Xuất một số giải pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên (Trang 102)

7. Bố cục luận văn

3.3.2. xuất một số giải pháp bảo tồn

Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay là một làn điệu dân ca truyền thống mang nét đặc trƣng văn hóa vùng miền. Trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và sự giao thoa giữa các nền văn hóa đã làm mai một những nét đặc trƣng, làm mất bản sắc văn hóa của ngƣời Sán Chay nên việc bảo tồn và phát huy vốn hát là một việc làm cần thiết, cấp bách đƣợc đặt ra trong lúc này, chúng tôi xin đƣa ra một số giải pháp sau :

3.3.2.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội.

Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội tại xóm Đồng Tâm, Tức Tranh. Sớm giảm hộ đói nghèo để vừa cải thiện và ổn định đời sống, tạo điều kiện ổn định về chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh vừa góp phần duy trì và phát triển văn hóa dân tộc Sán Chay trong đó có Hát ví Lƣu Tam. Đời sống tinh thần của con ngƣời chỉ đƣợc đảm bảo khi kinh tế phát triển và ngƣợc lại khi đời sống văn hóa đƣợc nâng cao thì kéo theo kinh tế - xã hội phát triển, an ninh quốc phòng sẽ đƣợc đảm bảo.

Gắn Hát ví Lƣu Tam với các hoạt động du lịch để vừa quảng bá văn hóa dân tộc, vừa phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Phục hồi văn hóa ẩm thực - những món ăn, đồ uống độc đáo của dân tộc Sán Chay để phục vụ trực tiếp cho du lịch văn hóa nhất là trong các lễ hội. Tạo điều kiện phục hồi dần những nghề truyền thống nhƣ nghề dệt.

Ngoài ra, cần xây dựng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhƣ rừng, nguồn nƣớc và đất để tạo nên một môi trƣờng xanh, sạch, đẹp để thu hút các cuộc giao lƣu văn hóa trong đó có Hát ví Lƣu Tam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.3.2.2. Giải pháp về giáo dục.

Nâng cao nhận thức của tất cả ngƣời dân trong xóm Đồng Tâm nói chung và dân tộc Sán Chay nói riêng về việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống và ngôn ngữ của dân tộc mình qua các làn điệu ví. Muốn thực hiện đƣợc điều đó thì phải tuyên truyền, giáo dục mọi ngƣời hiểu và thấy đƣợc tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể là một việc làm cần thiết và cấp bách trong sự phát triển của xã hội hiện đại.

Giới thiệu, phổ biến Hát ví Lƣu Tam dƣới nhiều hình thức nhất là trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm tôn vinh vị trí của Hát ví Lƣu Tam trong vốn văn hóa dân gian Sán Chay.

Cán bộ văn hóa xóm, xã cần tích cực, chủ động thực hiện việc bảo tồn làn điệu dân ca độc đáo này. Cần khơi dậy phong trào Hát ví Lƣu Tam trong nhân dân một cách sâu rộng để làn điệu dân ca này có một sức sống lâu bền trong chính môi trƣờng sinh ra nó.

Cần làm cho ngƣời dân thấy đƣợc tầm quan trọng với các giá trị văn hóa truyền thống trong đó có Hát ví Lƣu Tam để họ có niềm tin, niềm tự hào về những gì mình gìn giữ.

3.3.2.3. Giải pháp về chuyên môn

Tiếp tục sƣu tầm, tập hợp tƣ liệu sách cổ Hát ví Lƣu Tam của các nghệ nhân vẫn còn lƣu giữ để dịch ra tiếng phổ thông để làn điệu dân ca này có thể đến đƣợc với đồng bào dân tộc Sán Chay một cách dễ dàng.

Tổ chức tốt câu lạc bộ Hát ví Lƣu Tam bằng cách thƣờng xuyên luyện tập, tổ chức các đêm hát ví, tổ chức các cuộc giao lƣu, hội thảo giữa các vùng, miền để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lƣợng nghệ thuật trong Hát ví.

Có chính sách động viên, khuyến khích, tôn vinh các nghệ nhân Hát ví Lƣu tam để họ nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm trong việc truyền dạy làn điệu dân ca này cho cho lớp trẻ.

Các Trung tâm Văn hóa thông tin cấp tỉnh, huyện cần có kế hoạch phối hợp với xã, xóm để tổ chức các cuộc thi Hát ví Lƣu Tam từ cơ sở đến cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện, cấp tỉnh. Cần tổ chức các đêm Hát ví với nhiều nội dung phong phú trong các cuộc giao lƣu để mọi ngƣời cảm nhận đƣợc tất cả những cái hay, cái đẹp trong làn điệu dân ca độc đáo này.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Ở chƣơng 3, chúng tôi đã chỉ ra các giá trị nội dung, nghệ thuật cùng hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn Hát ví Lƣu Tam của dân tộc sán Chay ở Tức Tranh.

