Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học viên tại Trung tâm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 66 - 70)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.2Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học viên tại Trung tâm

Để tìm ra phương án giải quyết cho những khó khăn, khủng hoảng tâm lý của học viên, tác giả tìm hiểu nhu cầu tham vấn của học viên để đánh giá thực sự bản thân học viên có mong muốn được giúp đỡ để giải quyết khó khăn hay không, và mong muốn đó thể hiện cụ thể như thế nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 56

Bảng 2.7: Nhu cầu tham vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn tâm lý của học viên

Đơn vị tính: người/1000 học viên

TT Các lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Rất mong muốn 378 37,8

2 Mong muốn 465 46,5

3 Không có nhu cầu 132 13,2

4 Khác 25 2,5

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Qua kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra, thông qua bảng số liệu có thể thấy rằng trong nội tâm mỗi học viên khi bước chân vào Trung tâm đều mong muốn được giúp đỡ về mặt tâm lý. Muốn có một nơi để giải tỏa những khủng hoảng, những khó khăn mà họ gặp phải đặc biệt là đối với những học viên lần đầu đi cai nghiện tập trung tại các Trung tâm. Có 378 ý kiến chiếm 37,8% khẳng định rất mong muốn, 465 ý kiến chiếm 46,5% khẳng định là mong muốn được tham vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn tâm lý thậm chí họ có thể cũng chẳng biết tham vấn là gì và hỗ trợ tâm lý là hỗ trợ ra sao. Chỉ có 132 ý kiến chiếm 13,2% không có nhu cầu và 25 ý kiến chiếm 2,5% có ý kiến khác. Qua phần khảo sát này thì cho ta thấy học viên rất có nhu cầu tham vấn song như phần trên đề cập thì khi giải quyết khó khăn về tâm lý họ lại chọn cách tự giải quyết, tự cam chịu để vượt qua. Vậy nguyên nhân của việc này là như thế nào?

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu và điều tra bằng phiếu về nội dung này. Với câu hỏi “anh/bạn có bao giờ nghe đến dịch vụ tham vấn chưa?” thì 15/15 ý kiến được hỏi là có biết. Khi hỏi sâu hơn về dịch vụ này thì nhận được đa số câu trả lời là trên các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài, tivi họ vẫn nói đến tham vấn suốt. Các dịch vụ cũng rất dễ dàng chỉ cần gọi điện đến nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 57 vấn đề của mình là sẽ được tư vấn xem là phải làm gì? Và làm như thế nào.... Như vậy qua vài câu trả lời của học viên được phỏng vấn chúng ta thấy học viên đang nhầm lẫn giữa hoạt động tư vấn tâm lý và hoạt động tham vấn tâm lý. Để tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu tham vấn của học viên tác giả đã tiến hành lấy phiếu điều tra về nội dung này.

Bảng 2.8: Nguyên nhân cản trở tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý, hỗ trợ tâm lý của học viên

Đơn vị tính: người/1000 học viên

TT Các lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ %

1

Không biết tham vấn hoặc việc hỗ trợ giải

quyết khó khăn tâm lý là gì 498 49,8

2

Không biết địa điểm (Phòng) tham vấn

tâm lý ở đâu 121 12,1

3 Sợ bị lộ những bí mật riêng tư 53 5,3

4 Không yên tâm về trình độ của cán bộ làm công tác này

79 7,9

5 Mặc cảm, tự ti 62 6,2

6 Khác 187 18,7

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Mặc dù học viên luôn có nhu cầu về giải quyết những khó khăn tâm lý mà họ gặp phải trong quá trình học tập tại Trung tâm nhưng có 498 ý kiến chiếm 49,85 cho biết họ không biết tham vấn tâm lý hay hỗ trợ giải quyết khó khăn tâm lý là gì. Với họ việc nay cũng giống như hoạt động tư vấn tâm lý mà giống như các Trung tâm tư vấn cai nghiện ngoài cộng đồng vẫn làm. Có 121 ý kiến chiếm 12,1% cho biết mặc dù vào Trung tâm nhưng họ không biết địa điểm (phòng) tham vấn tâm lý ở đâu, hoạt động như thế nào, 53 ý kiến chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 58 5,3% cho biết sợ lộ những bí mật mang tính riêng tư; 79 ý kiến chiếm 7,95 cho biết họ không yên tâm về năng lực, trình độ của cán bộ tham vấn; 62 ý kiến chiếm 6,2% cảm thấy mặc cảm, tự ti và 187 ý kiến chiếm 18,7% có ý kiến khác như là không muốn tham vấn, không tin tưởng vào hiệu quả tham vấn, không quan tâm tham vấn là gì như thế nào....

Trước thực trạng nêu trên, vậy trong những năm qua hoạt động tham vấn tâm lý của trung tâm diễn ra như thế nào, quy mô và chất lượng của các ca tham vấn đến đâu. Theo nguồn số liệu Trung tâm cung cấp thì thực trạng công tác tham vấn của Trung tâm từ năm 2009 đến nay dược tiến hành như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9: Quy mô, số lƣợng, chất lƣợng các ca tham vấn tại Trung tâm trong giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: lượt ca

TT Nội dung Năm

2009 2010 2011 2012 6/2013

1

Số lượng các ca tham vấn được tiến

hành 15 58 91 234 211

So sánh % (năm sau/năm trước) 306,6 156,8 257,1

2 Số lượng các ca tham vấn thành công 3 7 15 42 88

So sánh % (năm sau/năm trước) 233,3 241,2 280,0

Nguồn Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng năm 2013

Qua khảo sát tình hình cho thấy từ khi triển khai hoạt động tham vấn tại Trung tâm, qua các năm từ 2009 đến 2013 số lượng các ca tham vấn được tiến hành đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 2009 chỉ có 15 ca thì đến năm 2012 số lượng ca tham vấn tăng lên 234 ca và trong 6 tháng đầu năm 2013 Trung tâm đã tiến hành 211 ca. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy học viên và thân nhân gia đình học viên đã bắt đầu có sự quan tâm đến hoạt động tham vấn, bắt đầu đã tiếp cận hoạt động này để giải quyết các vấn đề khó khăn của họ. Tuy nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 59 cùng với sự khích lệ đó thì hiệu quả đạt được của các ca tham vấn là không cao. Năm 2009 có 3 ca tham vấn thành công/15 ca tiến hành thì đến năm 2012 cũng chỉ có 42 ca tham vấn thành công/234 ca tiến hành và trong các năm kết quả đạt được cũng tương tự. Nếu như nhìn nhận vào kết quả các ca thành công so với các ca đã tiến hành thì đồng nghĩa là các ca tham vấn thất bại là rất cao. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết của các nhà quản lý cho hoạt động này. Tác giả sẽ trình bày trong những phần sau của luận văn.

2.4 Thực trạng công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Trang 66 - 70)