Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 72 - 75)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.3Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn

Thực hiện nhiệm vụ do Tổng đội TNXP Hải Phòng giao cho Trung tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động tham vấn tâm lý cho học viên, hỗ trợ họ những khó khăn khủng hoảng về tâm lý, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng đã tiến hành phân công cán bộ trong Trung tâm chuyển sang hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tham vấn. Cụ thể:

Trung tâm đã cử cán bộ phòng Giáo dục tư vấn, cán bộ quản lý , giáo dục học viên đi tập huấn, tham gia một số khóa đào tạo của tổ chức Daytop - Hoa Kỳ về công tác tham vấn. Số cán bộ này được chuyển sang làm hoặc kiêm nhiệm là về công tác tham vấn.

Đội ngũ cán bộ này có một số tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một số có chuyên môn về công tác xã hội, một số có chuyên môn về ngành y tế, hành chính, triết học, song hầu hết là không có hoặc có rất ít kiến thức về tham vấn tâm lý.

Bảng 2.10: Các lĩnh vực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham vấn tâm lý của Trung tâm

Đơn vị tính: người TT Số cán bộ Chuyên môn TLGD Công tác XH Y tế Hành chính Triết học 1 14 7 2 2 1 1 Tổng cộng 7 3 2 1 1 Tỷ lệ % 100 50 21,4 14,2 7,2 7,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 62

Bảng 2.11: Trình độ đào tạo của cán bộ làm công tác tham vấn ở Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng

Đơn vị tính: người

TT Tên Trung tâm

Trình độ đào tạo

Trên ĐH ĐH TC – CĐ

1

Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng

3 9 2

Tổng cộng 3 9 2

Tỷ lệ (%) 21,5 64,3 14,2

Nguồn: Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng năm 2013

Bảng 2.9 cho thấy, số cán bộ bố trí làm công tác tư vấn có 21,5% có trình độ trên Đại học, 64,3% có trình độ ĐH, còn 25% có trình độ trung cấp, cao đẳng. Đây là một thuận lợi song cũng là một khó khăn do trình độ không đồng đếu nên việc tiếp thu tri thức, kỹ năng không thống nhất gây trở ngại cho việc triển khai thực hiện hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm.

Ngoài ra để tiếp cận những thông tin mới, đồng thời có thể xử lý những tài liệu nước ngoài phục vụ cho việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho hoạt động tham vấn tâm lý thì hiện nay trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ làm tham vấn còn thấp. Những cán bộ chuyển sang làm nhiệm vụ tham vấn hầu hết chưa biết tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ rất yếu mới bắt đầu làm quen với máy tính và sử dụng tiếng Anh ở mức độ hiểu thông thường. Một số cán bộ có trình độ tin học, ngoại ngữ lại là các cán bộ mới ra trường chưa có kinh nghiệm hoặc đang thực hiện nhiệm vụ ở các mảng công tác khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 63

Bảng 2.12: Bảng thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ làm công tác tham vấn tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng

Đơn vị tính: người TT Tên Trung tâm Tổng số CB tham vấn Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ 1 Trung tâm GD - LĐXH HP 14 A B ĐH A B ĐH 2 Tổng cộng 14 11 3 0 10 4 0 3 Tỷ lệ (%) 100 78,6 21,4 0 71,5 28,5 0

Nguồn: Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng năm 2013

Trong tổng số 14 cán bộ đang làm tham vấn mặc dù có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ song mới đạt ở mức độ rất thấp và trong thực tế trình độ đó không thể thực hiện được nhiệm vụ. Có 11 cán bộ có chứng chỉ A tin học chiếm 78,6% và 10 cán bộ có chứng chỉ A ngoại ngữ chiếm 71,5% và các chứng chỉ này không phải do Bộ giáo dục hay Sở giáo dục cấp và là của các Trung tâm ngoại ngữ, tin học cấp nên trình độ thực tế không đúng với chứng chỉ được công nhận. Chỉ có 3 cán bộ được cấp chứng chỉ tin học trình độ B chiếm 21,4% và 4 cán bộ được cấp chứng chỉ trình độ B theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là một khó khăn khi triển khai các nội dung liên quan đến công tác tham vấn.

Mặc dù trong những năm qua, Sở nội vụ, Tổng đội TNXP Hải Phòng, Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng có mở nhiều lớp để đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ nhân viên Trung tâm. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn hầu như chưa được tham gia các lớp tập huấn này. Bên cạnh đó trong tổng số 25 cán bộ được cử tham gia lớp tập huấn về các kỹ năng nghiệp vụ trong công tác cai nghiện phục hồi, trong đó có tập huấn về công tác tham vấn tâm lý cho học viên cai nghiện của tổ chức DayTop - Hoa Kỳ thì hiện chỉ có 04 cán bộ đang làm về công tác tham vấn, số còn lại hoặc làm công tác khác hoặc đã chuyển công tác sang đơn vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 64 mới. Việc cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ tham vấn còn hạn chế do tại Hải Phòng chưa có Trung tâm có uy tín nào làm việc này, mọi công tác đào tạo bồi dưỡng đều phải liên hệ với các Trung tâm tại Hà Nội trong khi điều kiện phục vụ cho hoạt động này lại rất khó khăn nên hiệu quả đạt được không cao.

Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ làm tham vấn chưa có quy định riêng. Trung tâm trả lương cho đội ngũ cán bộ làm tham vấn như các cán bộ khác, trong khi đó một số chế độ đặc thù riêng cho cán bộ làm công tác cai nghiện phục hồi lại không được hưởng; nhiều ca tham vấn phải tiến hành vào buổi tối nhưng cũng chưa có chế độ thêm giờ, chế độ đãi ngộ riêng. Chính những điều này đã gây cản trở cho việc tự bồi dưỡng, tự đào tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn dẫn đến hiệu quả thực sự trong mỗi ca tham vấn là chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 72 - 75)