Về nội dung, Hát ví Lƣu Tam thể hiện khá phong phú và đa dạng đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của đồng bào Sán Chay. Họ đã đem vào trong lời ca, tiếng hát của mình những giá trị quý báu của cuộc sống để truyền lại cho đời sau. Đó là văn hóa ứng xử, tình yêu thiên nhiên, ngợi ca lao động và tình yêu lao động, đề cao đạo đức lối sống, thể hiện tình yêu đôi lứa.

Về mặt nghệ thuật, hát ví Lƣu Tam có một số giá trị nghệ thuật tiêu biểu nhƣ thể thơ và kết cấu; vần và nhịp; một số biện pháp tu từ đặc sắc. Tất cả các giá trị nghệ thuật ấy đã góp phần không nhỏ làm nên sức sống lâu bền cho làn điệu dân ca độc đáo này.

Để những giá trị quý báu và đẹp đẽ ấy trƣờng tồn cùng năm tháng, chúng tôi cũng đã đề xuất một số giải pháp nhƣ : giải pháp về kinh tế - xã hội; Giải pháp về giáo dục; Giải pháp về chuyên môn để góp phần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Hát ví Lƣu Tam là dân ca nhập tâm, là làn điệu dân ca tồn tại lâu bền, là kho tàng văn hóa sinh động phản ánh đời sống nội tâm vô cùng phong phú nhƣng cũng hết sức mộc mạc, giản dị của đồng bào dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh. Dƣờng nhƣ từ mạch nguồn truyền thuyết về nàng Lƣu Tam mà họ đã luôn tự hào và coi Hát ví Lƣu Tam là sản phẩm văn hóa lâu đời của dân tộc mình, gắn bó và gần gũi với đời sống của họ nhƣ bếp lửa, nhà sàn…Hát ví Lƣu Tam có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm tƣ, tình cảm và đời sống tâm linh của ngƣời sán Chay. Đến với đồng bào dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên, cơm có thể không ăn, rƣợu có thể không uống nhƣng không thể không nghe Hát ví Lƣu Tam. Ngƣời dân Sán Chay đã lƣu giữ Hát ví Lƣu Tam nhƣ một báu vật và phát triển cho đến ngày nay.

2. Khi nghiên cứu Hát ví Lƣu Tam dƣới nhiều góc độ, việc xác định các cơ sở lí thuyết với các khái niệm và đặt Hát ví trong cái nhìn tổng quát của văn nghệ dân gian Sán Chay, chúng tôi nhận thấy đây là một làn điệu dân ca đa dạng về lời hát, sinh động về nội dung và phong phú về các dạng thức. Dựa vào tiêu chí thời gian có Hát ví Lƣu Tam ban ngày và Hát ví Lƣu Tam ban đêm. Dựa vào tiêu chí nội dung Hát ví Lƣu Tam lại chia thành các bài ca nghi lễ -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phong tục; các bài ca lao động; các bài ca giao duyên; các bài ca sinh hoạt. Ỏ mỗi dạng thức ấy, Hát ví Lƣu Tam đều có những nét rất chung mà lại rất riêng, góp phần làm nên tính chất độc đáo của nền văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh nói riêng.

3. Có thể nói Hát ví Lƣu Tam thể hiện khá phong phú và đa dạng đời

sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của đồng bào Sán Chay. Họ đã đem vào trong lời ca, tiếng hát của mình những giá trị quý báu của cuộc sống để truyền lại cho đời sau. Đó là sự khéo léo, tế nhị, thông minh, chân thành trong văn hóa ứng xử; đó là tình yêu thiên nhiên với nhiều sự gắn bó: thiên nhiên trở thành bầu bạn, trở thành cứu cánh, trở thành nguồn sống rồi rào và bất tận đối với đồng bào sán Chay; đó là sự ngợi ca lao động và tình yêu lao động; đó là những bài học về đạo đức lối sống; đó còn là tình yêu đôi lứa với nhiều cảm xúc, tâm trạng và cung bậc tình cảm. Tất cả đã hòa vào trong lời ca tiếng hát, giúp những con ngƣời nơi đây thêm tin yêu cuộc sống, yêu quý bản mƣờng. Đến với Tức Tranh, ngƣời ta không say vì rƣợu nhƣng lại chếnh choáng trong thứ men dịu ngọt của Hát ví Lƣu Tam.

4. Về hình thức, Hát ví Lƣu Tam có kết cấu tƣơng đối đa dạng. Hai dạng đặc trƣng của Hát ví là kết cấu hai vế đối đáp và kết cấu trùng điệp. Đây là hai dạng kết cấu đƣợc ƣa dùng vì nó phù hợp với lối ứng đối thông minh, nhanh trí của ngƣời Sán Chay trong hát đối giao duyên.

