7. Bố cục luận văn
2.1. Các dạng thức Hát ví Lƣu Tam chia theo tiêu chí thời gian
Dựa vào tiêu chí thời gian, ngƣời ta chia Hát ví Lƣu Tam thành Hát ví Lƣu Tam ban ngày và Hát ví Lƣu Tam ban đêm.
2.1.1. Hát ví Lưu Tam ban ngày: là những bài hát ru, hát gọi, hát trong hội xuân, hát trong lao động sinh hoạt, hát mừng nhà mới và chủ yếu là hát ở ngoài trời với những đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn nhƣ đề tài về thiên nhiên, bản làng; đề tài về xã hội, con ngƣời và ví đọc trong đám tang với nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dung nói về đám tang ngƣời mất, kể công cha nghĩa mẹ với con cái, xem lƣỡng tạ và tiễn linh hồn ngƣời mất về cõi âm.
Ví chúc mừng nhà mới:
Phồng hay chứ ốc lềnh dau dàu Các chay lău thái thàu sáp sò Căm nin phồng hay mềnh nin hóu Mềnh nin căm pou chờn tái tò
Ý lời ca:
Chúc mùng nhà mình luôn toả sáng Đòn tay, dui mè đan xen nhau Năm nay chúc mừng vạn năm quý Vạn năm vàng ngọc về càng nhiều [39] Hay ví gọi:
Sămslằm tăng lơ…(liền)
Sănmslằm tăng nình sềnh cò dàu lơ… Săn sằm tăng nình sềnh cò dàu lơ… Mấy sếnh sềnh cò chừi lù tàu lơ…
Ý lời ca:
Rộng lòng đón
Rộng lòng đón nàng cùng hát ví Rộng lòng đón nàng cùng hát ví
Nếu không hát được nghỉ đâu làng [39]
2.1.2. Hát ví Lưu Tam ban đêm: là những bài ví đối giao duyên hay ví trầu cau đƣợc hát từ bẩy giờ tối hôm trƣớc đến bẩy giờ sáng hôm sau và đƣợc hát ở trong nhà bên ánh lửa bập bùng. Theo lời kể của ông Hầu Thanh Tĩnh -
chủ nhiệm câu lạc bộ Hát ví Lƣu Tam ở xã Tức Tranh thì Hát ví ban đêm có tới 12 tập bài hát, mỗi tập tƣơng ứng với một đêm hát nhƣng hiện nay chỉ còn lại trọn vẹn 5 đêm hát mà ông đang lƣu giữ (từ đêm hát thứ nhất đến đêm hát thứ 5) và một tập ví dùng để đọc trong đám tang cùng các bài cúng lễ. Số lƣợng bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hát ở từng đêm ít dần theo thứ tự vì theo quy định, ở những đêm hát sau, ngƣời hát không đƣợc lặp lại những bài hát đã hát ở đêm trƣớc.
Đêm hát thứ nhất: 720 câu với các nội dung nhƣ chúc gia đình, chúc anh em trong nhà, chúc già làng, trƣởng thôn, bản làng và ví đối giao duyên về con ngƣời.
Đêm hát thứ hai: 520 câu với các nội dung chúc mùa màng cây cối tốt tƣơi và ví đối giao duyên về quê hƣơng vạn vật.
Đêm hát thứ 3: 403 câu với các nội dung chúc bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, phát nƣơng, làm rẫy, hái lƣợm, săn bắn và ví đối giao duyên về mùa vụ, cây cối.
Đêm hát thứ tƣ: 287 câu với các nội dung chúc tình cảm xóm làng, mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với con ngƣời và ví đối giao duyên về tình cảm xóm làng.
Đêm hát thứ 5: 248 câu với nội dung mời trầu, chúc hạnh phúc lứa đôi, xin phép đƣa dâu về nhà chồng và ví đối giao duyên về tình yêu đôi lứa.
