06/2011 về “Ban hành quy chế hội đồng tín dụng, hội đồng đầu tư”.

Ngày 23/10/2009 Tổng giám đốc Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam ban hành quyết định số 2670/QĐ-NHCT37 về “Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề”.

Nội dung cơ bản của các văn bản trên như sau:

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng;

Xây dựng hệ thống các văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng; Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp;

Xây dựng mới các hệ thống công cụ đo lường và định dạng RRTD; Quản lý giám sát các danh mục cho vay;

Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro; Hệ thống thông tin quản lý RRTD;

Đánh giá các rủi ro phát sinh đối với việc phát triển các loại hình sản phẩm tín dụng mới;

Ngày 25/07/2011 Hội đồng quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành công văn số 5221/CV-NHCT35 “Triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”, đây được xem là bước đi nhằm minh bạch hoá hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 3 phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (doanh nghiệp); Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng doanh nghiệp thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: quy mô hoạt động; ngành nghề hoạt động; loại hình sở hữu của khách hàng. Tuỳ theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Đây cũng là phương thức đang được các ngân hàng trên thế giới áp dụng.

Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, trợ giúp cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất.

Nhằm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo thông lệ quốc tế, phù hợp với quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ban hành các văn bản liên quan như:

Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 06/09/2005 về “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Quyết định số 296/ QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 01/08/2008 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37”.

Trên đây là một số các văn bản về cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác quản lý RRTD, tuy nhiên đây mới đang là giai đoạn đầu trong xây dựng và ban hành một cách tổng thể, toàn diện có hệ thống khung quản lý RRTD, cần phải có văn bản hướng dẫn quan trọng trong việc hoàn thiện công tác quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

3.3.2.2. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Chức năng quản lý RRTD hàng ngày của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ do các Phòng khách hàng (bao gồm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân), Phòng quản lý rủi ro, cùng phối hợp đảm trách. Với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư,…

Sơ đồ 2.2 mô tả mô hình tổ chức hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ:

Những năm trước đây, Chi nhánh áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán, tức là chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng khách hàng của Chi nhánh thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay nên hiệu quả quản lý RRTD chưa cao.

Hiện nay, Chi nhánh đang kết hợp mô hình quản lý RRTD phân tán và mô hình quản lý RRTD tập trung. Phòng khách hàng tiếp xúc khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, đề xuất cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng.

Đối với các trường hợp cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng là tổ chức lần đầu tiên quan hệ tín dụng với chi nhánh; cấp giới hạn tín dụng từ 1 tỷ đồng trở lên cho khách hàng là cá nhân lần đầu tiên có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Cấp giới

PHÕNG QUẢN LÝ RỦI RO HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG CƠ SỞ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạn tín dụng cho khách hàng đã có quan hệ tín dụng nhưng giới hạn tín dụng đề nghị vượt 50% mức phán quyết của Chi nhánh, các trường hợp cấp giới hạn tín dụng khác phải thông qua hội đồng tín dụng cơ sở… phải chuyển qua phòng quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định rủi ro tín dụng độc lập.

3.3.2.3. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

Trong một số năm gần đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã chú ý và từng bước quan tâm tới công tác xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó có lồng ghép chiến lược quản lý RRTD nói chung và quản lý RRTD nói riêng, song các chỉ tiêu phản ánh mới chỉ chung chung dừng lại ở quan điểm lấy nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung xử lý các khoản nợ xấu làm trọng tâm và các giải pháp cụ thể rất nghèo nàn, trong đó các chính sách lại không được chú ý một cách đúng mức vì thế thực thi chiến lược quản lý RRTD rất khó khăn và mang lại hiệu quả không cao.

Trong chiến lược vẫn chưa chú ý xây dựng thị trường mục tiêu, xây dựng danh mục tín dụng cũng như mức rủi ro chấp nhận trong hoạt động tín dụng, trong từng sản phẩm, nhóm sản phẩm nhất định, chưa có chiến lược phát triển tốt, dựa trên những quan điểm toàn diện lâu dài, những định hướng cụ thể về ngành nghề đối với hoạt động tín dụng, các quy chế, hướng dẫn về quản lý RRTD về quy định quản lý, xử lý, kiểm soát các khoản vay có vấn đề.

Trong chính sách tín dụng vẫn chưa xây dựng được quy định về những ngành, lĩnh vực kinh doanh.

Việc thiết lập các mục tiêu quản lý RRTD là nền tảng cho tất cả những hoạt động quản lý RRTD, những mục tiêu này là tiêu chuẩn để đo lường sự thành công hay thất bại trong hoạt động quản lý rủi ro. Tuy nhiên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ chưa chú ý xây dựng các mục tiêu quản lý RRTD đặc biệt các chỉ tiêu định tính không bám sát vào thực tế, hay thay đổi không tạo được cơ sở khoa học vững vàng trong hoạt động tín dụng.

3.3.2.4. Thực trạng hoạt động nhận dạng rủi ro tín dụng

Trong thời gian gần đây việc xây dựng chính sách tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ không được hợp lý, quá chú trọng đến tăng trưởng dư nợ, dẫn đến cho vay một cách ồ ạt, buông lỏng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các biện pháp bảo đảm tiền vay, tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng… không quan tâm đến công tác quản lý RRTD trong đó có công tác nhận dạng rủi ro.

Đến năm 2010, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã tích cực hơn trong công tác quản lý rủi ro và cũng đúc rút một số dấu hiệu dẫn đến RRTD như sau:

Một là, nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng:

Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính;

Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch;

Không có báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ;

Đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần mà không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan;

Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng; Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn;

Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn;

Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính;

Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến;

Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay;

Có dấu hiệu cho thấy khách hàng đang trông chờ vào nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán;

Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khỏan tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn;

Hai là, nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận biết nếu thiếu sự quản lý chẽ, sâu sát của cán bộ tín dụng. Biểu hiện cụ thể:

Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp giới hạn tín dụng;

Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng của chi phí quảng cáo, tiếp khách…;

Hàng tồn kho tăng quá mức bình thường và các khoản công nợ gia tăng; Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, khách hàng không còn tín nhiệm như trước dẫn đến phải bán hàng chịu hàng với thời gian dài hơn;

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như; tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm sút.

Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu tổng nguồn vốn như: nợ phải trải trên vốn chủ sở hữu;

Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành, công nhân nghỉ việc, bán tài sản;

Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản lý điều hành, tranh chấp trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 76)