Khái niệm về quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 42 - 47)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.1Khái niệm về quản lý

Quản lý là gì? đây là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý nào cũng cần hiểu và mong muốn lý giải. Nó liên quan đến định nghĩa về quản lý [9]

Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 32 Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý.

Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lý luận và nghiên cứu quản lý học.

Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó.

Quản lý là hoạt động bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội, được ra đời ngay từ khi xã hội có sự phân công lao động [13, tr 378]. Xã hội ngày càng tiến bộ, nền kinh tế càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại thì hoạt động quản lý và vai trò của nhà quản lý càng trở nên quan trọng để đảm bảo phối hợp một cách có hiệu quả những nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra [11, tr 47 - 49].

Có rất nhiều khái niệm đã được đưa ra nhằm phản ánh những nét đặc trưng của quản lý “ Quản lý là sự tác động có mục đích đến những tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất” (Kozolova O.V và Kuznéov I.N) [1, tr 73], hoặc theo Beag A.I, “ Quản lý là một quá trình hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác nhờ sự tác động vào các phần tử biến thân của nó” [7, tr.871].

Như vậy, quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động tới những khách thể nhằm thu được kết quả mong muốn, nói cách khác quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (Còn gọi là khách thể quản lý) nhằm đạt được mục tiêu đề ra [14, tr. 138].

Quản lý là nhu cầu khách quan của lao động tập thể trong xã hội loài người [23 tr. 357 - 359]. Xã hội càng phát triển đi lên thì vai trò của quản lý càng lớn. Quản lý là một hoạt động đa dạng, nó có những vai trò khác nhau như: vai trò phối hợp, vai trò hướng đích, vai trò giao nhiệm vụ và kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 33 Những vai trò này vừa có trách nhiệm vụ và kiểm tra. Những vai trò này vừa có những nét giống nhau lại vừa thể hiện những khía cạnh khác nhau của họat động quản lý [11].

Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

+ Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .

+ Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

+ Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".

+ Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".

+ Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".

Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dựng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 34 "một xã hội tự do và phát triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển. Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan điểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm về sự chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F. Dalark là cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây là quan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết học về quản lý của ông.

- Chức năng: Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đó, chủ thể tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, nói cách khác, chức năng quản lý là nội dung cơ bản của quá trình, là nhiệm vụ không thể thiếu được của các nhà quản lý. Và các cơ quan quản lý trong quá trình quản lý [6, tr. 123 - 124].

Quản lý có nhiều chức năng, được phân loại theo nhiều cách [6,tr.57]

Sơ đồ 1.1: Các chức năng của quản lý

+ Theo giáo sư Hà Thế Ngữ, quản lý có 5 chức năng: chức năng hoạch định, chức năng thông tin, chức năng điều hành, chức năng kiểm tra - đánh giá và chức năng tổ chức.

THÔNG TIN

Kiểm tra - Đánh giá Tổ chức

Điều hành Hoạch định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 35 + Theo Afanaxep, quản lý có các chức năng như sau: Chức năng xử lý và thông qua quyết định. chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh, chức năng sửa chữa, chức năng kiểm tra [10, tr. 82 - 85].

+ Theo Henri Fayol, quản lý có 5 chức năng: Chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ huy - ra lệnh, chức năng phối hợp, chức năng kiểm tra [15, tr. 265].

Hiện nay, đa số các nhà quản lý thừa nhận quá trình quản lý gồm các chức năng sau: Chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng điều khiển, chức năng kiểm tra [11]. Nhà quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng các chức năng quản lý để hướng tới mục tiêu quản lý được đề ra.

Sơ đồ 1.2. Chức năng của quản lý

- Nội dung cơ bản của quản lý:

+ Công tác hoạch định: xác định được mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau...) và lên các kế hoạch hành động chi tiết.

Mục tiêu quản lý Nhà quản lý Đối tượng quản lý Kiểm tra Điểu khiển, chỉ đạo Tổ chức Kế hoạch hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 36 + Công tác tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch.

+ Bố trí nhân lực: phân tích, đánh giá công việc của tổ chức, xây dựng kế hoạch nguồn nhân lức từ công tác tuyển mộ, tuyển dụng, phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp, bó trí sử dụng và luân chuyển nhân sự.

+ Công tác lãnh đạo/động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức), muốn vậy cần phải có các chế độ đào tạo, đãi ngộ nhân viên cho phù hợp với năng lực, trình độ, vị trí công tác để họ tự tin trong quá trình thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 42 - 47)