Khái niệm và nguồn gốc “Hát Ví Lưu Tam”

Một phần của tài liệu hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên (Trang 29)

7. Bố cục luận văn

1.3. Khái niệm và nguồn gốc “Hát Ví Lưu Tam”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Tức Tranh, đồng bào Sán Chay gọi làn điệu dân ca này với một cái tên quen thuộc gắn bó với ngƣời dân nơi đây từ bao đời nay là “Hát ví Lưu Tam”.

Ngoài tên gọi Hát ví Lƣu Tam, dân tộc Sán Chay còn có một số tên gọi khác là

“Sấng cọo” hay “Xình ca”.

Cho đến nay, chƣa có định nghĩa đủ rõ Hát ví Lƣu Tam là gì? Nhƣng khi nghiên cứu làn điệu dân ca này, ngƣời viết thấy nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm này với tên gọi Xình ca mà tiêu biểu là nhà thơ Lâm Quí. Trong “Văn hóa các dân tộc số 2” (2006), tác giả giả viết: “Về Xình ca Cao Lan cần được hiểu theo nghĩa. “Xịnh ca” hay “Xình ca” có nghĩa là xướng ca. Một bên hát xướng lên, một bên hát đối đáp lại. Đặc trưng của Hát ví là hát giao duyên và hát sử ca. Chỉ có thanh niên nam - nữ chưa chồng, chưa vợ mới được hát đối đáp với nhau trong những đêm hát giao duyên. Những người có vợ, chồng và người già chỉ đứng đằng sau dạy hát và cố vấn. Họ chỉ tham gia khi hát vui xuân và các dịp lễ hội. Khác với quan hệ một số dân tộc khác là người già cũng có thể hát đối đáp với nhau.[52]

Hay nghệ nhân Sầm Dừn – một ngƣời đặc biệt có tâm huyết với những câu hát Sình ca đã định nghĩa “Sình ca như một lối hát đối đáp giao duyên dành cho những người chưa chồng, chưa vợ” [Đã dẫn 43- tr.3]

Tác giả Nịnh Văn Độ trong Báo cáo khoa học đề tài “Bảo tồn Hát Sình

ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang” cũng đƣa ra một khái niệm về Sình ca

nhƣ sau: “Hát Sình ca (ở vùng Sơn Dương và nam Yên Sơn, đồng bào gọi là

Sịnh ca) là một thể loại dân ca trữ tình, một sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn của đồng bào Cao Lan. Mỗi bài ca là một bài thơ ghi bằng chữ hán, được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ thành một câu, 4 câu thành một bài), có một số bài viết theo thể thơ lục bát (bài có 4 câu, câu trên 6 chữ, câu đưới 8 chữ) [9 – tr.11]

Trong lời nhà xuất bản cuốn “Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất” có đoạn viết “Đây là tác phẩm thơ ca dân gian cổ của người dân tộc Cao Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được ghi chép bằng chữ hán Nôm Cao Lan và lưu truyền trong đồng bào từ nhiều đời nay” [34- tr.5]

Nhƣ vây, đã có khá nhiều khái niệm về “Xình ca” hay “Sịnh ca” nhƣng theo chúng tôi cần hiểu theo một nghĩa thống nhất nhƣ sau: “Xình ca, Sịnh ca hay Hát ví Lưu Tam có nghĩa là xướng ca. Một bên hát xướng lên, một bên hát đối đáp lại. Đây là một loại dân ca trữ tình, nét sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, độc đáo, hấp dẫn, lâu đời của dân tộc Sán Chay. Mỗi bài ca là một bài thơ ghi bằng chữ Hán được viết theo thể thất ngôn (7 chữ thành một câu, 4 câu thành một bài) và được lưu truyền trong đồng bào từ nhiều đời nay”

1.3.2. Nguồn gốc Hát Ví Lưu Tam

Ở Tức Tranh, Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay có từ rất xa xƣa. Theo lời kể của các cụ già thì ngƣời Sán Chay đã bao đời từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngƣời già truyền dạy cho con trẻ, ngƣời biết hát dạy cho ngƣời không biết hát, đã duy trì làn điệu dân ca này cho đến ngày nay.

Nói về Hát ví Lƣu Tam thì không thể quên câu chuyện về nàng Lƣu Tam. Nhiều dân tộc khác nhau ở những nơi khác nhau cũng đã lƣu truyền về câu chuyện tình yêu đậm màu sắc huyền thoại này với nhiều tên gọi khác nhau.

* Ở Tuyên Quang: Nhà thơ Lâm Quí - ngƣời dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang cho biết: đồng bào Cao Lan có khá nhiều chuyện kể về dân ca Cao Lan mà tiêu biểu là câu chuyện về nữ thần nghệ thuật, cũng tức là về một bà chúa thơ.

