4. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Giải pháp xây dựng hệ thống kiểm soát các nguồn rủi ro phù hợp
Kiểm soát các nguồn rủi ro vị thế kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng.
Để kiểm soát tốt các nguồn rủi ro này cần có các báo cáo về chiến lược kinh doanh, các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xác và có hệ thống. Các báo cáo này được lập kịp thời và trung thực về nguyên tắc thì các báo cáo tài chính phải có sự xác nhận của đơn vị kiểm toán độc lập mới đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay đặc biệt là các đơn vị kinh doanh nhỏ, điều này có thể nói là chưa thể. Do đó, các bản cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về trung thực của các báo cáo của khách hàng là cần thiết.
Đối với mỗi nhóm khách hàng có các biểu mẫu kê khai phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phù hợp và tiện lợi, các biểu mẫu này cần được điều chỉnh dần, thêm bớt cho phù hợp với từng loại đối tượng và thuận lợi nhất cho việc thẩm định. Nếu cần có thể yêu cầu thêm kê khai chi tiết về từng loại nguyên vật liệu, từng loại nhân công, từng loại dịch vụ mua ngoài.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần kiểm tra, xác minh thực tế các thông tin về thị trường, sản phẩm, cơ sở vật chất, đời sống người lao động, các quan hệ của họ với các khách hàng, với cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước. Việc tổ chức lưu trữ, các định mức kinh tế, kỹ thuật, thông tin về thị trường giá cả…
Cũng cần thiết, cần kết hợp các thông tin trên với phỏng vấn khách hàng để kiểm tra độ tin cậy của chúng.
Kiểm soát nguồn rủi ro môi trường kinh doanh.
Đề kiểm soát được nguồn rủi ro này, cần tổ chức thu thập, lưu trữ và dự báo các thông tin về diễn biến thị trường, diễn biến kinh tế trong nước, ngoài nước, các chu kỳ kinh tế, các biến động chính trị xã hội, các thông tin về thiên tai, thời tiết, các xác suất xẩy ra các loại thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… trên địa bàn kinh doanh một cách phong phú, kịp thời và đáng tin cậy.
Kiểm soát nguồn rủi ro chủ dự án.
Để kiểm soát nguồn rủi ro này, cần xem xét bằng cấp, trường lớp đào tạo bồi dưỡng, sự sắc sảo trong việc lập và trình bầy dự án, đặt ra các tình huống để xem xét phản ứng và các đối phó của chủ dự án vay; kiểm tra các mối quan hệ của chủ dự án với các đối tượng liên quan; cần ràng buộc trách nhiệm tài sản và trách nhiệm pháp lý của người vay một cách rõ ràng. Sự nghiêm minh, rạch ròi của pháp luật về luật dân sự, luật phát sản, luật doanh nghiệp sẽ nâng cao trách nhiệm của người vay. Trong điều kiện kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nước ta nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chung còn rất kém, ngân hàng cần in sẵn bản cam kết các trách nhiệm pháp lý, trao cho khách hàng đọc kỹ và ký cam kết trước khi cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm trả nợ.
Kiểm soát nguồn rủi ro cán bộ tín dụng.
Để kiểm soát nguồn rủi ro này cần có chính sách tuyển chọn khoa học nhằm đảm bảo tuyển chọn nhân viên có đủ năng lực kiến thức chuyên môn và tư cách chung thực, cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo nâng cao thích ứng nhằm đảm bảo cho họ có đủ khả năng đảm đương công việc thẩm định, có khả năng phát hiện và ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn gây thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời có khả năng nhận biết được những dự án vay có triển vọng tốt để xem lại lợi ích cho ngân hàng.
4.2.6. Giải pháp tiếp tục xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương