Giới thiệu về Công ty CP Thương mại Viễn thông Tin học Bưu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong một vài doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội (Trang 63 - 70)

Công ty CP Thương mại Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN Trading) là công ty con của Công ty CP Viễn thông tin học bưu điện (CTIN) – một thành viên

của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Ngày 14/10/2011, Công ty được thành lập nhằm mục đích phát triển và mở rộng hệ thống bán lẻ các sản phẩm ICT dưới thương hiệu VNPT 5G trên toàn quốc.

CTIN là đơn vị hàng đầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (32% vốn VNPT) trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tự động hóa tòa nhà thông minh.

Tên đầy đủ: Công ty CP thương mại viễn thông tin học Bưu Điện

Tên tiếng Anh: Telecoms informatic and Post trading joint stock company Tên viết tắt: CTIN Trading.,JSC

Tên giao dịch: VNPT 5G

Trụ sở:158/2 đường Hồng Mai, Phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng: 262 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.3863.02.12 Fax: 04.3569.0439 Website: www.vnpt5g.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0105570286 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 14 tháng 10 năm 2011

Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng Mã số thuế: 0105570286

Chi nhánh: Lầu 1, Tòa nhà Melody2, N1, Điện Biên Phủ, P.25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện: 93 Thanh Thủy, Hải Châu, Đà Nẵng

Thành tựu:

 Là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện các dự án mạng di động tại Việt Nam.  Là Công ty số 1 tại Việt Nam, với thị phần lớn nhất phần dịch vụ xây lắp,

như Vinaphone, Mobifone;

 Là Công ty nằm trong TOP SI của Cisco về thiết bị mạng cho Thị trường Viễn thông.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của VNPT 5G

Biểu đồ 2.4: Quy mô nhân sự và cơ cấu nhân sự

Tổng nhân sự của VNPT 5G là 253 người, trong đó Hà Nội là 70 người, chiếm tỷ lệ: 27,67%. Trong đó Nam 29 người và nữ 41 người.

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ, lao động có trình độ đại học chiếm 52%, 1% lao động trên đại học. Còn lại 47% là lao động với đủ các cấp trình độ: từ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và có cả những lao động phổ thông. Họ chủ yếu đảm nhận ở các vị trí kinh doanh bán lẻ, bảo hành và kho vận.

VNPT 5G với mục tiêu hoạt động: Trở thành kênh bán lẻ thiết bị di động hàng đầu Việt Nam với những cam kết sau:

Vì lợi ích khách hàng

Vì một thế giới công nghệ cho mọi người

Vì sự nghiệp phát triển của con người và đất nước

Luôn phấn đấu vì sự thịnh vượng của cộng đồng và mỗi cá nhân

Thời gian thành lập chưa lâu, VNPT 5G đang nỗ lực không ngừng cho sự phát triển nhằm đạt tới những thành công đó.

Qua giới thiệu tổng quan về ba doanh nghiệp trên, ta thấy các doanh nghiệp đều hoạt động ở những mảng nội dung khác nhau về công nghệ thông tin. Nếu GBS hoạt động về nghiên cứu và phát triển phần mềm ứng dụng, lập trình máy vi tính, kết hợp sản xuất các thiết bị đo lường, thiết bị kiểm tra định hướng, điều khiển, thì FAST đi vào nghiên cứu, phát triển và tư vấn triển khai các phần mềm quản trị doanh nghiệp, trong khi đó VNPT 5G hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh các thiết bị và sản phẩm phần cứng công nghệ thông tin.

Sở dĩ tác giả chọn nghiên cứu ở phạm vi ba doanh nghiệp này bởi hoạt động thu hút và duy trì nguồn nhân lực là sự kết hợp của nhiều hoạt động khác nhau trong quản trị doanh nghiệp và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, như về quy mô, đặc điểm nguồn nhân lực, về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện tại, GBS và FAST đều là những doanh nghiệp chưa gây được uy tín lớn trên thị trường, hoạt động thu hút và duy trì có những phương pháp nhất định để đạt

được mục tiêu, tuy nhiên VNPT 5G tuy đã có uy tín từ thương hiệu VNPT hoạt động lâu năm trên thị trường. Nhưng VNPT 5G là một doanh nghiệp mới thành lập vào tháng 10/2011 nên công tác thu hút và duy trì NNL trong doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt, trong khi đó FAST là doanh nghiệp đã thành lập được 15 năm, với sự ra đời lâu năm, các chính sách, chiến lược trong thu hút và duy trì NNL có điểm gì hoàn thiện hơn? Với GBS, thời gian đi vào hoạt động 6 năm, vậy hoạt động thu hút và duy trì NNL có sự khác biệt như thế nào so với một doanh nghiệp đã hoạt động 15 năm và một doanh nghiệp mới thành lập.