Trong ví đối giao duyên, chàng trai cất lời:
Cày schài sềnh ra sập cây dịp Mần nình cây dịp tìm này sằn Dì na sênh ninh sập cây slúi Mần nình cây slúi hối lìn nhằn
Ý lời ca:
Cây cải nở hoa bao nhiêu lá Đố nàng bao lá dây bùn đất Cha mẹ sinh nàng được bao tuổi Hỏi nàng bao tuổi có người yêu [39] Bằng trí thông minh của mình, cô gái bÌn đáp:
Cày schài sềnh và sập pạt dịp Dì mò dắt dịp tìm này sằn Dì na sênh nình sập pạt slúi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Dì mò dắt slúi hối lìn nhằn
Ý lời ca:
Cây cải nở hoa 18 lá
Cũng chưa một lá dây bùn đất Cha mẹ sinh nàng 18 tuổi
Cũng chưa một lần được nói yêu [39]
Nhƣ vậy, mỗi một đêm hát lại có những nội dung hát khác nhau. Dù hát ở dạng thức nào, ngƣời hát đều phải theo giai điệu và thuộc lòng những lời ca trong sách. Trƣớc mỗi đêm hát, có Hát ví dạo mời từ 1 đến 19 câu.
2.2. Các dạng thức Hát ví Lƣu Tam chia theo tiêu chí nội dung
2.2.1. Các bài ca nghi lễ - phong tục
“Các bài ca nghi lễ - phong tục là các bài ca gắn với các sinh hoạt nghi lễ - phong tục, giúp con người thực hiện các thủ tục mang tính tâm linh thông qua các bài ca”[16 - tr.209].
Với quan niệm vạn vật đều có linh hồn và con ngƣời vẫn thƣờng tin rằng thần linh có thể giúp đỡ và cũng có thể trừng phạt con ngƣời. Do vậy, con ngƣời thƣờng tìm cách để giao tiếp với thần linh bằng cách tổ chức các lễ nhƣ: lễ cầu thần, cầu an, cầu lợi, cầu mùa…với mong muốn thần linh sẽ đem đến cho mình và mọi ngƣời những điều tốt lành. Cũng chính từ quan niệm ấy mà các bài ca nghi lễ ra đời và là một bộ phận cổ xƣa nhất trong kho tàng dân ca các dân tộc thiểu số. Theo tiêu chí nội dung, có thể phân chia các bài ca nghi lễ
- phong tục thành nhiều dạng thức khác nhau trong đó có bốn dạng thức chính là Nông lễ, Hôn lễ, Tang lễ và Mừng nhà mới.
2.2.1.1. Các bài ca nông lễ
Các bài ca này thƣờng để phục vụ các lễ tiết trong chu kì sản xuất nông nghiệp, từ phát nƣơng, gieo cấy đến làm cỏ, gặt hái hoặc cầu mùa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối tƣợng chủ yếu của các bài ca nghi lễ nông nghiệp là thiên nhiên đƣợc thần linh hóa: thần Núi, thần Sông, thần Rừng, thần Cây, thần Đá hoặc các vị thần khác tùy theo quan niệm của từng dân tộc.
Cách gọi các vị thần trong dân ca các dân tộc cũng có những sắc thái khác nhau.
Dân ca Cơtu Bình Trị Thiên gọi thẳng là các thần rừng, thần nƣớc:
Hỡi linh Pây dưa dưới nước! Hới linh Kalơrua trên rừng! Các người đòi máu ta đã cho rồi
Mấu đây các người phải cho ta mùa màng tươi tốt!
[ 16 – tr 210]
Cũng có nơi ngƣời ta lại gọi hẳn một loạt các vị thần liên quan đến nƣơng rẫy:
Hỡi ông Núi bà Non Hỡi ông Cồn bà Khe Hẫy nghe ông Đất, bà Đai Hỡi cây bôring, cây hara Cho rẫy tốt tươi mãi mãi.
[ 16 – tr 211] Với dân tộc sán Chay ở xã Tức Tranh thì bài ca nghi lễ nông nghiệp thƣờng đƣợc đọc trong Lễ cầu mùa (2 tháng 2 âm lich hàng năm) chứ không viết thành bài có vần có nhịp. Đây là một nghi lễ mang đậm bản sắc dân tộc nơi đây. Đó là nghi thức cúng tế, là điệu nhảy Tắc xình, những câu Hát ví Lƣu Tam ngọt ngào, đắm say lòng ngƣời. Là nét duyên dáng, đằm thắm của các bà, các mẹ, các chị trong trang phục truyền thống nhiều sắc màu… Và hơn cả là sự mộc mạc, chân chất và mến khách của ngƣời dân nơi đây.
Trong Lễ Cầu mùa ở Tức Tranh, mỗi gia đình trong vùng tự chuẩn bị đồ lễ gồm lợn, gà xôi, rƣợu, trầu cau, hoa quả… lên cúng ở đình làng với 9 mâm lễ vật cùng tấm lòng thành, cầu cho mùa màng tốt tƣơi, cây cối đâm chồi nảy lộc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thóc đầy bồ, gà đầy chuồng, cuộc sống no đủ. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi quan tâm hơn cả là bài cúng cầu mùa trong Lễ cầu mùa (một đoạn trích nhỏ trong bài cúng)
“Cắm chịu nin ấy cầu lễ nhì nhit schắn nhì…tất cạ Schụn tồng kọp lề schặt lay cánh sừng Đồng Báng thắu từi tời săn, slúng côi cánh tóu mó slộn, bà chú thanh lang, cou sau tời lềnh Tam Sơn thượng bá, Hạ bá sĩ quan…phu hay schun tồng khau tặc:
- Chóng thịn tời từi dầu ánh, nhịt sái, phong lùi lay lăm nhật cú slam tơn dì cù cau chừng, pou tắc schun tồng panh on, cạn cạn phọc lộc lay lăm nam nùi có vợt dau dau.
- Khau tặc vu cọc phồng tăng nhanh tạnh ón thái chiệc chì panh on, cọc mầy lần schạng, nhau, mờ, chôi, cay, ngoạp lầu long.
- Khau tặc cặm qua sôi lùi, san mộc schún sừng nùn nộp nộp.
- Khau tặc schun thau schun mùi, hou vợt quay schùn, nhân, hặc chợc lùn lơù schặt khọc từi kẹng từi cái…..”
Lời dịch:
“Sáng nay năm…ngày 2 tháng 2 lệ làng thường niên, thôn làng góp lễ, sắp lên cúng thần Đồng Báng, thổ thần, thổ công, thổ địa, ba chúa thành hoàng, quan Tam Sơn thượng bá, Hạ bá sĩ quan, phù cho thôn làng cầu được ước thấy:
- Trời cao nhìn thấy, đất rộng cũng nghe, có nắng có mưa ngày qua ba cơn, đêm phong chín lượt để cho cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi, người người mạnh đẹp, phúc lộc đầy nhà.
- Thóc lúa đầy bồ, trâu bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng…đầy chuồng. - Cầu được cái tốt về làng, thôn làng, đầu làng, cuối làng bình yên - Cái xấu cái ác ra khỏi xóm thôn…” [53]
Qua cách gọi và cầu cúng, chúng ta thấy con ngƣời thƣờng đóng vai trò ngƣời cầu xin với địa vị thấp bé, phải luôn luôn tỏ sự cung kính với các vị thần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau bài cúng trong lễ cầu mùa là một số bài Hát ví Lƣu Tam đƣợc cất lên để chúc mừng làng bản:
Cò sì kềnh phồng Đồng Báng schùn Schun tàu schun mù vợt dàu dàu Schun tàu lập vôi thịnh long tăng Schun slặn schun mùi vợt dàu dàu
Ý lời ca:
Chúc mừng thôn làng xóm Đồng Báng Đầu làng cuối xóm sáng lung linh Đầu làng cuối làng dòng điện sáng Đem về thôn làng mọi niềm vui. [53]
Ngƣời dân nơi đây tin rằng sau Lễ cầu mùa là một năm mƣa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhà nhà no đủ, xóm làng trù phú bởi thần linh sẽ giang tay giúp đỡ họ nên sau khi làm lễ họ cất cao lời hát nhƣ một lời cảm tạ các đấng linh thiêng, cất cao lời hát để chúc mừng bản làng.
