21 dhspkt-hcm-
5.10.3 Phép chiếu bản đồ:
Phép chiếu bản đồ là phép chuyển đổi từ những đặc điểm vật lý trên bề mặt cong của Trái đất thành một bề mặt phẳng, bề mặt phẳng này gọi là bản đồ.
49 dhspkt-hcm-2009
Hình 21: Khái niệm về phép chiếu bản đồ
Tuy nhiên, theo quan điểm toán học, phép chuyển đổi từ những tọa độ trắc địa đạt được từ GPS chẳng hạn, thành những tọa độ lưới hình chữ nhật gọi là hướng đông (easting) và hướng bắc (northing). Phép biến đổi này gọi là phép chiếu bản đồ trực tiếp. Phép chiếu ngược lại, từ những tọa độ lưới sang tọa độ trắc địa. Những tọa độ lưới hình chữ nhật được sử dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt trong những công việc liên quan đến Geomatics. Nguyên nhân chủ yếu bởi vì việc tính toán thực hiện trên mặt phẳng bản đồ thường dễ dàng hơn là thực hiện trên bề mặt tham khảo.
Không may , do sự khác biệt giữa bề mặt ellipsoid của Trái đất so với bề mặt phẳng của phép chiếu, kết quả gây ra sự méo dạng. Điều này tương tự với việc làm phẳng vỏ của một nữa quả cam; chúng ta sẽ có những phần căng ra và những phần co rút lại, dẫn đến kết quả làm méo dạng vỏ của quả cam. Có nhiều phép chiếu bản đồ được sử dụng để tối thiểu hóa méo dạng.Trong hầu hết những ứng dụng GPS, conformal là phép chiếu hay được sử dụng. Với phép chiếu conformal, những góc trên bề mặt hình elip được duy trì sau khi được chiếu trên bề mặt chiếu phẳng. Tuy nhiên, cả diện tích và tỉ lệ đều bị méo dạng; nhớ rằng diện tích hoặc là bị căng ra hoặc là bị nén lại. Phép chiếu bản
50 dhspkt-hcm-2009
đồ conformal phổ biến nhất là Mercator ngang, UTM, phép chiếu hình nón conformal Lambert.
Nhớ rằng những phép chiếu bản đồ này không chỉ hỗ trợ những tọa độ lưới của một điểm mà còn là cả hệ thống tham chiếu. Bởi vì những tọa độ trắc địa của một điểm sẽ thay đổi từ hệ thống tham khảo này sang hệ thống tham khảo kia
UTM (Universal Transverse Mercator): là phép chiếu bản đồ dùng hệ MET mà chúng ta thường thấy trong các bản đồ gần đây .
Hệ thống ô vuông U.T.M (Hình 22):
Từ vĩđộ80 Nam đến 80 Bắc, Trái đất được chia thành 60 múi (dọc) và 20 dải (ngang). Múi: rộng 6 hay 666Km, theo kinh độ, được đánh số từ 1 đến 60, bắt đầu từ kinh tuyến 180 đi vềĐông. Dải rộng 8 hay 888Km, theo vĩ độ, được
đặt tên bằng một mẫu tự theo thứ tự từ Nam đến Bắc, bắt đầu từ C đến X (bỏ qua các mẫu tự A,B,I,O,Y). Múi và dải cắt nhau thành những vùng lưới ô vuông mang tên bằng số và mẫu tự: số là tên của múi, mẫu tự là tên của dải.
Ví dụ: nước Việt Nam nằm trong lưới ô vuông mang chữ số 47Q-48Q-49Q-48P-49P . Mỗi ô vuông của hình bên có chiều ngang là 6 và chiều dọc là 8 (Hình 23)
51 dhspkt-hcm-2009
Hình 23: Việt Nam xét trong hê tọa độ UTM