CNTT là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với nhiều ngành nghề được chia nhỏ, do vậy để thấy được sự giống và khác nhau về hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và hoạt động thu hút, duy trì NNL nói riêng, tác giả đã chọn các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động khác nhau, mức độ uy tín khác nhau, số năm đi vào hoạt động khác nhau, nhưng đều về CNTT, để từ đó thấy điểm khác biệt trong hoạt động thu hút và duy trì NNL giữa các doanh nghiệp, sự khác nhau của các doanh nghiệp này với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề lĩnh vực khác, từ đó thấy được các đặc trưng riêng của doanh nghiệp CNTT.

2.1.2 Chính sách, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệpCNTT.CNTT. CNTT.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như nâng cao đời sống của người dân, do đó, Nhà Nước có chính sách thuận lợi để phát triển Công nghệ thông tin, cụ thể như sau:

Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng như cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.

Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn.

Bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ thông tin

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp công nghệ thông tin được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là:

Thứ nhất, Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Sản xuất sản phẩm phần mềm được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm, được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.

Trường hợp thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi, Doanh nghiệp chuyển sang thực hiện mức thuế suất 25%

Thứ hai, ngoài ra luật thuế xuất nhập khẩu và văn bản hướng dẫn, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin sẽ được miễn thuế xuất, nhập khẩu đối với các máy móc, linh kiện , nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất cho các dự án sản phẩm công nghệ thông tin.

2.1.3 Đặc điểm ngành công nghệ thông tin

CNTT là một ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao. CNTT bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1970, tuy nhiên đến thập niên 1990, ngành CNTT mới thật sự phát triển mạnh mẽ và phát triển với tốc độ rất cao. Những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin diễn tiến liên tục, có thể tính từng giây. Thế giới ghi nhận từ thập niên 1990 đến nay, tốc độ phát triển trung bình hàng năm của ngành duy trì từ 8%-10% và cao gấp 1,5 lần sự phát triển của nền kinh tế thế giới (Research Report of Shanghai Research Center, 2004).

Sản phẩm của ngành CNTT có vòng đời ngắn, nguyên nhân bắt nguồn từ sự phát triển với tốc độ cao. Theo hiệp hội nghiên cứu máy tính của Mỹ (Computing Research Association – CRA, 1998), vòng đời sản phẩm công nghệ thông tin rất ngắn, thường chỉ từ 2 năm đến 4 năm thì các sản phẩm CNTT đã bị xem là lạc hậu.

Bên cạnh đó, phát minh cải tiến thường xuyên là một trong những đặc điểm quan trọng của ngành. Tuy nhiên chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển của ngành lại rất cao. Theo số liệu báo cáo của trung tâm Nghiên Cứu Thượng Hải năm 2004 chi phí nghiên cứu và phát triển có thể chiếm 15%-20% doanh thu hàng năm.

Công nghệ thông tin là ngành có tính tích hợp cao. Ngày nay, CNTT đã thâm nhập và tích hợp sâu vào trong các ngành khác như cơ khí, sản xuất ô tô, năng lượng, giao thông, dệt, luyện kim, điện tử làm cho các ngành này nhanh chóng phát triển. Mạng viễn thông, mạng truyền hình và mạng máy tính đã dần tích hợp vào nhau, chia sẻ thông tin, tài nguyên của nhau và giúp cho các nước trên thế giới xích lại gần nhau hơn.

Bên cạnh đó, việc phát triển ngành CNTT đã khiến cho việc sản xuất thiết bị điện tử tăng khoảng 28,9 %, và sản xuất máy tính cá nhân tăng hàng năm vào khoảng 26,9 % bắt đầu từ 2001

Công nghệ thông tin thế giới hiện nay chia làm bốn khu vực: Mỹ, Nhật, Châu Á-Thái Bình Dương và Tây Âu, trong những năm gần đây, CNTT thế giới ghi nhận sự phát triển nhanh chóng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với doanh thu chiếm khoảng gần 30% doanh thu ngành CNTT trên toàn thế giới. Trong đó có Việt Nam, một quốc gia du nhập chưa lâu ngành CNTT nhưng cũng đã có những bước phát triển nhanh chóng, vượt hơn hẳn các ngành kinh tế khác trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân.

2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp CNTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong một vài doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w