2.2.1.2. Các bài ca hôn lễ
Các bài ca hôn lễ hay còn gọi là Ví trầu cau, là các bài ca đƣợc hát lên trong đám cƣới của đồng bào dân tộc Sán Chay. Nếu ngƣời Mƣờng có
“Thường” đám cƣới , ngƣời Tày có hát “Quan làng”, ngƣời Nùng có hát “Cồ lẩu”, ngƣời Mông có hát “Gầu xuồng” thì ngƣời sán Chay gọi ví trầu cau là
“Pa lang cọ”.
Trong các nghi thức cƣới cổ truyền của dân tộc Sán Chay, việc cƣới hỏi đƣợc tiến hành qua năm bƣớc. Đó là lễ dạm hỏi (Schâu nhịt hẹc), lễ ăn hỏi (Phsán lời), lễ hẹn cƣới (Tìu vờ), lễ cƣới (Chếnh đám chau) và lễ lại mặt (Vui mìn). Trong các bƣớc trên, lễ cƣới là quan trọng nhất. Lễ cƣới đƣợc tiến hành với sự tham gia của cả dòng họ và cộng đồng làng xóm để chúc phúc cho cô dâu, chú rể. Trong đám cƣới của ngƣời Sán Chay, Hát ví trầu cau là một nét sinh hoạt không thể thiếu. Ví trầu cau thƣờng diễn ra trong buổi đón dâu - đƣa lễ về nhà gái có các nghi lễ kèm theo. Ví trầu cau diễn ra cả ban ngày và ban đêm và không hát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
liên tục mà hát từng đoạn một từ khi đến ngõ, vào cửa nhà trên, mời trà, mời rƣợu, chúc phúc...
Đám cƣới của ngƣời Sán Chay thƣờng có các nghi thức nhƣ: lễ giữ cửa, lễ trình báo tổ tiên, lễ hợp hôn, lễ dâng rƣợu, lễ mời trầu. Tại mỗi nghi lễ này, đều diễn ra hát đối đáp giữa ông quan lang (Pa lang phâụ) - đại diện đoàn đón dâu của họ nhà trai với đại diện của nhà gái (Cầu ọng). Nếu ngƣời đại diện họ nhà trai không hát giải đƣợc những bài hát nêu ra của nhà gái thì phải đứng chờ ngoài cửa hoặc trên sàn cầu thang rất lâu, thậm chí phải nộp một ít tiền nhỏ, nộp trầu cau và bị phạt rƣợu. Ngƣợc lại nếu nhà gái không hát giải đƣợc các bài hát hỏi của nhà trai sẽ bị nhà trai thu giữ vật chắn đƣờng để vào nhà. Vì vậy, những ngƣời đƣợc chọn hát đối đáp của hai họ phải là những ngƣời thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát, am hiểu phong tục tập quán và thuộc các bài hát, giỏi hát ví. Hát ví Lƣu Tam trong đám cƣới chỉ gồm những bài hát nghênh tiếp khi đoàn đón dâu của nhà trai đến trƣớc cửa nhà gái và những bài hát chúc mừng sau nghi lễ. Đây là những bài hát bắt buộc theo khuôn mẫu, không đƣợc phép ứng tác. Hát ví trong đám cƣới tuân theo hai bƣớc :
* Hát ví trong lễ chắn cửa (Lan Mun)
Đoàn đón dâu của nhà trai do ông quan lang dẫn đầu, đến của nhà gái thì một nhóm của nhà gái thƣờng từ hai đến ba ngƣời ngƣời mang những đồ vật nhƣ : Giọ lợn, bu gà hoặc nồi nấu cơm.... ra chặn lại và hỏi rằng :
Lời của nhà gái
Hò mật kẹch! Pằng pà hò pún lan là chồng Hẹc nhàn dầu schìn tà páng lợc Mò schìn làn tóu nhịt tàu chồng Ý lời ca: Vật gì ngăn
Vui vẻ vậy sao chắn đường đi Khách quý có tiền xin đường đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Không tiền chắn đường đến xế chiều [39]
Ngƣời đại diện đoàn đón dâu họ nhà trai phải giải đƣợc câu hát trên nhƣng cũng phải bằng Hát ví.
