Nguyên nhân từ phía các DNN

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 57 - 60)

- Trụ sở làm việc còn chưa được đầu tư đúng mức:

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía các DNN

- Theo ý kiến đánh giá của BIDV Kiên Giang thì phần lớn các DNNVV Kiên Giang có quy mô nhỏ hơn so với các DNNVV khác trong vùng kinh tế trọng điểm như Cân Thơ, An Giang; các DNNVV Kiên Giang đa số chưa có chiến lược phát triển lâu dài, phương án, dự án sản xuất kinh doanh còn sơ sài, tính khả thi không cao, vốn tự có tham gia vào dự án, phương án thấp nên kém tính thuyết phục Ngân hàng trong việc cấp tín dụng.

- Đa phần các DNNVV hầu như chưa tìm hiểu về pháp luật nói chung, cơ chế tín dụng của các NHTM nói riêng, chưa tìm hiểu về những thông tin về điều kiện, thủ tục vay vốn. Một số khách hàng còn mang nặng tâm lý nên rất dè dặt và ngại tiếp xúc trực tiếp trong quan hệ với ngân hàng. Vì vậy họ đã nhờ bạn bè, người thân, hoặc thuê người khác đi làm thủ tục vay vốn,... nên dẫn đến việc giải quyết cho vay của các NHTM gặp khó khăn. Đây là yếu kém cần khắc phục ngay đối với các DNNVV; bởi vì trong nền kinh tế thị trường ở các quốc gia phát triển, năng lực hay khả năng vay vốn của các DN cũng là thể hiện uy tín, tiềm lực tài chính của DN đó trên thị trường.

- Phần lớn các DNNVV tại Kiên Giang tiềm lực tài chính có hạn, nên nguồn vốn đầu tư vào tài sản cũng hạn chế. Do đó, các DN này đều thiếu tài sản để dùng làm bảo đảm tiền vay; trong khi đó, quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho DNNVV ở Kiên Giang hoạt động hiệu quả chưa cao, còn để được vay tín chấp thì các DN này chưa đủ uy tín, điều kiện theo quy định của ngân hàng. Các DN là CTY cổ phần, Cty TNHH có tài sản là tài sản pháp nhân, tài sản hộ gia đình và tài sản cá nhân không rõ ràng, thiếu minh bạch nên rất khó cho CBTD thẩm định được năng lực thực sự của các DN để đưa ra quyết định đầu tư thích đáng.

- Ý thức chấp hành pháp luật còn chưa cao, nhất là ý thức chấp hành những quy định về tài chính kế toán, do đó còn tâm lý tránh thuế tại nhiều doanh nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận vốn vay NH cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của NH đối với DN như:

+ Việc khai báo doanh thu, thu nhập thực tế của doanh nghiệp trên các báo cáo thuế, các báo cáo tài chính không trung thực nhằm tránh thuế nên dẫn đến các tỷ số tài chính trong phân tích tình hình tài chính DN để giải quyết cho vay của các NHTM không đảm bảo. Hoặc nó dẫn đến việc tồn tại song song hai hệ thống báo cáo tài chính- 01 để đối phó với cơ quan thuế, 01 để phục vụ việc vay vốn NH; tuy nhiên, việc này cũng sẽ làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp, cản trở đến việc tiếp cận vốn vay của các DN. Bởi vì BIDV Kiên Giang cũng không dám mạnh dạn dựa vào báo cáo mà DN lập riêng cho NH vì nó thiếu tính pháp lý – không có xác nhận của cơ quan thuế; còn nếu dựa vào báo cáo tài chính mà DN cung cấp cho cơ quan thuế thì phân tích tài chính không đảm bảo. Điều này thể hiện rất rõ ở các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và thương mại - một trong những lĩnh vực có tỷ trọng các DN đăng ký hoạt động kinh doanh cao ở Kiên Giang nên dẫn đến doanh thu hoạt động cũng như lợi nhuận của các DN thể hiện trên báo cáo tài chính rất thấp.

