Về trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 59 - 110)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3Về trình độ học vấn

Hiện tại trong Trung tâm có 1000 học viên đang học tập, lao động và cai nghiện phục hồi.Tuy nhiên họ đến từ nhiều địa phương khác nhau, nhưng họ có cùng một đặc điểm chung là trình độ học vấn tương đối thấp, thậm chí có không ít người chưa biết viết, viết đọc. Họ đều bỏ học giữa chừng do dính vào ma tuý. 13,1% 28,5% 51,5% 6,9% 18-30 40-50 >50 30-40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 49

Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của học viên trong Trung tâm

Nguồn khảo sát nghiên cứu năm 2013

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng những học viên trong Trung tâm đa số chỉ tốt nghiệp cấp I và cấp II. Số học viên tốt nghiệp cấp I là 397 người chiếm 39,7%, cấp II là 300 người chiếm 30%, còn cấp III có 180 người chiếm 18% và tỷ lệ chưa biết đọc, biết viết là 50 người chiếm 5% , trình độ TC- CĐ- ĐH chỉ có 73 người chiếm 7,3%. Như vậy nhìn vào trình độ học vấn của các học viên chúng ta biết được rằng đa số họ không có trình độ học thức nên nhận thức của họ trong cuộc sống cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều nên đây cũng là 1 trong những nguyên nhân dễ đưa đẩy, lôi kéo họ vào con đường nghiện ma tuý.

2.2.4 Những dấu hiệu đặc trƣng của học viên khi nghiện ma túy Bảng 2.2: Các biểu hiện bên ngoài của ngƣời nghiện

STT Biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Ngáp (kiểu người thường thiếu ngủ) 100,0

2 Chảy nước mắt, nước mũi (dị ứng thuốc) 100,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 50

4 Ớn lạnh, nổi da gà 100,0

5 Đau các cơ 3,2

6 Sút cân (gầy yếu) 100,0

7 Co cứng cơ bụng 3,2

8 Nôn, buồn nôn 100,0

9 Tiêu chảy 100,0

10 Khó ngủ 100,0

Nguồn: Phiếu điều tra, khảo sát

Khi học viên vào cai nghiện tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng thường có những biểu hiện đặc trưng rất dễ nhận thấy như: Thường ngáp dài liên tục, chảy nước mắt, nước mũi, toát mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gà. Trong thời gian dừng sử dụng ma túy thường có biểu hiện buồn nôn,tiêu chảy, khó ngủ…Những đặc điểm này giúp cho hoạt động tham vấn tâm lý nói riêng và quản lý, giáo dục học viên nói chung nắm vững về học viên, đồng thời sẽ có những biện pháp tác động phù hợp với đối tượng một cách hiệu quả.

Bảng 2.3: Những biểu hiện của học viên khi nghiện một số loại ma túy Loại ma túy Khi lên cơn nghiện Khi phê thuốc Tỷ lệ (%)

1.Thuốc an thần, gây ngủ ma túy tổng hợp

- Nóng nảy, bồn chồn, bứt rứt, dễ gây gổ với mọi người. - Ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi. - Tiêu chảy, đồng tử lớn.

- Hưng phấn, kích động, mất tự chủ, dễ sinh sự, đánh nhau, hủy hoại thân thể.

- Mặt đỏ, mắt đỏ, người nóng, uống nhiều nước.

93,0

2.Thuốc phiện - Hoang mang, sợ hãi, nói dối như thật để xin tiền.

- Ra khỏi nhà khi đến cử. - Đau bụng, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt.

- Thích ở 1 mình, sợ tiếng ồn, tỏ ra siêng năng làm việc vặt, kể chuyện huyên thuyên, lộn xộn. - Ngứa ngáy như có kim châm nhẹ trên da, nóng trong, mí mắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 51 nặng. - Các cố tật: Nhổ râu, cắn móng tay, nặn mụn. 3. Cần sa - Buồn chán, kém tập trung, tư tưởng bồn chồn, cố tìm mọi cách để ra khỏi nhà, ngang bướng, phản ứng với tất cả những người trong nhà. - Nhức đầu, vã mồ hôi, tim đập mạnh.

- Thích nghe nhạc mạnh, nói năng huyên thuyên, cười khóc tự nhiên, hủy hoại thân thể.