Nhà gái tiếp tục lên tiếng:
Hò schồi hẹc
Tám tám thài chối hò schối lài Tám tám thài chối tóu nà ốc
Hò schối hẹc nhằn chếnh chau lài.
Ý lời ca:
Chủ hay khách
Vừa gánh vừa khiêng cả lợn đến Vừa gánh vừa khiêng đến nhà ai
Đưa lợn của khách đến chính đám [39] Nhà trai bèn cất lời để trả lời câu hỏi của nhà gái :
Cống tống hẹc
Tám tám thài chối nam vìn lài Tám tám thài chồi străn ka ốc
Chếnh sì stoán chếnh chau thài chàng
Ý lời ca :
Lễ của khách
Vừa gánh vừa khiêng từ nam đến Vừa gánh vừa khiêng đến thông gia. Chính vì thông gia mới khiêng đến. [39]
Thông thƣờng nhà trai phải đáp lại đƣợc ít nhất bốn bài hát trở lên tại lễ giữ cửa thì nhà gái mới cho vào nhà. Đây là một trong những nét đặc sắc trong đám cƣới của dân tộc Sán Chay. Cả đại diện họ nhà trai và đại diện họ nhà gái đều phải trổ tài bằng Hát ví Lƣu Tam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau các bài hát ở lễ chắn cửa là các bài hát chúc mừng. Nhƣng trƣớc khi hát chúc mừng, nhà trai Hát ví mời trầu, mời rƣợu để mời họ hàng nhà gái với cả tấm lòng thành. Nhà trai kính từ tổ tiên - đấng bề trên, kính các cụ, rồi kính đến họ mạc xa gần của họ hàng nhà gái:
Tám phâu tìm kệch nhập mùn tàu Cồng mềnh mồ leng schài thái dàu Tìm hối tăng slằm cồng manh lềnh Tám phâu slán phát pa lang lau
Kánh cù thái piệc lưi lôu thàu
Chóng slằn nhắm chau chời cau làu Chóng slằn nhắm chau chờ thái sừng Kành hừ lôu người pù chàu àu
Ý lời ca:
Quan làng cùng đến bên ngõ cửa Về đây cùng với thiên tổ mệnh Tìm đón tấm lòng thật sáng trong Quan lang mời trầu cau mọi người Kính đến gia tiên đến bề trên Họ mạc xa gần vui rượu say Họ mạc xa gần cùng tiên tổ
Kính cho các cụ chén rượu ngon [39]
Sau các nghi thức mời trà, mời rƣợu, gia đình tổ chức hát mừng cho lễ cƣới của đôi trai gái nhằm chúc mừng cho gia đình đã có thêm cô dâu hiền, cầu chúc gia đình, họ hàng, bạn bè luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc.
Schong pênh mộc
Dảng long ra hòi tù tù hồng Cắn chiu schắt mùn vằn lềnh hóu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn