Đặc điểm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp CNTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong một vài doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội (Trang 70 - 74)

2.1.4.1 Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT thông tin

Có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực CNTT, theo hiệp hội CNTT Mỹ, Nhân lực CNTT là lực lượng lao động thực hiện công việc như nghiên cứu, thiết kế, phát triển, ứng dụng, hỗ trợ và quản lý hệ thống thông tin dựa trên máy tính, đặc biệt là những ứng dụng phần mềm và phần cứng máy tính.

Theo quan điểm Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT, ngày 26/10/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông “ Nguồn nhân lực CNTT bao gồm nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp CNTT; nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin; nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và người sử dân sử dụng các ứng dụng CNTT

Trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm về nguồn nhân lực CNTT của hiệp hội CNTT Mỹ và chỉ nghiên cứu lực lượng nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Nhân lực công nghệ thông tin có những đặc điểm chung cơ bản sau:

ngành khác như chế tạo ô tô, cơ khí, dệt may và cho đến thời điểm hiện tại, CNTT mới chỉ bắt đầu phát triển ở một số nước đang phát triển, vì vậy mà ngành CNTT được xem là ngành công nghiệp còn non trẻ. Bên cạnh đó, CNTT là ngành công nghệ cao, phát triển liên tục, vì vậy nguồn nhân lực CNTT chủ yếu là nhân lực trẻ. Ở Mỹ, khoảng 75% nhân lực CNTT dưới tuổi 45 (Wane International Report, 2004). Ở Việt Nam, trên 50% lao động CNTT dưới 40 tuổi (Thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông 2008).

Thứ hai, Nguồn nhân lực của ngành có trình độ cao. Thật vậy, do đặc điểm ngành CNTT là ngành thường xuyên cải tiến và thay đổi công nghệ do đó đội ngũ lao động trong ngành này đòi hỏi phải có trình độ cao và luôn được đào tạo cập nhật để theo kịp sự phát triển của ngành. Ở nước ta, Theo thống kê của Bộ thông tin và Truyền thông, trên 80% lao động trong ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số có trình độ CNTT từ cao đẳng trở lên (Thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông 2008).

Thứ ba, Nhân lực ngành CNTT có tư duy toán tốt. Bởi nền tảng của CNTT dựa trên tư duy toán học, vì vậy lao động ngành CNTT đòi hỏi phải có tư duy toán học tốt. Tại Việt Nam, nhiều cơ sở đào tạo CNTT hiện vẫn duy trì khoa toán tin hay bộ môn toán tin.

Thứ tư, Nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin là nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu. CNTT là ngành có tính tích hợp cao, bản thân ngành CNTT đã thâm nhập vào hầu hết các ngành công nghệ khác, vì vậy lao động CNTT cũng không có biên giới. Các lao động CNTT hầu như có mặt ở hầu hết các lĩnh vực từ Nông nghiệp, du lịch, văn hóa, dịch vụ đến công nghiệp. Ngoài ra, với sự thay đổi liên tục của công nghệ, đòi hỏi các lao động tồn tại trong ngành CNTT phải có sự say mê với nghề nghiệp để nghiên cứu và sáng tạo không ngừng.

Thứ năm, nguồn nhân lực CNTT có năng suất lao động cao, tuy nhiên năng suất này lại có sự khác biệt rất lớn giữa những lao động có trình độ khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm. Trong công nghiệp phần mềm, một

lập trình viên giỏi có thể cho năng suất gấp 10 lần một lao động trung bình. Do đó, một công ty có thể có nhiều lao động trung bình nhưng năng suất có thể không bằng một công ty có ít lao động nhưng là lao động giỏi. Vì vậy, các doanh nghiệp phần mềm thường chạy đua trong việc thu hút, tuyển chọn và duy trì những lập trình viên giỏi, có kinh nghiệm.

Thứ sáu, Nam giới chiếm phần lớn trong nguồn nhân lực CNTT. Ở các nước khác trên thế giới như Mỹ, nam giới chiếm 65% lao động ngành CNTT, ở Nepal tỷ lệ nam giới ngành CNTT chiếm tới 86% (Wane Internatinonal Report, 2004). Ở Việt Nam, con số này vào khoảng 70%.

Nam giới không chỉ chiếm một tỷ lệ lớn lao động trong ngành mà còn đảm nhiệm các vị trí quan trọng như kỹ sư điện tử, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính, lập trình viên. Trong khi đó, nữ giới chỉ đảm nhận các công việc khiêm tốn như nhập dữ liệu, điều khiển máy, trực tổng đài. Theo các nhà nghiên cứu, việc thiếu cơ hội học tập, thiếu tính sáng tạo đã làm cho phụ nữ trở nên yếu thế hơn trong ngành CNTT.

Thứ bảy, Nguồn nhân lực CNTT có trình độ ngoại ngữ cao hơn các ngành khác. Do CNTT bắt nguồn từ Mỹ - quốc gia hiện đang chiếm hơn 50% thị phần phần mềm của thế giới, và phát triển mạnh ở phương Tây, nên để có thể học tập, sử dụng và làm việc với CNTT đòi hỏi người lao động phải có trình độ Anh Văn nhất định. Ngày nay, có một số nước phát triển CNTT mạnh như Nhật, Hàn Quốc, tuy nhiên hầu hết các công nghệ mới đều được hướng dẫn bằng ngôn ngữ phổ biến nhất toàn cầu hiện nay là tiếng Anh.

2.1.4.2 Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp CNTTtrên địa bàn Hà Nội. trên địa bàn Hà Nội.

Công nghệ thông tin là ngành phát triển nhanh chóng ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, CNTT đã trở nên phổ biến khắp mọi nơi, từ cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện cho đến từng hộ gia đình riêng lẻ, CNTT đã trở nên không còn xa lạ.

Tại các doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến. Và phạm vi cũng như mức độ ứng dụng càng trở nên sâu và hiệu quả hơn trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin, vậy nên số lượng nhân lực trong ngành này không phải là nhỏ.

Trong các doanh nghiệp CNTT ở Hà Nội hiện nay, khoảng hơn 80% lao động thực hiện các công việc có liên quan đến yếu tố kỹ thuật về CNTT, và 72% trong số đó được đào tạo đúng chuyên ngành CNTT thuộc các chuyên ngành chuyên sâu khác nhau như khoa học máy tính, công nghệ mạng, công nghệ phần mềm, điện tử viễn thông, tin học ứng dụng… Trong doanh nghiệp, những lao động này được phân công các công việc khác nhau tùy theo nguyện vọng và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Có thể phụ trách về hỗ trợ kỹ thuật cho kinh doanh, có thể trở thành kỹ sư bán hàng, hoặc thực hiện các công việc chuyên môn cao về CNTT phần mềm, các công việc về thiết kế phần cứng cho sản phẩm CNTT...

Như vậy, ta có thể thấy lực lượng lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp CNTT là nhân lực có chuyên môn, hiểu biết về CNTT hay nói ngắn gọn hơn là nhân lực CNTT.

Về số lượng lao động ngành này, theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội về Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 01/7 của năm 2011 phân theo ngành kinh tế, số lao động trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông là 269.0000 người, trong đó phần cứng có 144.000 người, phần mềm có 76.000 người và nội dung số là 48.800 người. Trong đó, tại Hà Nội, số lượng nhân lực công nghệ thông tin khoảng 1/10 của cả nước, tức là khoảng gần 27.000 lao động.

Với số lượng lớn và sự quy mô của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội, cùng với chủ trương của Thành phố về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ngành công nghệ thông tin, dự tính trong thời gian tới, nhu cầu về nhân lực của ngành công nghệ này vẫn tiếp tục tăng cao.

có tuổi đời trẻ, phổ biến trong khoảng từ 25 tuổi đến 35 tuổi.

Công nghệ thông tin là một trong những ngành được cho là mới và hấp dẫn đối với giới trẻ từ đầu những năm 2000 cho đến nay, nhưng việc theo học được ngành này cũng không đơn giản, đòi hỏi ở người học phải có nhiều khả năng nghiên cứu, sáng tạo và đam mê, vì thế đa phần nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp ở Hà Nội là nam giới, chiếm khoảng 75%.

Tuy nhiên, nếu xét về chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, theo nhận định của giới phân tích, nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn yếu kém về nhiều mặt, trong đó có kỹ năng và kinh nghiệm thực hành. Ngoài ra, CNTT là một ngành đòi hỏi người làm việc, muốn hiểu và ứng dụng được nó phải có trình độ tiếng Anh, trong khi đó có đến gần 70% nhân lực thuộc ngành này không thành thạo ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các kỹ sư công nghệ thông tin thường giỏi về tư duy logic, làm việc độc lập, nhưng lại kém về giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục hiệu quả. Bên cạnh tư duy logic và làm việc độc lập, yêu cầu xã hội cần nhân lực công nghệ thông tin phải có tư duy tổng thể, tư duy kinh doanh và tư duy dịch vụ khách hàng.

Chất lượng nhân sự được hình thành từ ba yếu tố: nền giáo dục , sự tự học và đào tạo của công ty. Tuy nhiên tại Việt Nam , chất lượng của hệ thống giáo dục chưa được tốt, ví dụ như việc đào tạo và phát triển các kỹ năng mềm . Do đó, chất lượng nhân sự đều phụ thuộc vào hai yếu tố: sự tự học và việc đào tạo huấn luyện của công ty .

Do vậy, ngay tại thành phố lớn là Hà Nội, nơi tập trung nhiều cái nôi đào tạo nhân lực công nghệ thông tin nhưng đa phần sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc Cao đẳng hoặc Đại học ở nhà trường, các doanh nghiệp tiếp nhận lao động đều phải tiến hành đào tạo lại trong công việc một thời gian thì nhân viên mới có thể làm được việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong một vài doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w