9. Cấu trúc của luận văn
2.5.4 Nguyên nhân của các hạn chế và bất cập
+ Yếu tố tâm lý - xã hội: Thực tế hiện nay là đối với những người nghiện ma tuý thì việc cai nghiện là một công việc vô cùng khó khăn. Có rất nhiều nghiên cứu, thống kê, đánh giá cho thấy trên 90% những người nghiện sau khi cai nghiện ma tuý thành công đều tái nghiện. Tuy nhiên những con số thống kê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 68 mới chỉ đánh giá là tái nghiện còn bao nhiêu lâu thì mới tái nghiện lại chưa có một sự đánh giá rõ ràng và lý do, nguyên nhân tại sao có những người sau khi cai nghiện thành công thì tái nghiện ngay trong khi đó có những người 3 năm, 5 năm, 10 năm sau hoặc hơn thế nữa họ mới tái nghiện thì chưa được nghiên cứu, đánh giá. Vì vậy trong suy nghĩ của đa số mọi người là đối với những người nghiện ma tuý việc đưa họ vào cai nghiện tại các Trung tâm cai nghiện tập trung là thành công mà không cần quan tâm là làm thế nào để giúp những người cai nghiện có thể từ bỏ ma tuý ở mức thời gian lâu nhất có thể. Vì vậy mà các liệu pháp về mặt tâm lý trong đó có hoạt động tham vấn tâm lý luôn bị coi nhẹ, coi đó chỉ là một giải pháp tinh thần tạm thời mà không nhận thấy được hiệu quả thực sự của tham vấn một cách lâu dài.
+ Nhận thức của một số nhà quản lý giáo dục và ngay cả quản lý về hoạt động tham vấn tâm lý cũng chưa đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý trong việc phân loại học viên để có những biện pháp quản lý, giáo dục họ một cách phù hợp nhất. Vì vậy việc tổ chức hoạt động tham vấn ngay khi học viên vào Trung tâm, trong quá trình ở Trung tâm và sau khi hoàn thành quy trình cai nghiện trở về cộng đồng vẫn chưa thực sự được coi trọng.
+ Hệ thống chính sách chung cho hoạt động tham vấn từ biên chế cán bộ, hành lang pháp lý, tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng cán bộ….vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
+ Việc chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động tham vấn còn thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, tài liệu hướng dẫn về phương pháp tham vấn cho đối tượng cai nghiện ma tuý chưa có. Cán bộ làm tham vấn thiếu kỹ năng, nghiệp vụ, không được đào tạo bài bản…
+ Hiện nay người nghiện ma tuý không chỉ đơn thuần sử dụng thuốc phiện hay heroin mà còn sử dụng rất nhiều loại ma tuý tổng hợp, ma tuý đá nên sự phá hoại não bộ, thần kinh là vô cùng khủng khiếp. Chính vì thế mà hoạt động tham
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 69 vấn sẽ phức tạp hơn rất nhiều, nếu cán bộ tham vấn không đủ trình độ, không cập nhật thường xuyên về tất cả các vấn đề liên quan đến người nghiện thì chắc chắn các ca tham vấn sẽ thất bại. Tuy nhiên hiện nay trên mạng Internet hay các phương tiện truyền thông khác rất dễ dàng cập nhật thông tin nhưng những thông tin chính thống từ các cơ quan có chức năng thì lại đang còn yếu và còn thiếu nên việc tiếp cận là vô cùng khó khăn.
+ Việc chỉ đạo, kiểm tra nắm bắt ý kiến phản hồi, điều chỉnh kế hoạch hoặc chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn cấp trên đối với Trung tâm GD- LĐXH Hải Phòng còn chưa cao.
Tóm lại, hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD -LĐXH Hải Phòng còn mới mẻ, sự chuẩn bị mọi mặt chưa thật chu đáo nên hiệu quả hoạt động tham vấn đạt được chưa cao.
2.5.5 Những vấn đề đặt ra cho hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020
Hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng là vô cùng mới mẻ. Để triển khai đồng loạt hoạt động này là vô cùng khó khăn. Những khó khăn cơ bản trong hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng cần được giải quyết là:
- Hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng đang cần có sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước bằng việc hoàn chỉnh các văn bản pháp luật về hoạt động này. Đặc biệt tăng cường sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn từ tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính, nội dung…trong việc thực hiện hoạt động tham vấn tâm lý. Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm để xây dựng những phương án tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
- Cần kiện toàn, sắp xếp phù hợp hoạt động tham vấn tại Trung tâm, nghiên cứu thành lập phòng tư vấn, tham vấn riêng biệt để phù hợp với sự phát triển chung của hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học viên và gia đình học viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 70 - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn kinh phí cho hoạt động tham vấn.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tham vấn tâm lý.