- Mặt đỏ, mắt đỏ, mùi khét đặc biệt ở góc tay và miệng.

93,0

4. Heroin - Nóng nảy, bồn chồn, hay bẻ tay, nói lý lẽ hoặc làm bất cứ điều gì để có thuốc.

- Ngáp vặt, đau bụng, chảy nước mắt sống, vã mồ hôi, mặt bơ phờ, đồng tử nở lớn.

- Thích êm dịu, trầm tư.

- Thích quan hệ tình dục tập thể. - Mắt long lanh, mặt hơi hồng, ngây dại, uống nhiều nước, đồng tử teo nhỏ.

90,0

Nguồn: Phiếu điều tra, khảo sát

Bên cạnh những dấu hiệu nhận thấy của người nghiện ma túy thì qua điều tra, khảo sát cho ta phân loại được học viên với mức độ sử dụng các loại ma túy khác nhau của học viên. Đây là việc làm hết sức quan trọng của các nhà quản lý bởi xác định được học viên sử dụng an thần hay hưng phấn để có biện pháp tác động một cách phù hợp và hiệu quả.

2.3 Thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng động xã hội Hải Phòng

2.3.1 Những khó khăn về mặt tâm lý của học viên Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng đang phải đối mặt Hải Phòng đang phải đối mặt

Nhìn chung học viên đang cai nghiện tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng như phân tích về đặc điểm tâm sinh lý nêu trên đều có những khó khăn, khủng hoảng về mặt tâm lý. Đa số đều không chấp nhận thực tế là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 52 mình đi cai nghiện nên trong quá trình học tập, lao động và trị liệu phục hồi họ luôn thấy bất an, căng thẳng về mặt tâm lý, rất khó khăn chấp nhận cuộc sống tại Trung tâm.

Bảng 2.4: Ý kiến của học viên về mức độ khó khăn về mặt tâm lý mà họ phải

đối mặt

Đơn vị tính: người/1000 học viên

TT Các lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Rất nghiêm trọng 312 31,2

2 Nghiêm trọng 601 60,1

3 Ít nghiêm trọng 30 3,0

4 Không nghiêm trọng 57 5,7

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Qua khảo sát, điều tra cho thấy hầu hết học viên cai nghiện tại Trung tâm đều cho rằng khi vào Trung tâm cai nghiện phục hồi mức độ khó khăn họ gặp phải là rất nghiêm trọng 312/1000 ý kiến chiếm 31,2% và nghiêm trọng 601/1000 ý kiến chiếm 60,1%, trong khi đó chỉ có 30/1000 ý kiến chiếm 3,0% cho là ít nghiêm trọng và 57/1000 ý kiến chiếm 5,7% cho là không nghiêm trọng. Điều này cho thấy sự khủng hoảng về mặt tâm lý mà học viên phải đối mặt là rất lớn, điều này đặt ra cho công tác quản lý phải có phương án hỗ trợ, giúp đỡ họ để họ yên tâm học tập, lao động và điều trị đạt kết quả cao nhất.

Về những lĩnh vực mà học viên thấy khó khăn khi phải đối mặt, qua điều tra khảo sát cho thấy:

Bảng 2.5: Ý kiến của học viên về những lĩnh vực khó khăn về mặt tâm lý mà họ phải đối mặt

Đơn vị tính: người/1000 học viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 53 1 Khó khăn về cuộc sống thực tại và tương

