kế hoạch giám sát thực thi vốn đăng ký kinh doanh trong giấy phép. Hiện nay đa phần các DNNVV khi đăng ký kinh doanh thường vốn thực tế hoạt động không đúng với giấy phép kinh doanh, một số doanh nghiệp đăng ký vốn nhỏ hơn vốn thực tế vì muốn giảm thuế phải nộp. Một số doanh nghiệp có hoạt động đấu thầu như xây dựng, cung cấp thiết bị công nghệ thì kê khai vốn đăng ký kinh doanh lớn gấp nhiều lần so với thực tế vì muốn nâng cao năng lực đầu thầu. Điều này gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng khi muốn đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nêu được định hướng phát triển DNNVV tỉnh Kiên Giang trong thời kỳ hội nhập, trên cơ sở các khó khăn chung của DNNVV, đặc biệt là khó khăn
trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cũng như những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Chương 3 đã tập trung tìm các giải pháp cụ thể tại Chi nhánh nhằm khắc phục các tồn tại, đề xuất các kiến nghị đối với các cấp quản lý và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc đó nhằm mở rộng tín dụng hiệu quả cho các DNNVV, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
KẾT LUẬN
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và xu hướng phát triển hiện nay của thế giới. Cùng xu thế đó, hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang cho đến nay đã có nhiều tiến triển đáng khích lệ, tỷ trọng dư nợ khu vực khách hàng DNNVV không ngừng
được nâng lên, tuy vậy vẫn còn nhiều tồn tại khiến việc mở rộng tín dụng khu vực này còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu đề tài “Tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang”, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV, luận văn đã nêu được đặc điểm và khẳng định vai trò quan trọng của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế của đất nước; phân tích những thuận lợi và khó khăn các DNNVV đang gặp phải; vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của các DNNVV hiện nay.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và tài trợ tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang nói riêng; từ đó đánh giá được những mặt thành tựu, những mặt hạn chế, những khó khăn và những nguyên nhân của sự tồn tại và hạn chế đó để đề ra giải pháp phù hợp cho việc mở rộng tín dụng đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Trên cơ sở định hướng phát triển của các DNNVV trong thời gian tới, luận văn cũng đã đưa ra được hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất có khả năng ứng dụng trong thực tế đối với DNNVV và BIDV Kiên Giang. Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà phải thực hiện đồng bộ từ các ngành, các cấp có liên quan, bản thân các DNNVV, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và BIDV kiên Giang thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra.
Cũng như bất kỳ đề tài nghiên cứu nào, đề tài nghiên cứu này cũng có những mặt hạn chế của nó. Đó là đề tài chỉ tập rung nghiên cứu vào đối tượng tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Kiên Giang. Do đó kết quả chưa mang tính đại diện cao cho toàn bộ các DNNVV và các NHTM của cả nước. Hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng ra phạm vi khu vực và cả nước. Bên cạnh đó là sự hạn chế về thời gian, kiến thức nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp ý kiến để giúp luận văn này được hoàn chỉnh hơn.