Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 127)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

* Chọn nhóm điều tra:

- Nhóm 1: Cán bộ cấp xã; - Nhóm 2: Công chức cấp xã;

- Nhóm 3: Cán bộ, công chức huyện Lƣơng Tài; - Nhóm 4: Ngƣời dân trên địa bàn huyện Lƣơng Tài.

* Chọn địa bàn nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích khái quát chung đặc điểm của huyện và tình hình về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài, đề tài tiến hành chọn 06 địa bàn có tính đại diện gồm 05 xã và 01 thị trấn trong huyện để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sƣu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã đƣợc công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã và tại các điểm điều tra khảo sát.

2.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Sử dụng nguồn thông tin đã đƣợc công bố qua các tài liệu của các cơ quan chuyên môn nhƣ Phòng Nội vụ, Thống kê, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Tổ chức huyện ủy, Văn phòng huyện ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện Lƣơng Tài,… các báo cáo của UBND huyện Lƣơng Tài và số liệu của các xã, thị trấn;

- Tài liệu báo cáo tổng kết của các cơ quan huyện Lƣơng Tài;

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

2.2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đƣợc thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ huyện và ngƣời dân ở một số xã trên địa bàn huyện và thông qua tổ chức thảo luận nhóm một số cán bộ, lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Những số liệu thu thập theo mẫu điều tra phỏng vấn (xem bảng 2.1. Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra).

Các số liệu và thông tin sơ cấp đƣợc phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

* Phỏng vấn điều tra trực tiếp: tổng số mẫu 160, trong đó:

- Điều tra cán bộ, công chức cấp xã: 80 ngƣời (cán bộ 38 ngƣời, công chức 42 ngƣời).

Địa điểm điều tra ở 6 đơn vị: gồm thị trấn Thứa; 03 xã loại 2 là An Thịnh, Quảng Phú, Tân Lãng; 02 xã loại 3 là Minh Tân, Lâm Thao.

- Điều tra cán bộ, công chức huyện: 30 ngƣời

* Thảo luận nhóm:

- Đối tượng thảo luận: các chức danh chủ chốt ở xã nhƣ Bí thƣ Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã; Trƣởng công an xã và công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách công tác Nội vụ;

- Nội dung thảo luận: Đánh giá, nhận xét về trình độ năng lực cán bộ, công chức cấp xã hiện nay; sự cần thiết và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới.

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Kiểm tra phiếu điều tra sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chƣa đầy đủ và phân loại các thông tin theo tiêu thức cần nghiên cứu;

- Tổng hợp, xử lý thông tin kết quả điều tra theo các tiêu chí phân tích;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ: số tuyệt đối, tƣơng đối, trung bình, cơ cấu,…

2.2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp mô tả và phân tích thống kê:

Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thống kê số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình các số liệu để tiến hành mô tả thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài, mối quan hệ giữa các bộ phận trên địa bàn xã thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về năng lực cán bộ, công chức cấp xã nhƣ: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức,…

* Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp này sử dụng để phân tích tình hình biến động của dãy số theo thứ tự thời gian và không gian. Phƣơng pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và tƣơng đối giữa các năm đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, giữa các xã với nhau,… Từ đó đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài.

Bảng 2.1. Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra TT Đối tƣợng khảo

sát, điều tra

Số

mẫu Nội dung khảo sát, điều tra

01 Xã, thị trấn (5 xã, 1 thị trấn)

Các thông tin chung về cán bộ, công chức xã

02 Cán bộ, công chức xã (tổng số 80 ngƣời. Trong đó: 38 cán bộ và 42 công chức) 38 cán bộ

Khảo sát đối tƣợng là cán bộ cấp xã với những chức danh chủ chốt (Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể, nhƣ Bí thƣ, Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,…) về trình độ, năng lực công tác; đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn; điều kiện làm việc và khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của CBCC xã,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

42 công chức

Khảo sát đối tƣợng là công chức cấp xã với những chức danh chủ yếu phụ trách các lĩnh vực chuyên môn (nhƣ công an, quân sự, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tƣ pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội,…) về trình độ, năng lực công tác; về trình độ chuyên môn; quan hệ với nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của CBCC xã; điều kiện làm việc,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

03 Ngƣời dân 50

Khảo sát ngƣời dân để có sự đánh giá, nhận xét về trình độ, năng lực; đạo đức lối sống; quan hệ với nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của cán bộ, công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc của cán bộ, công chức xã; công tác cán bộ và chính sách đối với cán bộ, công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

04 Cán bộ, công

chức huyện 30

Khảo sát đối tƣợng là cán bộ quản lý và công chức huyện có quan hệ công việc với cán bộ, công chức cấp xã để có đánh giá về trình độ, năng lực công tác; đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của cán bộ, công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc, công tác cán bộ và chính sách đối với cán bộ, công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu

Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị,…

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về năng lực

- Kinh nghiệm công tác (số năm công tác…);

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trƣờng làm việc của cán bộ, công chức cấp xã;

- Hiệu quả sử dụng và làm việc của cán bộ, công chức cấp xã: sự phù hợp về chuyên môn đào tạo với vị trí việc làm; sự phù hợp với công việc hiện tại; đánh giá xếp loại cán bộ, công chức hàng năm; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác,...