lai tại Trung tâm 657 65,7

2

Lo sợ cán bộ không quan tâm, tệ nạn đầu

gấu, đại ca chèn ép, ngược đãi 231 23,1

3 Bi quan, chán nản, mặc cảm về bản thân 813 81,3

4 Căm giận gia đình, người thân 178 17,8

5

Lo sợ phải chịu đựng những cơn đau đớn,

vật vã do hội chứng cai mang lại 857 85,7

6 Khác 122 12,2

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Đa số học viên thấy khó khăn về bản thân trong đó là việc thích ứng với cuộc sống hiện tại tại Trung tâm và tương lai của mình trong quá trình sống tại Trung tâm với 657 ý kiến chiếm 65,7%; bi quan, chán nản, mặc cảm về bản thân với 813 ý kiến chiếm 81,3%; Lo sợ phải chịu đựng những cơn đau đớn, vật vã do hội chứng cai mang lại với 857 ý kiến chiếm 85,7%. Trong khi đó những khó khăn về lo sợ cán bộ không quan tâm, tệ nạn đầu gấu, đàn anh chèn ép, ngược đãi với 231 ý kiến chiếm 23,1%; căm giận gia đình, người thân với 178 ý kiến chiếm 17,8% và các ý kiến khác như sự bị chết, sự mất thời gian cai nghiện mà không hiệu quả, sợ phải lao động vất vả, sợ không được ăn uống đầy đủ…. với 122 ý kiến chiếm 12,1%. Những khó khăn trên nếu không được giải quyết sẽ tạo nên sự khủng hoảng về mặt tâm lý cho học viên dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực gây tổn hại đến bản thân và những người xung quanh. Thực tế cho thấy không chỉ tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng mà ở các Trung tâm khác việc học viên uy hiếp cán bộ quản lý để bỏ trốn, rạch cổ tay, treo cổ tự tử, nuốt dao lam….vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân của những việc đó là do học viên không biết phải giải quyết những khó khăn, khủng hoảng đó như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 54 thế nào. Đôi khi bản thân cũng không dám tìm đến những phương án tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết những khó khăn đó.

Bảng 2.6: Ý kiến của học viên về cách thức giải quyết những khó khăn tâm lý

Đơn vị tính: người/1000 học viên

T T

Các lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ %

1

Tự mình giải quyết mọi khó khăn, không

dám hé lộ khó khăn, không cần sự giúp đỡ 850 85,0

2 Chịu đựng, chấp nhận, buông xuôi 796 79,6

3

Nhờ bạn bè, những học viên đi trước giúp

đỡ 74 7,4

4

Tìm đến cán bộ quản lý, cán bộ tham vấn

để nhận được sự giúp đỡ 251 25,1

5 Khác 44 4,4

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Qua ý kiến điều tra qua bảng nêu trên, cho ta thấy một thực tế rằng đa số bản thân tự tìm phương án giải quyết những khó khăn tâm lý bằng việc tự mình giải quyết mọi khó khăn, không dám tiết lộ với mọi người xung quanh về những khó khăn mình đang có, đồng thời cũng không cần sự giúp đỡ của mọi người với 850 ý kiến chiếm 85,0%. Tương tự như vậy 796 ý kiến chiếm 79,6% tự chịu đựng, tự chấp nhận buông xuôi mặc cho mọi việc đến đâu thì đến, không có bất kỳ một biểu hiện tích cực nào. Chỉ có một số lượng nhỏ 251 ý kiến chiếm 25,1% tìm đến cán bộ quản lý, cán bộ tham vấn để nhận được sự giúp đỡ; 74 ý kiến chiếm 7,4% nhờ bạn bè, những học viên đi trước giúp đỡ và 44 ý kiến chiếm 4,4% có ý kiến khác như sẽ đương đầu, thậm chí chống lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 55 những khó khăn đó, tìm cách vận động gia đình để được cho về hoặc sẽ tự tử nếu không chịu được những khó khăn đó.

Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn sâu 2 nhóm học viên tại Trung tâm.

Nhóm thứ nhất là những học viên mới vào Trung tâm chưa được 3 tháng gồm 5 học viên, trong đó có 4 học viên mới đi cai nghiện lần đầu và 01 học viên đi cai nghiện lần thứ hai. Với câu hỏi “Khi vào Trung tâm anh/bạn gặp những khó khăn gì và cách thức giải quyết những khó khăn đó”. Cả 5 ý kiến đều cho biết là họ gặp rất nhiều khó khăn trong đó có các khó khăn chính là khó khăn về cuộc sống thực tại và tương lai tại Trung tâm, lo sợ phải chịu đựng những cơn đau đớn, vật vã do hội chứng cai mang lại, lo sợ tệ nạn đầu gấu, đại ca chèn ép, ngược đãi. Và cả 5 ý kiến đều cho rằng phương án giải quyết tốt nhất là chấp nhận, cam chịu không dám phản kháng và cũng không tìm đến các phương án khác.

