Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 55)

4. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội

Thuận lợi

Với tiềm năng của mình, trong những năm tới không còn ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thì Phú Thọ sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên bởi đã hình thành các khu công nghiệp tập trung (khu công nghiệp Thụy Vân, khu công nghiệp Đồng Lạng, khu công nghiệp Tam Nông…) các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp, vùng nghề, làng nghề có nguồn lao động được chú trọng nâng cao.

Tăng trưởng kinh tế trong nước và của tỉnh vẫn duy trì tốc độ khá. Một số dự án lớn đã và đang được triển khai dự kiến đi vào sản xuất, sẽ tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển trong các tháng cuối năm 2013; Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, đã thu hút sự quan tâm của các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn đối với các dự án trọng điểm.

Các ngành dịch vụ như vận tải, ngân hàng, bảo hiểm được tăng cường; cơ sở hạ tầng được đầu tư, sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển và thu hút được các dự án quy mô lớn; Chính trị, xã hội ổn định; hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn; sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước được tăng cường; môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng hoàn thiện; cơ chế, chính sách của tỉnh được cụ thể hoá và đi vào thực tiễn, sẽ tạo động lực cho sự phát triển.

 Khó khăn

Sự khó khăn vẫn song song tồn tại đó là nền kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng chậm lại và chưa ổn định; lạm phát, giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu đầu vào quan trọng tiếp tục tăng; khủng hoảng chính trị, nợ công tại một số nước trên thế giới sẽ tác động đến sự ổn định kinh tế trong nước; Hạ tầng kinh tế cải thiện chưa nhiều, cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt.

Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước về đầu tư, tín dụng đang trong giai đoạn điều chỉnh, khả năng hỗ trợ từ ngân sách Trung ương sẽ khó khăn; năng lực, kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành ở một số ngành, địa phương, nhất là cấp cơ sở còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân; giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh những tháng còn lại của năm 2013.

Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh nhưng cũng không ít khó khăn ảnh hưởng như: Quy mô nhỏ, diện tích canh tác bình quân đầu người thấp (diện tích chủ yếu là đồi, núi), cơ sở hạ tầng mới đang ở giai đoạn đầu quy hoạch và phát triển thiếu nguồn lao động kỹ thuật, lao động được đào tạo. Cho nên Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người, nguồn ngân sách thấp.

3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

3.2.1. Lịch sử hình thành phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ có trụ sở chính tại địa chỉ số 1514 đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm , thành phố Việt Trì, Phú Thọ, thành lập theo quyết định số 605/ QĐ - NHNN ngày 22/12/1990, chuyển sang mô hình cổ phần hóa theo quyết định số 704 - NHCT - QĐ ngày 06/04/2006 của chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Sau khi thành lập và chuyển đổi mô hình Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã tự đổi mới hoàn thiện và phát triển theo cơ chế thị trường.

Đến nay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi

nhánh Phú Thọ đã ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, nâng cao uy tín và thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Chức năng của các phòng, ban như sau:

Ban lãnh đạo: Gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc với chức năng lãnh đạo

và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc quản lý chung, đồng thời quản lý trực tiếp phòng tổ chức hành chính, 03 Phó giám đốc phụ trách các bộ phận chức năng theo sự phân công của ban lãnh đạo chi nhánh.

Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, thanh toán, xử lý hạch toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đồng thời thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính tại Chi nhánh.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo

quy định của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Quản lý thu, chi tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch, các teller, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi lớn.

Tổ vi tính Tổ tài trợ thương mại Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp BAN GIÁM ĐỐC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tổ tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại.

Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Phòng quản lý rủi ro: Quản lý về công tác rủi ro của Chi nhánh. Giám sát

việc cho vay, đầu tư đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ theo các giới hạn tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Là đầu mối khai thác và sử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Hoạt động theo quy định của Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của chi nhánh, giúp ban giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh.

Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức

cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo. Thực hiện công tác quản lý, văn phòng phục vụ cho hoặt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn trong Chi nhánh.

Phòng giao dịch: Huy động tiền gửi và cho vay đối với các thành phần kinh

tế và dân cư trên địa bàn. Thực hiện việc thanh toán và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam như: Chuyển tiền, thanh toán, mở thẻ ATM và các nghiệp vụ khác…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ thời gian qua đã tích cực triển khai các mặt hoạt động, thực hiện tốt các chương trình hành động do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra và tình hình các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm có sự tăng trưởng đáng kể.

Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới suy giảm sâu…Nền kinh tế trong nước nói chung và Phú Thọ nói riêng gặp nhiều khó khăn: hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, sức tiêu dùng giảm mạnh làm cho tiêu thụ hàng hóa khó khăn, bên cạnh đó thị trường bất động sản đóng băng kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp sản suất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng lâm vào tình trạng khó khăn, lãi suất tín dụng đã giảm đáng kể từ 21%/ năm xuống 13%/ năm nhưng vẫn còn cao so đối với chi phí của doanh nghiệp; từ khó khăn trên dẫn đến hệ quả nợ xấu ngân hàng tăng lên,tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trở nên khó khăn do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm thấp trong khi đó điều kiện vay vốn của ngân hàng khá chặt chẽ .

Đứng trước tình hình như vậy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã vượt qua khó khăn, sẵn sàng đón nhận thách thức, rộng mở đón nhận thời cơ, chuyển mình cùng với nhịp phát triển thời đại và công nghệ. Với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, tiết kiệm chi phí và nâng cao trình độ quản lý và chiến lược, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đạt được tăng trưởng đáng kể cả về doanh số và quy mô như sau:

3.2.3.1. Tình hình huy động vốn

Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch được giao, góp phần vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn vốn huy động 927.830 1.100.936 1.312.213 2217.917 2.654.394 - VNĐ 649.827 810.874 1.011.420 1.920.173 2.343.977 - Ngoại tệ quy VNĐ 278.003 290.062 300.793 297.744 310.417

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 3.1. Tình hình huy động vốn

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Công tác huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn năm 2008 - 2012 đã liên tục tăng trưởng qua các năm, phát huy thế mạnh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Năm 2012 Chi nhánh đã huy động lượng vốn quy đổi VND là 2.654.394 triệu đồng. Thị phần huy động vốn năm 2012 chiếm 22% tổng nguồn vốn huy động được của các ngân hàng trên địa bàn. Sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm trung bình là 15% đến 16%, riêng vốn huy động tăng nhanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đột biến trong các năm 2010 với tốc độ tăng trưởng là 40,84% so với năm 2009. Năm 2009 huy động vốn tăng 15,72% so với năm 2008, năm 2012 huy động vốn tăng 16,44% so với năm 2011. Có được sự tăng trưởng đó là nhờ Chi nhánh đã triển khai các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm tính lãi định kỳ…, thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng.

3.2.3.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ qua các năm có sự tăng trưởng, dư nợ cho vay quy đổi VND năm 2008 là 406.000 triệu đồng, năm 2012 tăng lên là 1.440.000 triệu đồng. Dư nợ cho vay qua các năm được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây.

Bảng 3.3: Dƣ nợ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Dư nợ 1.206.653 1.370.949 1.567.609 1.796.083 2.072.604 Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) - 11.98 12.55 12.72 8,95

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 3.2. Dƣ nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân giai đoạn năm 2008 -2012 là 11,43%, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao là giai đoạn năm 2011 -2012, dư nợ năm 2011 là 1.796.083 triệu đồng, tăng 12,72% so với năm 2010 và dư nợ năm 2012 là 1.972.604 triệu đồng, tăng 8,95% so với năm 2011. Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nóng trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái đã tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro tín dụng. Đồ thị 3.1 thể hiện tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ

3.2.3.3. Các hoạt động khác

a. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ

Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu doanh số thanh toán đã tăng trưởng liên tục qua các năm, phí thu từ hoạt động thanh toán này góp phần mang lại khoản lợi không nhỏ cho Chi nhánh.

Bảng 3.4: Doanh số thanh toán XNK, mua bán ngoại tệ và trả tiền kiều hối

Đơn vị: triệu USD

Dịch vụ 2008 2009 2010 2011 2012

Thanh toán xuất nhập khẩu 14,5 10,3 8,8 10,8 17,8

Doanh số mua bán ngoại tệ 19,8 25,3 24 32,9 36,4

Doanh số trả tiền kiều hối 3,5 3,3 3,7 4 5,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2008, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu là 14,5 triệu USD, năm 2010 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm xuống còn 8,8 triệu USD, năm 2012 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 17,8 triệu USD. Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được trên thị trường quốc tế của toàn hệ thống, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Doanh số mua bán ngoại tệ và doanh số chi trả tiền kiều hối cũng không ngừng tăng trưởng, doanh số mua bán ngoại tệ năm 2011 là 32,9 triệu USD, năm 2012 là 36,4 triệu USD, doanh số trả tiền kiều hối năm 2011 4 triệu USD, năm 2012 là 5,8 triệu USD.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã chủ động và có nhiều biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đảm bảo hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng trong những tháng cuối năm khi thị trường dư thừa ngoại tệ.

b. Hoạt động dịch vụ

Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới và chính sách ưu đãi đối với khách hàng, Ban lãnh đạo Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)