Các kiến nghị đối với Chính Phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành có liên quan:

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 86 - 88)

- Mục tiêu cụ thể:

3.2.4. Các kiến nghị đối với Chính Phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành có liên quan:

quan ban ngành có liên quan:

Về phía Chính phủ

- Chính phủ cần phải có kế hoạch phát triển DNNVV trong từng giai đoạn cụ thể, và phải ủy quyền cho UBND cấp tỉnh thực hiện điều này. Kế hoạch phải được cụ thể hóa chi tiết tránh trường hợp chung chung, trách nhiệm được giao phải cụ thể từng ban ngành có liên quan, nếu không sẽ không tạo được sự đồng thuận giữa các cơ quan quan chức năng trong việc thực thi chính sách hỗ trợ các DNNVV trong quá trình phát triển.

- Chương trình hỗ trợ lãi suất 4% cho các DNNVV trong thời gian qua có vai trò rất lớn trong việc kích thích các DN phát triển. Tuy nhiên chương trình này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và trong quá trình hỗ trợ cũng xảy ra nhiều tiêu cực cả về phía doanh nghiệp và ngân hàng. Vì thế trong thời gian tới chính phủ có thể đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ mới, có thể là hỗ trợ lãi suất, hoặc hỗ trợ đối với một số ngành quan trọng như nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi... Tuy nhiên trong quá trình hỗ trợ cần phải có kế hoạch giám sát chặt chẽ từ phía Chính phủ tránh trường hợp đã xảy ra tiêu cực thì mới làm động thái làm công tác thanh tra, kiểm tra.

- Chính phủ cần phải tăng cường hỗ trợ quỹ bảo lãnh tín dụng phát huy vai trò của mình trong việc bảo lãnh các DNNVV và có kế hoạch kiểm tra quá trình thực hiện tại địa phương, tránh trường hợp thành lập cho có nhưng khi đi vào hoạt động thì hiệu quả lại không cao.

- Có chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các DNNVV:

Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng về các mặt hàng xuất khẩu rất lớn như thủy sản, lúa, gạo. Tuy nhiên đối với các DNNVV vấn đề tìm thị trường xuất khẩu là một vấn đề nang giải. Xuất phát từ trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ yếu kém nên chuyện tự tìm thị trường xuất khẩu cho mình là điều không dễ. Do đó về phía Chính phủ nên có nhiều chương trình hợp tác hơn với nhiều quốc gia trên thế giới nhất là thủy sản, lúa gạo, xi măng..., đồng thời có thể thông tin, tạo điều kiện cho các

DNNVV ở Kiên Giang có điều kiện tiếp cận với những thị trường này, làm cầu nối giao thương để các DNNVV có cơ hội tìm đối tác cho mình.

- Chính sách thuế:

Trước tiên Chính phủ cần có chính sách giảm thuế xuất khẩu hàng hóa và thuế nhập khẩu thiết bị công nghệ đối với DNNVV nhằm khuyến khích các DN đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị công nghệ, thậm chí trong khâu đăng ký lệ phí trước bạ cũng cần phải ưu đãi vì một số tài sản có giá trị lớn nếu áp dụng mức lệ phí trước bạ cao cũng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, hoặc trong quá trình chuyển nhượng tài sản một số doanh nghiệp ngại đóng loại phí này nên để ngoài sổ sách không đưa vào báo cáo kế toán của doanh nghiệp.

Nên có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với các DNNVV mới thành lập, thực tế luật thuế TNDN chỉ mới ưu đãi cho các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc vùng miền được miễn giảm chứ chưa có chính sách ưu đãi thuế TNDN chung cho các DNNVV.

Đối với Ngân hàng nhà nước:

Ngân hàng nhà nước cần ban hành qui chế tín dụng riêng dành cho các DNNVV làm cơ sở cho các NHTM thực hiện. Bên cạnh đó cũng ban hành qui định mỗi NHTM tùy theo qui mô nguồn vốn phải dùng biên độ nhất định của nguồn vốn để cho vay DNNVV. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn cho các DNNVV trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nông, thủy sản để tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển.

Đối với hiệp hội DNNVV ở Việt Nam:

Trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của các hiệp hội DNNVV ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Đó là điều kiện giúp cho DN tổ chức các quan hệ liên kết, liên doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời cũng là cầu nối giữa DN với cơ quan nhà nước, giúp cho DN tham gia vào việc hoạch định thể chế, chính sách quản lý kinh tế. Đây cũng là một nội dung mà Việt Nam đã cam kết trong khi gia

nhập WTO, để thể chế chính sách phản ánh đúng nội dung đổi mới của Việt Nam và phù hợp các quy định trong WTO. Chính phủ phải tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp hỗ trợ hơn nữa cho Hiệp Hội DNNVV Việt Nam, để đơn vị này thật sự trở thành một “nhạc trưởng” – một cơ quan chuyên trách có tiếng nói quan trọng trong hoạch định các chính sách cũng như định hướng phát triển cho các DNNVV. Hiệp hội DNNVV có nhiệm vụ hàng năm tập hợp những phân tích, nghiên cứu, định hướng cho các DNNVV và khi đó Hiệp hội sẽ thu hút được đông đúc DNNVV tham gia hơn hiện nay.

Về phía Chính quyền địa phương

- UBND tỉnh Kiên Giang phải sớm xây dựng cho mình chiến lược phát triển các DNNVV giai đoạn từ đây đến năm 2015 một cách cụ thể.

Các DNNVV là khu vực kinh tế năng động nhưng cũng dễ bị tác động nhất trong các khu vực kinh tế trong tiến trình hội nhập. Do đó UBND tỉnh cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện đặc thù của Kiên Giang, để các doanh nghiệp có cở sở dựa vào đó xây dựng định hướng phát triển cho riêng mình hoặc kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Việc thành lập Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế của Kiên Giang giai đoạn 2006-2010 là rất thích hợp, tuy nhiên Ban chỉ đạo này cần phải nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động của mình trong việc phân tích những lĩnh vực mà Kiên Giang chịu nhiều tác động trong quá trình gia nhập WTO. Qua đó, Ban chỉ đạo nên tiến hành rà soát, xây dựng lại cơ chế, chính sách, văn bản của tỉnh liên quan đến việc thực thi hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO, ban hành quy định về khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh phù hợp với luật doanh nghiệp, luật đầu tư và xu thế hội nhập. Hỗ trợ các DN trên địa bàn nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và thực hiện các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các DN.

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)