Nhà thơ Lâm Quí kể: đó là nàng Làu Slam rất xinh đẹp. Nàng mồ côi cha từ nhỏ nên hàng ngày sống với hoa quả, chim muông trên rừng. Nàng chú ý lắng nghe tiếng chim và học thuộc giọng hót véo von của các loài chim. Nàng đi khắp các bản mƣờng để học các điệu hát của nhân dân. Tiếng hát của nàng thật là kỳ diệu. Nó làm cho những ngƣời hiền lành đã chết có thể sống lại, những ngƣời ác đang sống nghe nàng quở mà lăn ra chết. Đi đến đâu, Làu Slam cũng để lại ở đấy những làn điệu hát véo von, du dƣơng, ngọt ngào nhƣ nƣớc suối nguồn. Khi chết, hồn nàng nhập vào gốc thông. Từ đó, cây thông bốn mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi vu reo hát. Làu Slam đƣợc tôn vinh thành chúa thơ, có uy lực ngang với các thần núi, thần sông, thần trời… Số bài hát nàng đặt ra nhiều hơn lá cây rừng. Xƣa cũng nhƣ nay, mỗi khi mở đầu một cuộc hát, ngƣời Cao Lan bao giờ cũng có bài hát mời anh linh chúa thơ Làu Slam về dự để dạy thêm cho dân các bài hát mới.

Hay cụ Sầm Văn cũng kể: nàng Lƣu Tam từ khi còn trẻ đã có tiếng là hát hay, hay hát nhất bản. Nàng hát đến mức không ai có thể đối lại, lời hát có nhiều ngữ nghĩa, sắc sâu đến mức làm nhiều ngƣời nghẹn thở, tức tối. Ngƣời anh trai thấy tiếng hát của em mình “ghê gớm” quá, không cấm đƣợc em hát, thì bắt em đi lấy chồng. Sợ về nhà chồng, em nói ngoa ngoắt làm ngƣời nhà chồng ghét. Anh ta đƣa cho nàng một chiếc kéo đã khóa chặt và bảo: “Em về đặt trong buồng, bao giờ kéo mở thì em mới được nói”. Lƣu Tam làm đúng nhƣ lời anh dặn, hằng ngày đều xem kéo và nàng thấy kéo không mở, nên nàng không nói. Thấy cô con dâu nhƣ vậy, nhà chồng không chịu đƣợc mới sai ba chị em chồng mang trả cô về nhà. Khi đi đến giữa đƣờng (vào buổi sáng sớm) nghe tiếng gà gáy biết sắp về đến nhà, nàng mới cất lên tiếng hát. Tiếng hát ai oán, trách than và có cả những lời “cay nghiệt” dành cho phía nhà chồng. Nàng về ở với anh, đi hát ở hội hè hay những dịp vui chơi của bản làn. Cuối cùng sau những lần đi hát, nàng Lƣu Tam chết - cái chết của ngƣời con gái tài hoa bạc mệnh.

Nàng Lƣu Tam trong câu chuyện kia khác những mô típ nhân vật dân gian bình thƣờng. Nàng không chỉ thông minh, tháo vát, sắc sảo mà còn có thêm nét cay nghiệt khác thƣờng. Những câu hát mà nàng Lƣu Tam để lại (trong cuốn sách thơ kể chuyện về nàng) đồng thời cũng là những câu hát Xình Ca mẫu mực. Nó là đại diện cho trí tuệ, sự thông minh của ngƣời Cao Lan. Cụ bảo: “Xình ca là dân ca nhập tâm và mê muội của người Cao Lan, là tiếng hát của đàn con trai, con gái ở các bản. Họ hát đối với nhau vì tức. Họ hát một hôm, rồi lại hai hôm, rồi hôm nào cũng hát. Họ hát đối đáp lại nhau ngày qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngày, tháng qua tháng gần hết cả thời trai trẻ… Bên thua thì muốn hát mãi, bên thắng thì muốn khoe tài thâm sâu...”[54]

