Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 77 - 78)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.2Những mặt hạn chế

Mặc dù đã rất cố gắng để tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng nhưng thực tế việc quản lý hoạt động này còn nhiều tồn tại:

+ Đây chưa được coi là một hoạt động bắt buộc cao trong công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma tuý nên chưa nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ngành Trung ương và thành phố về hoạt động này. Một bộ phận cán bộ quản lý Trung tâm chưa có ý thức trách nhiệm trong công tác tham vấn và chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động này nên chưa triển khai một cách triệt để. Công tác tuyên truyền cho tham vấn chưa tốt nên nhiều học viên thậm chí thân nhân gia đình học viên chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động này. Sự phối hợp giữa Trung tâm và cán bộ làm công tác tham vấn còn chưa chặt chẽ.

+ Cấp lãnh đạo trực tiếp là Tổng đội TNXP Hải Phòng chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động tham vấn tâm lý như các bộ phận khác, chưa thành lập và kiện toàn thành phòng tham vấn chuyên biệt, trang thiết bị phục vụ hoạt động tham vấn còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 67 + Cán bộ quản lý của Trung tâm về hoạt động tham vấn còn hạn chế, việc chỉ đạo kết hợp giữa các hoạt động về công tác cai nghiện phục hồi chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chưa hỗ trợ nhau.

+ Kinh phí cho các hoạt động của Trung tâm nói chung và hoạt động tham vấn nói riêng còn khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 77 - 78)