Những nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước:

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 62 - 65)

- Trụ sở làm việc còn chưa được đầu tư đúng mức:

2.3.3.3. Những nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước:

Cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính nói chung và thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển các DNNVV trong những năm qua nói riêng, các cơ chế chính sách của Nhà nước đối với các DN nói chung cũng như DNNVV nói riêng đã được cải thiện rất nhiều. Cụ thể như: thời gian giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, ... được cải thiện rất rõ và nhiều chính sách được đưa ra như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Hiệp hội các DNNVV, và nhiều Nghị định, Thông tư của các cơ quan quản lý Nhà nước quy định thể chế, chính sách riêng đối với DNNVV...Ví dụ như Chế độ kế toán dành cho DNNVV, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP đã xác định rõ hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNNVV từ Trung ương đến địa phương... Tuy nhiên, các khó khăn,

tồn tại cản trở sự phát triển của DN nói chung và DNNVV Kiên Giang nói riêng từ phía các cơ quan quản lý nhà nước còn rất nhiều như:

- Còn một số ít bất cập trong việc quy định và thực hiện đăng ký kinh doanh nói chung cũng như ở Kiên Giang nói riêng như: quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm trong đăng ký kinh doanh chưa phù hợp; chưa thực hiện được việc kiểm tra sau đăng ký kinh doanh; cơ quan đăng ký kinh doanh thiếu nhân lực, thiết bị và năng lực kiểm tra doanh nghiệp theo các nội dung đăng ký kinh doanh... Vì vậy, xảy ra không ít sai sót như: các doanh nghiệp không góp vốn như cam kết trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, không báo cáo hoạt động theo quy định, tình trạng các “công ty ma” vẫn còn...

- Các thể chế về đầu tư và khuyến khích đầu tư còn một số bất cập, trở ngại, các ưu đãi đầu tư còn dàn trải, phức tạp, một số lượng rất lớn như các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tập thể, các trang trại... chưa được hưởng các ưu đãi đầu tư do các cơ sở này thường được áp dụng hình thức thuế khoán, không thực hiện chế độ báo cáo tài chính nên không đủ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật.

- Chính sách thuế của Chính phủ nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng nhìn về tổng thể có thể nói là chưa khuyến khích động viên được tính tự giác của các DN nên đã làm cho DN lúc nào cũng có tâm lý né tránh, chưa trung thực trong khai báo thuế. Bên cạnh là thủ tục kê khai thuế và nộp thuế của các DN còn mất nhiều thời gian.

- Quy định của Chính phủ về Đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo và công chứng, chứng thực về hồ sơ thế chấp tuy giải quyết được một số quyền lợi của các bên trong quá trình giao dịch nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối trong quá trình thực hiện, làm cho thủ tục vay vốn của NH trở nên thêm phức tạp và tốn thêm thời gian, thậm chí còn cản trở và phát sinh nhiều nhũng nhiễu cho người dân trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của các cơ quan Nhà nước cho các cá nhân, doanh nghiệp còn quá rườm rà, phức tạp, chậm

chạp và có chi phí cao (phí, thuế, chi phí ngầm,...) nên đã làm cho DN ngán ngại trong đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản. Ví dụ như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; và khi đăng ký về quyền sở hữu nhà xưởng, máy móc thiết bị...các doanh nghiệp phải thực hiện thông qua nhiều cơ quan như Sở Xây dựng, Sở/Phòng Tài chính, Sở/Phòng Công thương... rất mất thời gian và phải nộp thuế về đăng ký quyền sở hữu tương đối cao. Do đó các tài sản này của DN không thể đưa vào giá trị của doanh nghiệp, vì thế không đủ tính pháp lý để thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Một số quy định trong chế độ kế toán rất phức tạp, hệ thống tài khoản kế toán thay đổi liên tục, yêu cầu báo cáo cao, chưa phù hợp với các DNNVV. Bên cạnh đó, chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ còn rườm rà, phải xuất trình nhiều loại giấy tờ khi mua hoá đơn tài chính; các loại hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của người sản xuất nhỏ chưa thống nhất; quy định về báo cáo sử dụng hoá đơn hàng tháng gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng thêm việc cho cơ quan thuế. Điều đó góp phần làm tăng khả năng vi phạm chế độ hạch toán kế toán của các DNNVV vốn hạn chế về trình độ kế toán.

- Các chính sách mang tính chất ưu đãi, hỗ trợ cho các DNNVV của Chính phủ rất nhiều nhưng đi vào thực tiễn còn rất chậm. Điển hình như việc triển khai thể chế về Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho các DNNVV còn rất chậm và chưa được triển khai rộng rãi đến các doanh nghiệp.

- Thể chế về đất đai và mặt bằng sản xuất còn nhiều trở ngại cho các DNNVV. Đất đai không chỉ là mặt bằng sản xuất kinh doanh mà còn là tài sản rất quan trọng để các doanh nghiệp thế chấp vay vốn ngân hàng. Ngoài những trở ngại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những khó khăn trong thể chế về đất đai còn xuất hiện từ quy hoạch đất đai, cung cấp thông tin về quy hoạch, vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng...Đặc biệt, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các cụm, khu công nghiệp trong tỉnh Kiên Giang thì tình hình khiếu kiện của người dân địa phương có đất liên quan đến các dự án này càng trở nên gây gắt, nóng bỏng. Liên quan đến vấn đề này, một trở ngại mà hầu như các DNNVV Kiên Giang

đều vướng phải đó là thuế chuyển mục đích sử dụng đất khá cao và thủ tục chuyển đổi rất phức tạp nên đã làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp nếu thực hiện chuyển đổi; hoặc là không thực hiện chuyển đổi thì việc xây dựng nhà kho, nhà xưởng, trụ sở trên phần đất này trở nên không hợp lệ và không đủ tính pháp lý để thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp và các cụm, khu công nghiệp, nguồn lao động có tay nghề trong thời gian gần đây ở địa phương bắt đầu trở nên thiếu thốn và khả năng đào tạo nghề của địa phương chưa bắt kịp nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Khung giá đất do UBND tỉnh ban hành trên địa bàn còn một số điểm chưa hợp lý, chưa sát với thực tế. Một số tuyến đường, khu vực có giá rất cao, cao hơn giá thị trường; còn một số khác lại thấp hơn thị trường. Điều này gây khó khăn cho công tác đền bù giải tỏa của địa phương, hoặc triển khai dự án và công tác thẩm định tài sản giải quyết cho vay, bán đấu giá thanh lý tài sản bảo đảm.

- Công tác hỗ trợ của các cơ quan pháp luật tại Kiên Giang Kiên Giang (Tòa án, Thi hành án,...) trong việc xử lý các hồ sơ về nợ quá hạn, nợ khó đòi còn nhiều trở ngại, chậm chạp, mất nhiều thời gian làm cho công tác cấp tín dụng của các NHTM cũng phải rất chặt chẽ, yêu cầu tính pháp lý cao, lựa chọn KH, tài sản bảo đảm có giá trị để phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)