Hay cũng có một câu chuyện khác nói về nguồn gốc của hát Xình ca. Hát Xình ca hay còn gọi là hát Cọ đã có từ rất xa xƣa, tƣơng truyền là do nàng Slam sáng tạo ra, bắt nguồn từ một tình yêu đẹp giữa nàng Slam và chàng trai nghèo tên Dừn. Nhƣng mối tình không thành, nàng Slam bị ép gả cho nhà giàu, nàng phải giả câm điếc suốt ba năm và không nguôi nhớ ngƣời tình cũ. Nàng đã ấp ủ trong lòng hàng nghìn lời ca nhớ nhung da diết. Khi biết chàng Dừn chết, nàng Slam đã tựa vào gốc cây thông và hát lên những lời thƣơng tiếc rồi trút hơi thở cuối cùng tại đó. Hồn nàng nhập vào gốc cây thông, quanh năm bốn mùa vi vu và hát những câu nhớ thƣơng da diết. Những lời hát ấy đƣợc ngƣời Cao Lan nghe, nhớ rồi truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác và đặt tên là hát Xình ca. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, trai gái ngƣời Cao Lan lại có những lời ca mời hồn nàng Slam về nhập cuộc hát Cọ và sau cuộc vui lại có những lời hát tiễn nàng đi.

* Ở Yên Bái: Dân tộc Sán Chí ở Yên Bái thì truyền tụng một câu chuyện: nàng Làu Slam là ngƣời có tiếng hát trong nhƣ tiếng chim. Trong ngày

hội xuân Làu Slam đã hát Xình ca với chàng Dừn đến nỗi “Con nộc cau” (tên

tiếng Cao Lan của một loài chim) “bảy đêm đi tìm mồi, vẫn nghe tiếng hát hai người”. Họ tiếp tục hẹn nhau tới hội sau “Ta lại cùng nhau tung còn hát Ví”.

Những năm gần đây, hát Xình ca ở Yên Bái không còn đƣợc phổ biến. Chỉ còn đƣợc những ngƣời già trên 60 tuổi hát. Trong sâu thẳm cõi lòng các cụ luôn tâm niệm rằng phải truyền lại cho thế hệ trẻ những câu hát Xình ca.

* Ở Tức Tranh: Những ngƣời dân ở Tức Tranh thì kể: Lƣu Tam không phải là ngƣời bình thƣờng mà nàng là ngƣời của Phật, đƣợc thần tiên trên tròi trợ giúp. Cha mẹ mất sớm nên Lƣu Tam phải ở với ngƣời anh trai. Ngay từ nhỏ, Lƣu Tam đã rất xinh đẹp và thông minh đặc biệt là có tài hát ví. Nàng hát ví với bất cứ công việc gì khiến cho nhiều chàng trai ở nhiều nơi xa đến để ví với nàng, để tỏ tình với nàng nhƣng không ai thắng đƣợc. Một số chàng trai đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chết vì ức quá nhƣng cũng có những chàng trai tuy không thắng Lƣu Tam nhƣng cũng khiến nàng mủi lòng nhƣng ngƣời anh trai sợ Lƣu Tam đi lấy chồng sẽ làm cho nhà chồng bực tức vì không ví đƣợc với nàng. Vì không muốn em lấy chồng nên ngƣời anh ra điều kiện phải làm sao mài cục đá to trƣớc nhà ra làm bánh thì anh mới gả chồng. Đƣợc thần tiên trợ giúp, Lƣu Tam gọt đƣợc đá và gọt đến đâu mềm dẻo đến đó và nàng làm thành bánh cho ngƣời anh thấy. Thấy vẫn không yên tâm, ngƣời anh định hại em bằng cách đẩy xuống núi đá cho yên. Ngƣời anh rủ em lên rừng hái quả và nhân lúc sơ xuất đẩy em xuống vực. Song vì có thần tiên giúp nên Lƣu Tam đã bám đƣợc vào dây nên sống sót và trở về. Khi ngƣời anh về đến nhà, vẫn thấy Lƣu Tam ở nhà và nàng cất tiếng hát:

“ Vềnh ìu sạt nồng thìn mồ sát Tíu lộc lềnh tầu chộc chực thằng”

Ý lời ca:

Anh muốn em chết trời không muốn Rơi xuống vực sâu bám được dây

Ngƣời anh thấy bực quá nên đồng ý gả chồng cho em song ngƣời anh yêu cầu “Ngày ngày đi làm về kiểm tra chiếc kéo anh buộc ở yếm. Khi nào thấy kéo mở lời mới được nói chuyện”. Lƣu Tam lấy chồng tên là Lác. Theo tiếng dân tộc tên đó còn ám chỉ sự đói rách, nát rƣợu. Ngày qua ngày, đi làm về nhìn kéo để trong buồng vẫn thấy thế, ba cô em gái bầy cách luộc củ mài chia nhau ăn khúc non và ngon còn khúc già cằn cỗi cho chị dâu để chị tức phải nói ra nhƣng Lƣu Tam vẫn không nói. Cô em út thƣơng quá dành cho chị tí non và hỏi chị dâu nhƣng Lƣu Tam vẫn không nói. Đã ba năm trôi qua, bố mẹ chồng bảo ba cô đƣa chị dâu trả về nhà không nhận làm con dâu nữa. Hai cô em đƣa chị dâu về gần đến nhà bỗng dƣng Lƣu Tam nghe thấy tiếng gà rừng vui quá bèn cất lời ví.

Nỳ sì san Kay mộc lùn thay Râu phù Slam nin Hau mồ càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Slam nín châu phù Hau mồ càng

Liềng có câu phu slóng ngồ quay

Ý lời ca:

Gà rừng đừng gáy linh tinh đấy Lấy chồng ba năm tôi chưa nói Ba năm làm dâu chưa được nói Hai đứa em cô dẫn tôi về.

Thấy chị dâu nói đƣợc hai em thích quá bảo chị quay lại nhƣng Lƣu Tam nhất định không quay lại nữa mà về với anh trai để tiếp tục đƣợc tự do nói và hát. Khi về đến nhà, Lƣu Tam có nói bằng ví về cuộc sống bên nhà chồng.

Thìn sau từi sát ká chực Lác Lác tắc chời cou nình chừi tày

Nhật nhật chấu còng quày dừng phù Lác càng phù nình pặt chực phù

Ý lời ca:

Trời đất sát phạt gả phải Lác Lác lười lại cao nàng bé nhỏ Ngày ngày đi làm về nuôi Lác Lác bảo vợ mà không phải vợ

Sau này, cũng không ai biết vì sao Lƣu Tam chết mà chỉ thấy dân gian

truyền tụng nhau “Hồng nhan bạc mệnh” và cũng không nói ai là ngƣời khép

lại đƣợc 12 đêm ví của Lƣu Tam hay chỉ là thuộc lòng cùng nhau hát, sau này mới sao chép lại cho nên mỗi khi có Hát ví đều phải có ví gọi Lƣu Tam về

minh giám và kết thúc cũng phải tiễn Lƣu Tam. (Lời kể của ông Hầu Thanh

Tĩnh - xóm Đồng Tâm - xã Tức Tranh)

Nhƣ vậy, nhân vật huyền thoại “Làu Slam” hay “Lưu Ba”, “Lưu Tam” đã đƣợc dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Sán Chí ở Yên Bái, Sán Chay ỏ Tức

Tranh kể với những dị bản khác nhau nhƣng họ đều tôn nàng là “Bà chúa thơ

ca”. Mỗi lần có hát “Xình ca” hay “Hát ví Lưu Tam” đều có những lời ca mời hồn nàng về nhập cuộc. Sau cuộc vui lại có những lời hát tiễn nàng về cõi Phật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Ở chƣơng 1, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về ngƣời Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Việc tìm hiểu về nguồn gốc, dân cƣ và địa bàn cƣ trú, ngôn ngữ, quan hệ gia đình và xã hội, hoạt động kinh tế, văn hóa truyền thống đã giúp cho chúng tôi hiểu những nét đặc trƣng của dân tộc này. Những nét đặc trƣng ấy phần nào đã đƣợc phản ánh trong Hát ví Lƣu Tam.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bƣớc đầu tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc của Hát ví Lƣu Tam - một làn điệu dân ca độc đáo của ngƣời Sán Chay ở Tức Tranh và nhận thấy: Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay đã có từ rất lâu đời, là một loại dân ca trữ tình đƣợc viết theo thể thất ngôn, do chính những ngƣời nông dân thật thà, chất phác sáng tạo nên, đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu bằng con đƣờng miệng hoặc đƣợc ghi chép lại bằng chữ Hán cổ. Khi hát, đồng bào sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng và trang phục truyền thống, không chỉ tạo đƣợc nét văn hóa đặc trƣng, mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi ngƣời tìm hiểu và gìn giữ nét đẹp của làn điệu dân ca này.

Chƣơng 2

CÁC DẠNG THỨC HÁT VÍ LƢU TAM CỦA DÂN TỘC SÁN CHAY Ở TỨC TRANH, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN.

2.1. Các dạng thức Hát ví Lƣu Tam chia theo tiêu chí thời gian

Dựa vào tiêu chí thời gian, ngƣời ta chia Hát ví Lƣu Tam thành Hát ví Lƣu Tam ban ngày và Hát ví Lƣu Tam ban đêm.

2.1.1. Hát ví Lưu Tam ban ngày: là những bài hát ru, hát gọi, hát trong hội xuân, hát trong lao động sinh hoạt, hát mừng nhà mới và chủ yếu là hát ở ngoài trời với những đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn nhƣ đề tài về thiên nhiên, bản làng; đề tài về xã hội, con ngƣời và ví đọc trong đám tang với nội

Một phần của tài liệu hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)