Hát ví Lƣu Tam đƣợc sáng tác dƣới dạng thơ thất ngôn nên hầu hết các khúc ca có dạng bốn câu, mỗi câu bẩy tiếng. Bên cạnh đó, có một số bài ca có sự biến đổi theo hƣớng lƣợc bớt số tiếng trong câu hoặc số câu trong bài. Cách gieo vần, ngắt nhịp cũng chịu ảnh hƣởng của thể. Nhịp truyền thống giữ vai trò chủ đạo (4/3). Vần cũng đƣợc tổ chức khá phong phú và chặt chẽ. Hai vần đƣợc sử dụng chủ yếu là vần chân và vần lƣng. Cách bắt vần cũng rất linh hoạt. Môt số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc cũng đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhƣ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa đã góp phần truyền tải tƣ tƣởng và tình cảm trong những lời Hát ví.

5. Đối với một cộng đồng nhƣ dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh (chiếm 93%) dân số thì việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển làn điệu dân ca độc đáo này trong xã hội hiện đại là một việc làm cần thiết. Có thể coi Hát ví Lƣu Tam nhƣ cuốn “Bách khoa toàn thư về cuộc sống” của dân tộc Sán Chay. Hi vọng những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi sẽ là những gợi mở tích cực cho các nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian nói chung và nghiên cứu Hát ví Lƣu Tam nói riêng để tiếp tục khẳng định những giá trị của Hát ví trong dòng chảy của Văn học dân gian Việt Nam nói chung và văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng.

Khám phá những vẻ đẹp của Hát ví Lƣu Tam không bao giờ có mốc cuối cùng. Việc so sánh Hát ví Lƣu Tam với làn điệu dân ca ở các vùng khác sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tƣơng đối đầy đủ và hệ thống về những giá trị của làn điệu dân ca này để Hát ví Lƣu Tam có một sức sống trƣờng tồn và mãnh liệt bên cạnh các làn điệu dân ca khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

2.Phƣơng Bằng (1981), Dân ca cao Lan,Nxb Văn hóa, Hà Nội.

3. Bước đầu tìm hiểu dân ca dân tộc Tày, Sán Dìu và Cao Lan (2007),

Sở Văn hóa - Thông tin Tuyên Quang.

4. Nguyễn Xuân Cần - Trần Văn Lạng chủ biên (2003), Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn, Bắc Giang, Bảo tàng Bắc Giang.

5. Trịnh Thành Công (2005), “Đi tìm câu hát Xình Ca”, Báo Tuyên Quang số tết Xuân Ất Dậu.

6. Nguyễn Ngọc Chiến (2003), Chuyên đề đám cưới, đám tang của người Cao Lan ở Tuyên Quang, Sở Văn hóa thông tin Tuyên Quang.

7. Khổng Diễn (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8. Phạm Thị Kim Dung (2005), Khảo sát đặc diểm của dân tộc Cao Lan

ở Tuyên Quang, Luận văn tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

9. Nịnh Văn Độ ( 2003), Báo cáo khoa học đề tài “Bảo tồn hát Sình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang”, Sở Văn hóa Thông tin Tuyên Quang.

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật

ngữ văn học. (Tái bản lần thứ 3). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam (1998), sáng tạo và bảo tồn giá trị văn hóa văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

12. Đỗ Đức Hiển, Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà

Nội.

13. Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc Tày - Nùng - Sán Chay

(1994), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

14. Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt nam (1997), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Huế (1978), “Qua việc tìm hiểu diễn xƣớng một số dân ca vùng trung châu Bắc bộ” Tạp chí Văn hóa, số 1.

16. Nguyễn Thị Việt Hƣơng chủ biên (2008), Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Giáo trình dành cho sinh viên ngành văn hóa Dân tộc thiểu số hệ Đại học và Cao đẳng (Tài liệu lƣu hành nội bộ)

17. Nguyễn Xuân Kính cùng nhiều tác giả (1989), Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Đinh Gia Khánh (chủ biên 1998), Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đinh Trọng Lạc (1997), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20. Triệu Thị Linh (2006), Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích về người mồ côi của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Luận văn tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.

21. Triệu Thị Linh (2008), Một số biểu tượng trong Xình Ca Cao Lan,

Báo cáo khoa học hội thảo ngữ học trẻ, Nghệ An.

22. Triệu Thị Linh (2008), Ngôn từ nghệ thuật trong Xình Ca Cao Lan, Luận văn thạc sỹ, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.

23. Nguyễn Văn Lộc chủ biên (2010), nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

24. Nguyễn Văn Lợi (2004), Quan hệ Cao Lan - Sán Chí xét về mặt ngôn ngữ, báo cáo khoa học tại hội nghị xác định thành phần dân tộc sán Chay (Cao Lan - sán Chí) ở Bắc Giang, Bắc Giang.

25. Đặng Văn Lung chủ biên (1997), Nghiên cứu Văn nghệ dân gian Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

26. Đặng văn Lung (1997), “Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xƣớng dân gian”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 6.

27. Phƣơng Lựu (2006), Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011 , Thái Nguyên.

29. Hoàng Kim Ngọc (2004), So sánh và Ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

30. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

31. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, in lần thứ 11. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Nguyễn Hằng Phƣơng (2009), Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33. Lâm Quí (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

34. Lâm Quí (2003), Xịnh ca cao Lan - đêm hát thứ nhất, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Một phần của tài liệu hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)