Mục đích, nhiệm vụ của tham vấn tâm lý:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 40 - 41)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2 Mục đích, nhiệm vụ của tham vấn tâm lý:

* Mục đích chung:

- Tham vấn tâm lý nhằm cải tiến, củng cố về mặt sức khỏe và tinh thần giúp thân chủ sống tốt hơn.

- Ngăn ngừa, phòng tránh không để các vấn đề về tâm lý xảy ra tồi tệ hơn. - Giúp thân chủ giải quyết các vấn đề cụ thể: Giúp thay đổi hành vi, nhân cách, làm giảm hoặc biến mất những triệu chứng và phát triển các kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề tâm lý nhằm tạo khả năng thích nghi tốt nhất trong môi trường thân chủ đang sống.

* Các mục tiêu cụ thể:

- Giúp thân chủ giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện về vấn đề của mình.

- Giúp thân chủ tăng thêm hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của họ, giúp thân chủ biết chấp nhận vấn đề của mình đang có.

- Giúp thân chủ đưa ra các quyết định lành mạnh và có khả năng xử lý được vấn đề của mình.

- Hướng dẫn thân chủ thi hành các quyết định của họ và có khả năng dự phòng các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

- Các cá nhân khi có nhu cầu trợ giúp tùy vào các mục đích mà họ đặt ra mà nhà tham vấn tiến hành hoạt động và xác định thời gian, công việc giúp đỡ. Mục tiêu của tham vấn luôn được xác định từ thân chủ và nhà tham vấn cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 30 nắm rõ nhu cầu tham vấn của thân chủ. Với một số thân chủ, sự trợ giúp chỉ là giải tỏa cảm xúc, vì vậy việc lắng nghe thân chủ giải tỏa và sử dụng kỹ năng thấu cảm để thân chủ thấy được sự tôn trọng, được chấp nhận là đủ. Nhưng với một số thân chủ khác, mục tiêu tham vấn không chỉ đơn thuần là giải tỏa cảm xúc nhận biết vấn đề của mình, hay biết cách đưa ra các biện pháp đối phó, mà hơn thế nữa họ cần thay đổi hành vi. Do đó nhà tham vấn phải dành nhiều thời gian và cân nhắc các phương pháp tiếp cận để giúp thân chủ đạt được các mục tiêu tham vấn của họ.

* Nhiệm vụ của tham vấn:

- Nhiệm vụ chung nhất của tham vấn là xác định vấn đề và nguyên nhân gây ra; chuẩn đoán, đánh giá và phân loại vấn đề.

- Nhiệm vụ cụ thể: Làm thư giãn cảm xúc của thân chủ khi thân chủ bị căng thẳng bởi vấn đề, nhà tham vấn làm thư giãn cảm xúc của thân chủ bằng cách lắng nghe tích cực, có sự ủng hộ và chấp nhận thái độ của thân chủ, giúp họ yên lòng và giải tỏa cảm xúc; Giúp thân chủ nhận diện được vấn đề, sàng lọc các nguyện vọng, nhu cầu của thân chủ; Giúp thân chủ đưa ra các vấn đề ưu tiên, trong đó giúp thân chủ xác định việc lựa chọn các giải pháp, phân tích những khó khăn, tìm ra các giải pháp hành động và các giải pháp thay thế để cuối cùng đưa ra các giải pháp hiệu quả; Nhà tham vấn giúp thân chủ đưa ra các quyết định hành động cụ thể và biết quản lý vấn đề; Giúp thân chủ có kế hoạch để thay đổi hành vi, khi các giải pháp đã được lựa chọn, nhà tham vấn khuyến khích thân chủ thực hiện các kế hoạch họ đề ra, giúp họ đánh giá được những thay đổi trong nhận thức, hành vi và trang bị cho thân chủ các kỹ năng sống phù hợp để có thể thích nghi với hành vi hay điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)