Để thực hiện thành công quy trình cai nghiện phục hồi sớm đưa Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng trở thành cơ sở cai nghiện đứng đầu trong cả nước đòi hỏi các nhà quản lý, các cơ quan quản lý sớm tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm góp phần thiết thực cho công tác cai nghiện phục hồi tại Trung tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 71
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã khái quát đặc điểm chung về thành phố Hải Phòng và Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng. Tác giải đã điều tra về tình hình chung về học viên đang cai nghiện ma tuý tại Trung tâm như về độ tuổi, trình độ trong các năm từ 2009 đến nay.
Điều tra về những khó khăn, khủng hoảng về mặt tâm lý của học viên đang phải đối mặt, thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học viên Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
Tác giả cũng đã nêu lên thực trạng công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm, trong đó khảo sát, đánh giá các nội dung:
- Về những quy định đối với hoạt động tham vấn tâm lý - Về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tham vấn tâm lý: - Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn.
- Về cở sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động tham vấn. - Về kiểm tra đánh giá hoạt động tham vấn:
Đánh giá những mặt mạnh và thuận lợi trong quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm, đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, những mâu thuẫn và bất cập trong hoạt động tham vấn tâm lý tại đây; Đặt ra những những đề cấp bách cho hoạt động tham vấn tâm lý trong những giai đoanj tiếp theo
Qua điều tra và phân tích kết quả điều tra cho thấy sự cần thiết phải tổ chức, sắp xếp và quản lý lại hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm để đi vào bài bản và hiệu quả hơn. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế trong công tác quả lý hiện nay để đề ra các giải pháp quản lý mang tính khả thi và hiệu quả cho hoạt động này.
Những giải pháp cụ thể mang tính tích cực và thiết thực sẽ được tác giả trình bày trong chương tiếp theo của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 72
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI HẢI PHÒNG
Trên cơ sở lý luận và để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra cho công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020 cần có những biện pháp hiệu quả, thiết thực, phù hợp với đặc thù của một trung tâm cai nghiện ma túy quản lý đối tượng học viên có vấn đề về mặt tâm lý, tâm thần do ma túy gây ra như sau:
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tăng cƣờng chỉ đạo của các cấp ngành đối với công tác tham vấn tâm lý cho học viên
3.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tạo ra môi trường có tính pháp lý cho Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động tham vấn tâm lý cho học viên.
Cơ chế, chính sách, chế độ là công cụ hữu hiệu của các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng và là cơ sở để Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng căn cứ vào đó triển khai nhiệm vụ của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền cần căn cứ vào những chủ trương của Đảng, Nhà nước, của thành phố đối với công tác cai nghiện phục hồi nói chung và công tác quản lý hoạt động tham vấn nói riêng để thể chế hóa thành các chế độ, quy định riêng đối với công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng. Cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Quy định rõ trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng một cách cụ thể bằng các văn bản có tính pháp lý.
- Quy định các vấn đề về tổ chức và nhân sự thực hiện công tác tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
- Chế độ kinh phí, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ cho công tác tham vấn tâm lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 73 - Biên chế cán bộ, giáo dục viên có năng lực, trình độ chuyên môn đảm nhiệm công tác tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
- Có chế độ đặc thù cho cán bộ làm công tác tham vấn.
- Đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ làm công tác ttham vấn. - Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thi đua cho Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng và cán bộ làm công tác tham vấn tâm lý....
3.1.2 Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ngành về hoạt động tham vấn tâm lý cho học viên cai nghiện
Trên cơ sở các văn bản pháp luật về công tác cai nghiện phục hồi hiện có và đặc biệt là các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Thành đoàn Hải Phòng, Tổng đội TNXP Hải Phòng. Trung tâm cần tham mưu cho thành phố và các cơ quan chuyên môn để có những văn bản, hướng dẫn cụ thể về hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm. Đồng thời đề xuất với các cơ quan cấp trên, cơ quan quản lý trực tiếp quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn nữa đối với hoạt động tham vấn, coi hoạt động tham vấn như là một quy trình bắt buộc trong công tác cai nghiện phục hồi.
