7. Bố cục luận văn
3.1.3. Ca ngợi lao động và tình yêu lao động
Chiếm một phần đáng kể trong Hát ví Lƣu Tam là các bài hát nói về lao động và tình yêu lao động. Ngƣời Sán Chay cũng nhƣ các dân tộc anh em khác ở Tức Tranh với nghề sống chính là làm ruộng, làm nƣơng, săn bắn, hái lƣợm, để có thóc, gạo, ngô, khoai, sắn duy trì cuộc sống nên trong Hát ví Lƣu Tam họ thể hiện niềm ƣớc mong ấy thông qua các lời ca thật giản dị mà không kém phần sâu sắc.
Dì na chìu chìu hối chấu schị Tìm vu chời sôi cồng quà hù Toú nhật mặn vu quày chối phờn Nhằn nhằn hạch phờn tù lừi thông
Ý lời ca :
Cha mẹ sớm sớm làm nương rẫy Trồng lúa ngô khoai đủ rau màu Đến ngày hái lượm về ăn uống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Con cháu ăn học lòng thông thái [53]
Lời ca cất lên, ngƣời nghe nhƣ thấy bao vất vả nhọc nhằn của những con ngƣời lao động nơi đây. Có lẽ, họ không chỉ sống cho riêng mình mà còn sống vì con, vì cháu. Phải chăng đó là đức hi sinh cao cả của những bậc làm cha, làm mẹ, họ không quản ngày tháng, nắng mƣa, mong cho con có đủ cái ăn, cái mặc, mong cho con cƣờng tráng về mặt thể chất, trong sáng về mặt tinh thần.
Không chỉ ngợi ca về công lao của cha mẹ mà họ còn có những bài ca thật hay, thật nhiều ý nghĩa khi chúc mừng cho cây lúa:
Cò sì kềnh phồng chứ cốc cặn Vu cốc lợc từng khau nhăn mằn Cốc mầy mò thìm dì mò tờm Dắt tun mò lài nhằn chờn văn
Ý lời ca :
Câu ví chúc mừng cho cây lúa Hạt thóc gieo xuống luôn tốt tươi Gạo dù chẳng ngọt cũng chẳng nhạt Một bữa không còn mắt cũng hoa [39]
Cũng vì xuất phát từ nông nghiệp nên những con ngƣời nơi đây luôn luôn mong mỏi mƣa thuận gió hòa, cây cối tốt tƣơi, vạn vật sinh sôi nảy nở để họ có thể duy trì cuộc sống. Đặc biệt, hình ảnh cây lúa đã gắn với họ từ bao đời, là nguồn sống thiết yếu để đảm bảo và duy trì cuộc sống nên họ có những tình cảm thật sâu sắc với loài cây yêu qúy này.
Ngày nay, ngoài trồng trọt, họ còn chú trọng đến chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình nên đã có những lời ca thật mộc mạc, giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của cộng đồng ngƣời Sán Chay.
Cò sì kềnh phồng cốc mầy tò Tắc nhăn slạm schàng cồng càu lo Dắt phần dừng nhằn phần dừng áp Dắt phần dừng cày phần dừng ngò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ý lời ca :
Câu ví chúc mừng thóc gạo nhiều Mỗi nhà ba bồ cùng chín thùng
Phần chính người dùng phần nuôi vịt Phần để chăn gà cùng ngỗng ngan [39]
Thông qua hoạt động lao động, dân tộc sán Chay còn thể hiện các mùa vụ trong năm. Mỗi tháng một mùa, ngƣời sán Chay gắn bó với lao động và yêu lao đọng biết nhƣờng nào.
Ngù nhịt cọc trọng lợc phặn phặn Nam nhăn tìm schôi nù phặn phặn Tồn phùn sịch phờn cồng nình nhắm Hui lợc lài lặm sừng hắm dăn
Ý lời ca :
Tháng năm hạt giống gieo xuống đất Nam thì tra sào nữ gieo hạt
Đến bữa cùng nhau ăn vui vẻ Cầu mưa đổ về hạt mọc nhiều [53]
Nếu tháng năm là gieo hạt và nguyện cầu một mùa màng bội thu thì tháng mƣời là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ƣớc nguyện trở thành hiện thực.
Sập nhịt mắn vu chời tồng cằn Sau nha vu pin tồng vu cằn Sau tắc vu nhặm phợc schâu căn Tám quay sừng óc sái cọc pịn
Ý lời ca :
Tháng mười nhắp lúa rung gốc lúa Tay cầm nhắp bông động gốc dạ Khi đầy tay nhắp bó thật chặt
Gánh về đến nhà phơi chín soăn [53]
Từ bao đời nay, ngƣời Sán Chay đã phải vật lộn, chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt để biến đồi sỏi đá khô cằn thành ruộng đồng màu mỡ. Trong vất vả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lam lũ, họ vẫn cất lên tiếng hát để xua đi bao nỗi nhọc nhằn, để thể hiện niềm lạc quan yêu đời và niềm yêu say cuộc sống.