Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay từ phía bản thân doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 70 - 73)

- Mục tiêu cụ thể:

3.2.1.1. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay từ phía bản thân doanh nghiệp

doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KIÊN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

3.2.1. Những giải pháp đối với doanh nghiệp

3.2.1.1. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay từ phía bản thân doanh nghiệp doanh nghiệp

Trong điều kiện ngày nay khả năng tiếp cận vốn ngân hàng đối với các DNNVV không còn là một vấn đề khó khăn, vì hiện nay đối với ngân hàng khách hàng là thượng đế chứ không còn quan niệm ngân hàng là cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp là dân như trước đây. Vì thế để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại ngân hàng nói chung, BIDV Kiên Giang nói riêng thì điều quan trọng nhất là ở chính bản thân doanh nghiệp. Trong điều kiện thực tế đối với BIDV Kiên Giang hiện nay thì các DNNVV muốn nâng cao khả năng tiếp cận vốn của mình thì các DNNVV cần phải có những giải pháp sau đây:

Thứ nhất, những hạn chế từ chính bản thân các DNNVV về khả năng nâng cao năng lực tài chính. Về phía các DNNVV tại Kiên Giang, hạn chế của họ là thông tin báo cáo tài chính thiếu minh bạch, nên nhiều ngân hàng không duyệt cho vay vốn nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành nông, thủy sản. Để khắc phục tình

trạng này đòi hỏi các DNNVV cần phải tôn trọng các nguyên tắc trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, vì đa phần các DNNVV hiện nay có quan niệm ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính chủ yếu để đối phó với thuế chứ không phải phát sinh từ nghiệp vụ thực tế phát sinh, một số doanh nghiệp tự cân đối hàng hoá đầu vào và đầu ra, khi bán hàng nếu khách hàng cần thì xuất hoá đơn, nếu không thì bán chui không ghi nhận vào sổ kế toán. Chi phí doanh nghiệp cũng không được thể hiện rõ ràng. Một số doanh nghiệp vì mục tiêu trốn thuế nên kê chi phí khống nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Vì thế đòi hỏi các DNNVV cần phải ghi sổ kế toán đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thường xuyên đào tạo đội ngũ kế toán có tay nghề.

Thứ hai, nâng cao khả năng tự xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư. Hiện nay BIDV Kiên Giang thường hay tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng của mình trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh khi họ vay vốn. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực quản lý điều hành, đồng thời giảm chi phí giao dịch; các DNNVV không nên xem nhẹ việc tự thân xây dựng phương án, dự án kinh doanh khi quan hệ vay vốn với NH. Việc tự thân các DN lập dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả và khả thi cao chứng tỏ DN đã am hiểu tận tường phương án, dự án kinh doanh của mình, DN lường trước được các tình huống có thể xảy ra và đưa biện pháp giải quyết kịp thời và do đó càng dễ thuyết phục NH hơn trong việc cấp tín dụng. Do vậy, phương án kinh doanh phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, khả năng quản lý, khả năng nguồn vốn tự có của DN. Và khi lập phương án, dự án các DN phải chú ý thiết lập đầy đủ các yếu tố như:

+ Thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra, giá cả, số lượng, chất lượng, chủng loại, nguồn và khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ.

+ Tính đúng tính đủ chi phí, lượng hóa các rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa.

+ Giá thành sản xuất, giá bán sản phẩm, hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội; nguồn trả nợ chính, nguồn dự phòng nếu có rủi ro xảy ra cũng như tiềm lực phát triển trong tương lai của DN.

Thứ ba, thường xuyên tham gia các buổi hội thảo nghề nghiệp như Hiệp hội Nghề cá, Hiệp hội Doanh nghiệp do tỉnh tổ chức. Thông qua các buổi hội thảo này các DNNVV có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau, tìm hiểu rõ hơn về các hình thức tín dụng và khả năng thích ứng của mỗi DNNVV với từng hình thức. Theo kết quả khảo sát của BIDV, nhiều DNNVV không nắm vững những thông tin về các hình thức tín dụng tại BIDV như cho vay bổ sung vốn lưu động, tín dụng ưu đãi, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu…. Để giải quyết vấn đề thông tin, các DNNVV phải có kế hoạch tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của mình. Tham gia hiệp hội ngành nghề cũng là một biện pháp tốt để thu thập, chia sẻ thông tin, qua đó có thể giúp giải quyết phần nào những khó khăn của doanh nghiệp.

Thứ tư, các DNNVV tỉnh Kiên Giang nên tự nâng cao năng lực điều hành doanh nghiệp của mình. Trước tiên là ở chính bản thân chủ doanh nghiệp, vì đa phần các DNNVV có quan hệ tín dụng với BIDV đa phần có trình độ quản lý chưa cao, chủ yếu hình thành từ các cơ sở nhỏ lẻ đi lên, một số người khởi sự từ những ngành kỹ thuật nên không nắm rõ được nguyên tắc trong quản lý kinh doanh. Một trong những kiến thức quan trọng chủ doanh nghiệp cần có để dễ tiếp cận vốn đối với ngân hàng đó chính là trình độ hiểu biết về các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, từ đó chủ doanh nghiệp có thể chủ động đề ra kế hoạch tiếp cận với những sản phẩm của ngân hàng một cách hiệu quả.

Thứ năm, Các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các qui định về tín dụng trước trong và sau khi vay vốn. Hiện nay có một số DNNVV nghĩ rằng cứ vay vốn, ngân hàng giải ngân và nguồn vốn sử dụng sao cũng được miễn doanh nghiệp có khả năng trả được nợ. Tuy nhiên xét về khía cạnh ngân hàng thì đây là một điều cấm kỵ và sai nguyên tắc trong hoạt động tín dụng. Ngay từ đầu ngân hàng đã thẩm định về

mục đích vay vốn của khách hàng và quyết định cho vay theo phương án đó, nếu trong quá trình sử dụng vốn khách hàng thực hiện không đúng như cam kết thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro về khả năng thu nợ. Do đó về phía doanh nghiệp muốn tạo lòng tin cho Ngân hàng thì cần phải thực hiện đúng các khâu trước, trong và sau khi vay vốn.

- Qui định về trước khi vay vốn: Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ ngân hàng cần như sổ sách kế toán, phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi và những giấy tờ khác có liên quan.

- Qui định về trong quá trình vay vốn: doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện về giải ngân, sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết làm ảnh hưởng đến năng lực trả nợ ngân hàng.

- Qui định về sau khi vay vốn: doanh nghiệp phải thực hiện trả nợ và lãi vay đúng hạn, tránh trường hợp dây dưa làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu nợ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)