Một số khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 38 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1Một số khái niệm liên quan

- Trợ giúp tâm lý: Là hoạt động giúp một người đang gặp khó khăn tâm lý để họ thực hiện được mong muốn trong cuộc sống. Người trợ giúp chuyên nghiệp: Được đào tạo chuyên sâu; Người trợ giúp bán chuyên nghiệp: Được đào tạo qua các khoa tập huấn ngắn hạn; Người trợ giúp không chuyên: Không được đào tạo, công việc trợ giúp chỉ nhất thời.

- Tư vấn tâm lý: Là mối quan hệ giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp và người, nhóm người hoặc một chỉnh thể xã hội cần được giúp đỡ trong đó nhà tư vấn cung cấp sự giúp đỡ cho thân chủ trong việc xác định và giải quyết một vấn đề liên quan đến công việc. Tư vấn liên quan đến mối quan hệ tay ba trọng tâm là người xin tư vấn và bên thứ ba.

- Tham vấn tâm lý (Couns’ling Psychology) - là một thuật ngữ không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên tham vấn tâm lý vẫn còn là một ngành rất mới mẻ và không nhiều người hiểu được bản chất của nó và vẫn hiểu nó giống với tư vấn hay trợ giúp tâm lý. Điều này thì không chỉ ở Việt nam mà tại các nước phương Tây thuật ngữ tham vấn tâm lý vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, đôi khi nó được hiểu chỉ là những hoạt động của người giúp đỡ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 28 thông thường hoặc của tình nguyện viên, họ được xem như là người làm công tác trợ giúp tâm lý, hoặc đôi khi nói đến tham vấn là nói đến những người làm công tác tham vấn chuyên nghiệp tại các Trung tâm, bệnh viện, dịch vụ xã hội, trường học với nền tảng kiến thức về tâm lý học, công tác xã hội hoặc các ngành khác.

Theo các chuyên gia của hiệp hội tâm lý học Mỹ thì: “Tham vấn tâm lý là quá trình trợ giúp cá nhân khắc phục những trở ngại tâm lý có thể gặp trong quá trình trưởng thành, khiến người ta phát triển một cách lý tưởng”.

Tổ chức tham vấn Thế giới lại định nghĩa các khả năng: “Tham vấn là một quá trình trợ giúp dựa trên các khả năng. Trong đó một người dành thời gian, sử dụng quan tâm và sử dụng thời gian một cách có mục đích để giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai giải pháp khả thi trong thời gian cho phép”.

Tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau về tham vấn tâm lý. Tuy nhiên trong điều kiện hoạt động tham vấn ở Việt Nam hiện nay còn nhiều tự phát và ai cũng có thể cho mình là nhà tham vấn khi họ làm công việc trợ giúp người khác thì một định nghĩa về tham vấn đầy đủ hơn có thể được phát biểu là: Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

- Thân chủ: Là khách hàng, họ là những người có lứa tuổi khác nhau đang gặp những khó khăn tâm lý như: họ đang bị stress trong công việc, đời sống gia đình; họ có thể gặp khó khăn trong viêc nuôi dạy con cái, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ hôn nhân, tình yêu, tình dục, hay họ đang mất niềm tin....cũng có thể họ cảm thấy có những cảm xúc tiêu cực như giận dữ bất thường, đau khổ, căng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 29 thẳng, hoảng sợ khiến họ băn khoăn và hoang mang không biết thoát ra tình trạng mình đang gặp như thế nào. Khi đó họ cần có người chia sẻ, lắng nghe và trợ giúp họ thoát ra khỏi tình trạng hiện có. Như vậy có thể hiểu thân chủ là những người đang có vấn đề tâm lý và cần được trợ giúp.

- Nhà tham vấn: Là người được đào tạo bài bản trong ngành tâm lý và cụ thể là tham vấn tâm lý. Họ có đủ phẩm chất và kỹ năng cần có của một nhà tham vấn cũng như kinh nghiệm sống và một tâm thế bình ổn để có thể trợ giúp tốt nhất cho thân chủ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 38 - 40)