- Về tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý:
Tổng đội TNXP Hải Phòng, Thành đoàn Hải Phòng cần tổng kết việc chỉ đạo hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng để rút kinh nghiệm về thực tiễn hoạt động. Đồng thời thông qua đó để có các cơ chế phù hợp xác định rõ chức năng của hoạt động tham vấn trong điều trị cai nghiện phục hồi tại Trung tâm, xác định rõ vai trò của hoạt động tham vấn cũng như của cán bộ tham vấn để xây dựng mô hình hoạt động tham vấn phù hợp, hiệu quả.
- Về công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò hoạt động tham vấn tâm lý.
Như đã phân tích ở chương II, một trong những nguyên nhân sâu xa làm cho hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm kém phát triển, đó là sự hạn chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 74 về mặt nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, giáo dục học viên; của thân nhân gia đình học viên cũng như của chính bản thân học viên và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý trong công tác cai nghiện phục hồi; khi người nghiện ma túy bước chân vào Trung tâm bản thân họ và gia đình họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí là khủng hoảng về tâm lý rất dễ nảy sinh tiêu cực. Nếu không có sự trợ giúp về mặt tâm lý, không có sự hướng dẫn để họ vượt qua những khó khăn đó sẽ rất khó khăn cho công tác quản lý giáo dục họ sau này đồng thời với đó là hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi sẽ không cao không đáp ứng được sự kỳ vọng.
Do vậy trước mắt, Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng phải thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để cho học viên, thân nhân gia đình học viên cũng như toàn xã hội thấy được tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý cho học viên, gia đình học viên trước khi bước chân vào Trung tâm, trong quá trình học tập, lao động rèn luyện tại Trung tâm và quá trình chuẩn bị hồi gia tái hòa nhập cộng đồng. Trên cơ sở đó bản thân học viên họ tự tin hơn, quyết tâm hơn sẽ góp phần hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi của bản thân.
3.2 Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và củng cố bộ máy tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý của Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng
Hiện nay trung tâm Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng hoạt động với 2 nhiệm vụ chính: Quản lý điều trị cai nghiện và trị liệu phục hồi nhân cách nhưng trong thực tế Trung tâm chỉ chú ý tập trung vào quản lý điều trị cai nghiện còn mảng trị liệu phục hồi nhân cách còn bị xem nhẹ hoặc chưa được triển khai thực hiện một cách bài bản, khoa học; thực tế đã cho thấy trong giai đoạn năm 2005 do Trung tâm chỉ quan tâm đến việc quản lý học viên cai nghiện, không quan tâm đến các yếu tố về mặt tâm lý của học viên, luôn coi họ như những phạm nhân bị quản thúc (thực tế thì theo Nghị định 135 của Chính phủ, những người nghiện ma túy cai nghiện tập trung tại các Trung tâm cai nghiện chỉ là bị xử phạt vi phạm hành chính, họ vẫn có quyền công dân...) nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 75 khi các khó khăn, khủng hoảng về mặt tâm lý không được giải quyết kịp thời và triệt để đã tạo nên một hiệu ứng bất mãn tiêu cực. Một loạt gần1000 học viên đã chống lại cán bộ quản lý, rời khỏi Trung tâm.gây nên một sự bất ổn cho địa bàn thành phố Hải Phòng trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Chính vì vậy sau năm 2005 được sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Thành đoàn Hải Phòng, Tổng đội TNXP Hải Phòng, Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng triển khai thay đổi mô hình quản lý, giáo dục học viên mang tính thân thiện, nhân văn hơn. Bên cạnh các việc quản lý học viên bằng các thủ tục hành chính thì đã tập trung vào công tác tư vấn, tham vấn, giáo dục trị liệu về mặt tâm lý cho học viên cũng như quan tâm hơn đến thân nhân gia đình học viên trong suốt quá trình trị liệu, cai nghiện phục hồi. Cụ thể là đã quan tâm, đầu tư mở rộng mô hình hoạt động của Phòng Giáo dục tư vấn, từ một phòng trước đây chỉ có từ 5 đến 7 cán bộ thì nay đã có 21 cán bộ chuyên trách và hơn 60 cán bộ, giáo dục viên không chuyên tại các Đội quản lý học viên. Bên