Các bài ca nông lễ

Một phần của tài liệu hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên (Trang 39)

7. Bố cục luận văn

2.2.1.1. Các bài ca nông lễ

Các bài ca này thƣờng để phục vụ các lễ tiết trong chu kì sản xuất nông nghiệp, từ phát nƣơng, gieo cấy đến làm cỏ, gặt hái hoặc cầu mùa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối tƣợng chủ yếu của các bài ca nghi lễ nông nghiệp là thiên nhiên đƣợc thần linh hóa: thần Núi, thần Sông, thần Rừng, thần Cây, thần Đá hoặc các vị thần khác tùy theo quan niệm của từng dân tộc.

Cách gọi các vị thần trong dân ca các dân tộc cũng có những sắc thái khác nhau.

Dân ca Cơtu Bình Trị Thiên gọi thẳng là các thần rừng, thần nƣớc:

Hỡi linh Pây dưa dưới nước! Hới linh Kalơrua trên rừng! Các người đòi máu ta đã cho rồi

Mấu đây các người phải cho ta mùa màng tươi tốt!

[ 16 – tr 210]

Cũng có nơi ngƣời ta lại gọi hẳn một loạt các vị thần liên quan đến nƣơng rẫy:

Hỡi ông Núi bà Non Hỡi ông Cồn bà Khe Hẫy nghe ông Đất, bà Đai Hỡi cây bôring, cây hara Cho rẫy tốt tươi mãi mãi.

[ 16 – tr 211] Với dân tộc sán Chay ở xã Tức Tranh thì bài ca nghi lễ nông nghiệp thƣờng đƣợc đọc trong Lễ cầu mùa (2 tháng 2 âm lich hàng năm) chứ không viết thành bài có vần có nhịp. Đây là một nghi lễ mang đậm bản sắc dân tộc nơi đây. Đó là nghi thức cúng tế, là điệu nhảy Tắc xình, những câu Hát ví Lƣu Tam ngọt ngào, đắm say lòng ngƣời. Là nét duyên dáng, đằm thắm của các bà, các mẹ, các chị trong trang phục truyền thống nhiều sắc màu… Và hơn cả là sự mộc mạc, chân chất và mến khách của ngƣời dân nơi đây.

Trong Lễ Cầu mùa ở Tức Tranh, mỗi gia đình trong vùng tự chuẩn bị đồ lễ gồm lợn, gà xôi, rƣợu, trầu cau, hoa quả… lên cúng ở đình làng với 9 mâm lễ vật cùng tấm lòng thành, cầu cho mùa màng tốt tƣơi, cây cối đâm chồi nảy lộc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thóc đầy bồ, gà đầy chuồng, cuộc sống no đủ. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi quan tâm hơn cả là bài cúng cầu mùa trong Lễ cầu mùa (một đoạn trích nhỏ trong bài cúng)

“Cắm chịu nin ấy cầu lễ nhì nhit schắn nhì…tất cạ Schụn tồng kọp lề schặt lay cánh sừng Đồng Báng thắu từi tời săn, slúng côi cánh tóu mó slộn, bà chú thanh lang, cou sau tời lềnh Tam Sơn thượng bá, Hạ bá sĩ quan…phu hay schun tồng khau tặc:

- Chóng thịn tời từi dầu ánh, nhịt sái, phong lùi lay lăm nhật cú slam tơn dì cù cau chừng, pou tắc schun tồng panh on, cạn cạn phọc lộc lay lăm nam nùi có vợt dau dau.

- Khau tặc vu cọc phồng tăng nhanh tạnh ón thái chiệc chì panh on, cọc mầy lần schạng, nhau, mờ, chôi, cay, ngoạp lầu long.

- Khau tặc cặm qua sôi lùi, san mộc schún sừng nùn nộp nộp.

- Khau tặc schun thau schun mùi, hou vợt quay schùn, nhân, hặc chợc lùn lơù schặt khọc từi kẹng từi cái…..”

Lời dịch:

“Sáng nay năm…ngày 2 tháng 2 lệ làng thường niên, thôn làng góp lễ, sắp lên cúng thần Đồng Báng, thổ thần, thổ công, thổ địa, ba chúa thành hoàng, quan Tam Sơn thượng bá, Hạ bá sĩ quan, phù cho thôn làng cầu được ước thấy:

- Trời cao nhìn thấy, đất rộng cũng nghe, có nắng có mưa ngày qua ba cơn, đêm phong chín lượt để cho cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi, người người mạnh đẹp, phúc lộc đầy nhà.

- Thóc lúa đầy bồ, trâu bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng…đầy chuồng. - Cầu được cái tốt về làng, thôn làng, đầu làng, cuối làng bình yên - Cái xấu cái ác ra khỏi xóm thôn…” [53]

Qua cách gọi và cầu cúng, chúng ta thấy con ngƣời thƣờng đóng vai trò ngƣời cầu xin với địa vị thấp bé, phải luôn luôn tỏ sự cung kính với các vị thần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau bài cúng trong lễ cầu mùa là một số bài Hát ví Lƣu Tam đƣợc cất lên để chúc mừng làng bản:

Cò sì kềnh phồng Đồng Báng schùn Schun tàu schun mù vợt dàu dàu Schun tàu lập vôi thịnh long tăng Schun slặn schun mùi vợt dàu dàu

Ý lời ca:

Chúc mừng thôn làng xóm Đồng Báng Đầu làng cuối xóm sáng lung linh Đầu làng cuối làng dòng điện sáng Đem về thôn làng mọi niềm vui. [53]

Ngƣời dân nơi đây tin rằng sau Lễ cầu mùa là một năm mƣa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhà nhà no đủ, xóm làng trù phú bởi thần linh sẽ giang tay giúp đỡ họ nên sau khi làm lễ họ cất cao lời hát nhƣ một lời cảm tạ các đấng linh thiêng, cất cao lời hát để chúc mừng bản làng.

Một phần của tài liệu hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)