Quy trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Kiên Giang.

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 40 - 43)

- Các phương thức cho vay khác: BIDV Kiên Giang cho khách hàng vay

2.2.3.2. Quy trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Kiên Giang.

định và thõa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo dự án đầu tư: BIDV Kiên Giang là ngân hàng chủ lực phục

vụ đầu tư phát triển, có uy tín và kinh nghiệm trong thẩm định các dự án đầu và sẵn sàng hỗ trợ về vốn và tư vấn miễn phí cho khách hàng trong đầu tư các dự án trung và dài hạn.

- Cho vay hợp vốn: Bên cạnh việc trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng,

BIDV Kiên Giang còn kết hợp với các tổ chức Tài chính khác để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: BIDV Kiên Giang cung cấp cho khách

hàng một hạn mức thấu chi, qua đó khách hàng có thể chi vượt số tiền có trên tài khoản của khách hàng tại BIDV trong một khoảng thời gian nhất định.

- Các phương thức cho vay khác: BIDV Kiên Giang cho khách hàng vay

vốn theo các hình thức khác mà pháp luật không cấm.

2.2.3.2. Quy trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Kiên Giang. Giang.

BIDV Kiên Giang hiện có hai quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp và đối với khách hàng là cá nhân. Còn quy trình để áp dụng riêng đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa thấy đề cập đến. Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khi tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng. Nhìn chung quy trình tín dụng tại BIDV Kiên Giang có thể khái quát qua các bước như sau: [20]

Bước 1: Thiết lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của qui trình tín dụng của NH, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ vay vốn nếu thấy khách hàng không đạt yêu cầu thì CBTD có quyền từ chối cho vay, nếu hồ sơ khách hàng đạt yêu cầu thì

CBTD sẽ chuyển sang bước thứ 2 đó là thẩm định tín dụng. Qui trình tiếp nhận hồ sơ tại BIDV có thể tóm tắt qua sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng tại BIDV Kiên Giang

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng thu hồi vốn và khả năng hoàn trả cả gốc và lãi. Mục tiêu của thẩm định tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, thẩm định tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở cho việc quyết định cho vay.

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Sau khi nghiên cứu các điều kiện vay vốn của khách hàng CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định theo mẫu trình trưởng phòng tín dụng xem xét, Trưởng phòng tín dụng sẽ có ý kiến cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Sau khi có ý kiến về khoản vay Trưởng phòng tín dụng sẽ trình tờ trình lên Ban Giám đốc Ngân hàng xét duyệt cho vay hay không cho vay và ghi rõ lý do. Nếu đồng ý cho vay thì Ban Giám đốc sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng trong giới hạn được ủy quyền.

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích như cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Việc giải ngân được hạch toán đầy đủ trong sổ kế toán ngân hàng bảo đảm thẩm quyền của người giải ngân, người kiểm soát và người duyệt. CBTD quản lý giải ngân để theo dõi đối với khoản vay.

Bước 5: Kiểm tra, giám sát tín dụng

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ , đúng hạn các cam kết.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang quy định việc kiểm tra, giám sát các khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thõa thuận trong hợp đồng tín dụng đã hết, bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần ký biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phòng Tín dụng kiểm soát và trình Ban lãnh đạo ký biên bản thanh lý. Song song với thanh lý hợp đồng tín dụng là khâu giải chấp tài sản. Giải chấp tài sản là khâu kiểm tra tình trạng các giấy tờ, tài sản thế chấp cầm cố. Sau khi hai bên đã ký kết thanh lý hợp đồng tín dụng CBTD sẽ lập biên bản trả tài sản đảm bảo nợ vay cho khách hàng.

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)