Nhóm thứ hai là những học viên đã ở Trung tâm được 1 năm cũng với câu hỏi tương tự thì các ý kiến trả lời là: Trong giai đoạn đầu tiên họ cũng gặp khó khăn và phương án giải quyết tương tự nhóm 1, tuy nhiên sau đó họ thích ứng dần và cố gắng vượt qua khó khăn ban đầu. Đồng thời 4/5 ý kiến cho rằng cuộc sống hiện tại của họ còn nhiều vấn đề khó khăn khác như gia đình, vợ con, tương lai sau khi cai nghiện thành công, nghề nghiệp sau này để kiếm sống... và họ chưa biết cách giải quyết thế nào cho phù hợp.

2.3.2 Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học viên tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng dục - Lao động xã hội Hải Phòng

Để tìm ra phương án giải quyết cho những khó khăn, khủng hoảng tâm lý của học viên, tác giả tìm hiểu nhu cầu tham vấn của học viên để đánh giá thực sự bản thân học viên có mong muốn được giúp đỡ để giải quyết khó khăn hay không, và mong muốn đó thể hiện cụ thể như thế nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 56

Bảng 2.7: Nhu cầu tham vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn tâm lý của học viên

Đơn vị tính: người/1000 học viên

TT Các lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Rất mong muốn 378 37,8

2 Mong muốn 465 46,5

3 Không có nhu cầu 132 13,2

4 Khác 25 2,5

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Qua kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra, thông qua bảng số liệu có thể thấy rằng trong nội tâm mỗi học viên khi bước chân vào Trung tâm đều mong muốn được giúp đỡ về mặt tâm lý. Muốn có một nơi để giải tỏa những khủng hoảng, những khó khăn mà họ gặp phải đặc biệt là đối với những học viên lần đầu đi cai nghiện tập trung tại các Trung tâm. Có 378 ý kiến chiếm 37,8% khẳng định rất mong muốn, 465 ý kiến chiếm 46,5% khẳng định là mong muốn được tham vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn tâm lý thậm chí họ có thể cũng chẳng biết tham vấn là gì và hỗ trợ tâm lý là hỗ trợ ra sao. Chỉ có 132 ý kiến chiếm 13,2% không có nhu cầu và 25 ý kiến chiếm 2,5% có ý kiến khác. Qua phần khảo sát này thì cho ta thấy học viên rất có nhu cầu tham vấn song như phần trên đề cập thì khi giải quyết khó khăn về tâm lý họ lại chọn cách tự giải quyết, tự cam chịu để vượt qua. Vậy nguyên nhân của việc này là như thế nào?

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu và điều tra bằng phiếu về nội dung này. Với câu hỏi “anh/bạn có bao giờ nghe đến dịch vụ tham vấn chưa?” thì 15/15 ý kiến được hỏi là có biết. Khi hỏi sâu hơn về dịch vụ này thì nhận được đa số câu trả lời là trên các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài, tivi họ vẫn nói đến tham vấn suốt. Các dịch vụ cũng rất dễ dàng chỉ cần gọi điện đến nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 57 vấn đề của mình là sẽ được tư vấn xem là phải làm gì? Và làm như thế nào.... Như vậy qua vài câu trả lời của học viên được phỏng vấn chúng ta thấy học viên đang nhầm lẫn giữa hoạt động tư vấn tâm lý và hoạt động tham vấn tâm lý. Để tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu tham vấn của học viên tác giả đã tiến hành lấy phiếu điều tra về nội dung này.

Bảng 2.8: Nguyên nhân cản trở tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý, hỗ trợ tâm lý của học viên

Đơn vị tính: người/1000 học viên

TT Các lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ %

1

Không biết tham vấn hoặc việc hỗ trợ giải

quyết khó khăn tâm lý là gì 498 49,8

2

Không biết địa điểm (Phòng) tham vấn

tâm lý ở đâu 121 12,1

3 Sợ bị lộ những bí mật riêng tư 53 5,3

4 Không yên tâm về trình độ của cán bộ làm công tác này

79 7,9

5 Mặc cảm, tự ti 62 6,2

6 Khác 187 18,7

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Mặc dù học viên luôn có nhu cầu về giải quyết những khó khăn tâm lý mà họ gặp phải trong quá trình học tập tại Trung tâm nhưng có 498 ý kiến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 59 - 110)