+ Việc đăng ký kinh doanh của các DN cũng chưa thật sự khách quan và trung thực. Đa phần vì tránh thuế các DNNVV nhất là loại hình DNTN lại kê khai nguồn vốn kinh doanh rất thấp so với thực tế để né tránh việc đóng thuế. Kết quả là

cơ cấu tài chính thể hiện trên các báo cáo tài chính không mấy lành mạnh. Trường hợp này NH khó có thể cho vay nhiều mặc dù DN có thể chứng minh được nhu cầu vốn, nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng trả nợ vay của mình. Ngược lại cũng có một số ít các DN lại kê khai vốn kinh doanh lớn hơn rất nhiều so với thực tế (phổ biến là các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng) nên nếu NH không phân tích kỹ để nhận biết năng lực thực sự của DN thì rủi ro tín dụng là rất lớn.

- Thời gian qua công tác báo cáo thống kê của các DNNVVcũng đã được cải thiện đáng kể, các DN thực hiện tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Tài chính, cơ quan thuế,... Tuy nhiên, công tác báo cáo thống kê của nhiều DNNVV Kiên Giang còn mang nặng tính chất đối phó, một phần các số liệu chưa thể hiện hết hoạt động kinh doanh của DN; phần khác do hạn chế về trình độ, khả năng đầu tư, đào tạo,... nên các báo cáo tài chính của các DN còn rất sơ sài, thiếu chính xác và các DN cũng khó mà sử dụng nó để phân tích tình hình tài chính của mình để đưa ra các quyết định có liên quan phù hợp. Theo ý kiến của cơ quan thuế và đúc kết từ công tác thực tế của tác giả, thì phần lớn loại hình DNTN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang không có bộ phận kế toán riêng biệt để ghi chép theo dõi sổ sách hàng ngày mà các DN này thường hay thuê một cán bộ làm công tác hạch toán kế toán, lập các báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng, quý, năm theo hình thức khoán bán thời gian hoặc theo mùa vụ cho doanh nghiệp. Cán bộ kế toán này không phải đến DN làm việc hàng ngày mà chỉ cần đến DN một vài giờ trong một tuần hoặc một vài ngày vào cuối tháng tùy theo số lượng nghiệp vụ phát sinh của DN nhiều hay ít, để tổng hợp lấy số liệu lên các báo cáo để nộp cho cơ quan thuế và một cán bộ kế toán thường làm dịch vụ này cho cùng một lúc nhiều doanh nghiệp khác nhau. Điều này cho thấy các báo cáo tài chính của các DN này không đủ độ tin cậy nên rất khó cho NH sử dụng để phân tích phục vụ cho việc cấp tín dụng.

- Mặc dù các DNNVV không ngừng đổi mới đầu tư thiết bị công nghệ mới trong khả năng cho phép của mình để nâng cao khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt và nhất là khả năng tài chính cũng như trình độ chuyên môn mà hầu hết các DNNVV Kiên Giang có trình độ kỹ thuật công

nghệ lạc hậu, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp không cao, trình độ tay nghề của công nhân, người lao động thấp và không đồng đều; nên năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của DN không cao và làm ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính điều này cũng làm cho BIDV Kiên Giang e dè hơn trong việc cấp tín dụng cho các DNNVV, mặc dù họ luôn có nhiều chính sách ưu đãi, chăm sóc các đối tượng khách hàng là DNNVV trong môi trường cạnh tranh.

- Một số DNNVV muốn tăng doanh số bán hàng nên đã áp dụng chính sách bán hàng trả chậm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nợ phải thu của doanh nghiệp ngày càng tăng lên làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Trình độ quản lý của một số chủ doanh nghiệp còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và gia đình nên dễ dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán ngân hàng.

- Một số DNNVV thuộc lĩnh vực nông, lâm thủy sản hoạt động rủi ro còn cao, nhất là các DN có hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt xa bờ, vì các DN này hoạt động còn phải phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà họ khó có thể lường trước được.

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)