Những nguyên nhân từ hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 65 - 68)

- Trụ sở làm việc còn chưa được đầu tư đúng mức:

2.3.3.4.Những nguyên nhân từ hội nhập kinh tế quốc tế

Cùng với những khó khăn xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp, BIDV Kiên Giang, các cơ quản lý Nhà nước thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những trở ngại nhất định ảnh hưởng đến khả năng phát triển của DNNVV nói chung và DNNVV Kiên Giang nói riêng và làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV. Những khó khăn đó là:

- Thực hiện các cam kết WTO, Chính phủ sẽ mở cửa cho các Ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam và được hưởng các chính sách như các NHTM trong nước. Do đó, buộc các NHTM trong nước một mặt phải nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm để cạnh tranh, mặt khác phải xây dựng cho mình hệ thống

kiểm tra kiểm soát cũng như tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế khác cho phù hợp thông lệ quốc tế. Điều đó, đồng nghĩa với việc các quy định, quy chế, điều kiện về cấp tín dụng của các NHTM sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn, chuẩn mực hơn và nó sẽ là một trở ngại cho việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV nếu các DNNVV này không kịp thời thích nghi điều kiện mới.

- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế của các cơ quan, ban ngành nhất là ở địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều cơ quan chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội gì, thách thức gì một cách cụ thể; nên chưa xây dựng được cơ chế chính sách, đáp ứng nhu cầu hội nhập, gây khó khăn cho các DN, làm cho các DN trở nên lúng túng, nhất là các DNNVV.

- Thiếu thông tin về thị trường, trình độ quản lý doanh nghiệp yếu, khả năng khai thác, cập nhật thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế của các DNNVV còn thấp. Số các giám đốc các công ty chưa tham gia các lớp đào tạo quản trị kinh doanh rất lớn, nhiều người trong số họ chưa tốt nghiệp phổ thông; trình độ ngoại ngữ hầu như không có, sử dụng công nghệ thông tin kém khiến cho việc khai thác thông tin, tìm hiểu về các quy định pháp luật về hội nhập, thông tin về các DN nước ngoài bị hạn chế; nên không thể đưa ra các quyết định về đổi mới DN, nâng cao năng lực cạnh tranh kịp thời, phù hợp với điều kiện mới.

- Theo cam kết WTO, Việt Nam phải bỏ tài trợ trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đối với các DNNVV khi tham gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới.

- Những qui định, chuẩn mực kinh doanh mới như: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề rào cản trong hoạt động kinh doanh quốc tế, quản lý tiêu chuẩn hoá quốc tế, chuẩn mực nâng cao cạnh tranh cho DN…đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các DNNVV mới được thành lập, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích được tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này, đồng thời cũng giới thiệu được một số nét tiêu biểu về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang, thực trạng các giải pháp hỗ trợ cũng như các khó khăn mà các DNNVV đang gặp phải. Nội dung chính của chương là tập trung phân tích thực trạng tín dụng dành cho các DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang thời gian qua để tìm ra các tồn tại và các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này, qua đó đề ra các giải pháp thiết thực tạo điều kiện cho Chi nhánh mở rộng tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này một cách hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của DNNVV cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương và kinh tế đất nước.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 65 - 68)