Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 29 - 31)

Nhỏ Và Vừa Tỉnh Kiên Giang là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí; có chức năng cấp bảo lãnh tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Tiêu chí để được Quỹ bảo lãnh là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại nghị định 56/2009/NĐ-CP; các chủ trang trại, các hộ nông dân, ngư dân ... thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi ...

Điều kiện được bảo lãnh tín dụng: Doanh nghiệp phải có dự án đầu tư; phương án kinh doanh khả thi; có khả năng hoàn trả vốn vay; có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh; không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

Mức bảo lãnh tín dụng: Số tiền được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng ký giữa Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.Thời hạn bảo lãnh được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thõa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng.

Trong đó tính phí bảo lãnh tín dụng bao gồm: Phí thẩm định hồ sơ bằng 50.000 đồng cho một đơn vị cấp bảo lãnh và được nộp cho quỹ bảo lãnh tín dụng cùng với hồ sơ xin bảo lãnh; phí bằng 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh. Thời hạn thu phí bảo lãnh được ghi trong hợp đồng theo thõa thuận giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và khách hàng, phù hợp với thời hạn bảo lãnh.

- Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã dành quỹ đất quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Một số khu công nghiệp sắp tới sẽ xây dựng được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt như: Khu công nghiệp Thạnh yên – Hà tiên, Khu công nghiệp Kiên Lương I, II – Huyện Kiên Lương, Khu công nghiệp Thạnh Lộc – Gò Quao…Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt bằng có điều kiện thuê mướn dài hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

- Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2015 dựa trên những điều kiện cụ thể của địa phương. Tuy nhiên kế hoạch vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa nêu được cụ thể cần phải làm gì để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển trong thời gian tới. Những chính sách, biện pháp hỗ trợ vẫn còn trên sách vở chưa thật sự triển khai đến các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội để phát triển.

- Hỗ trợ các DNNVV tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua trung tâm xúc tiến thương mại Tỉnh Kiên Giang. Trung tâm xúc tiến thương Mại Tỉnh Kiên Giang (Kitra) trực thuộc sở công thương được giao nhiệm vụ hỗ trợ các DNNVV trong việc tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Một số hoạt động cụ thể như tổ chức hội chợ triển lãm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu và tìm kiếm thị trường, tham gia các chương trình giao lưu kinh tế với nhiều nước để tìm đầu ra cho một số mặt hàng thuộc thế mạnh của địa phương mà các DNNVV có thể sản xuất được như hàng nông, thủy sản.

- Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho đối tượng là chủ các DNNVV, hộ kinh doanh cá thể nhằm giúp họ nắm vững một số kiến thức về luật doanh nghiệp, marketing, kế toán…tạo điều kiện cho họ có phương pháp quản lý tốt hơn doanh nghiệp của mình để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc có đủ kiến thức để tham gia vào tiến trình hội nhập.

2.1.4. Thực trạng cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Kiên Giang.

2.1.4.1.Hệ thống mạng lưới Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Trong những năm gần đây nhìn chung tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn Kiên Giang có sự sôi động hẳn lên. Từ chỗ ban đầu chỉ có bốn ngân hàng thương mại nhà nước, một ngân hàng chính sách xã hội năm 2002. Hiện nay trên địa bàn có nhiều ngân hàng TMCP xuất hiện, kèm theo hàng loạt các phòng giao dịch của các ngân hàng lần lượt cũng ra đời, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 23 chi nhánh các Ngân hàng hoạt động gồm 5 NHTM Nhà nước, 1 chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 16 Chi nhánh Ngân hàng TMCP, 1 quỹ tín dụng nhân dân, với hơn 70 điểm giao dịch tập trung chủ yếu tại Thành Phố Rạch Giá và các huyện trong tỉnh, dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ có thêm 2 ngân hàng nữa sẽ hoạt động tại Kiên Giang.

2.1.4.2. Thực trạng cấp tín dụng trên địa bàn Kiên Giang thời gian qua.

Tình hình hoạt động tín dụng tại Kiên Giang trong những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh, nhất là năm 2009. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2010 sự tăng trưởng này có dấu hiệu chậm lại.

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)