2.4. Khung phân tích đề tài

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích đề tài

Chủ thể nghiên

cứu

Cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức huyện và ngƣời dân trên địa bàn huyện Lƣơng Tài

Phương pháp tiếp cận

Phỏng vấn, điều tra trực tiếp cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức huyện và ngƣời dân

Thu thập số liệu từ các cơ quan, phòng, ban chức năng liên quan của huyện Lƣơng Tài và một số nguồn thông tin khác

- Số lƣợng, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính, trình độ;

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; - Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực CBCC cấp xã; - Hiệu quả sử dụng và làm việc của CBCC cấp xã.

Chỉ tiêu phân

tích

Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài

Đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, công chức cấp xã Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cán bộ, công chức cấp xã Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã Nội dung nghiên cứu

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Lương Tài

* Vị trí địa lý: Lƣơng Tài là một huyện đồng bằng ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh. - Phía Bắc huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Nam huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng; - Phía Tây huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Đông huyện Lƣơng Tài giáp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng.

Lƣơng Tài có vị trí thuận lợi trong giao lƣu và phát triển kinh tế xã hội. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 32km về phía bắc, cách Hà Nội 45km về phía tây, đây là hai thị trƣờng rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hòa nhập với nền kinh tế thị trƣờng, phát triển thƣơng mại, dịch vụ,… Huyện có hệ thống các đƣờng tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 38; cùng với các tuyến đƣờng huyện và 10,5km đƣờng thủy sông Thái Bình đã hình thành nên mạng lƣới giao thông khá thuận tiện cho việc trao đổi và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý nhƣ vậy, huyện Lƣơng Tài có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

* Địa hình, đất đai:

- Địa hình: huyện Lƣơng Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhƣng Lƣơng Tài là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình đất thƣờng xuyên bị úng ngập, giây hóa, khó thoát nƣớc nên chỉ trồng đƣợc một vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn ở các xã Lai Hạ, Minh Tân và Trung Kênh;

- Tình hình sử dụng đất đai: theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 thì huyện Lƣơng Tài có diện tích đất tự nhiên là 10.566,57ha, đứng thứ tƣ trong tổng số tám huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 437,0ha, chiếm 4,13%; đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Phú Hòa 1.323,99ha, chiếm 12,53%. Đất đƣợc đƣa vào sử dụng của huyện năm 2011 là 10.509,26ha, chiếm 99,46% và đất chƣa sử dụng là 57,31ha, chiếm 0,54%.

Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2011 thì đất nông nghiệp là 6.801,4ha, chiếm 64,72% và có xu hƣớng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 3.707,86ha, chiếm 35,28% và có xu hƣớng tăng qua các năm. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 5.449,1ha, chiếm 80,12%; đất nuôi trồng thủy sản là 1.352,3ha, chiếm 19,88%. Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa là 5.063,99ha, chiếm 96,22%; còn lại đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 3,78%. Điều này thể hiện lúa vẫn là cây trồng chính ở huyện Lƣơng Tài hiện nay và trong những năm tới.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lương Tài

* Hệ thống cơ quan hành chính của huyện Lương Tài:

Lƣơng Tài có 14 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 01 thị trấn và 13 xã là: thị trấn Thứa, các xã An Thịnh, Bình Định, Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Mỹ Hƣơng, Phú Hòa, Phú Lƣơng, Quảng Phú, Tân Lãng, Trừng Xá, Trung Chính và Trung Kênh).

Trực thuộc UBND huyện Lƣơng Tài có 12 cơ quan chuyên môn và 58 đơn vị sự nghiệp (52 đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo và 06 đơn vị sự nghiệp khác).

* Dân số và lao động:

- Dân số: Lƣơng Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến năm 2011 là 97.513 ngƣời. Trong đó dân số sống ở khu vực thành thị là 9.085 ngƣời, chiếm 9,32%; dân số sống ở khu vực nông thôn là 88.428 ngƣời, chiếm 90,68%. Dân số là nam 47.860 ngƣời, chiếm 49,08%, là nữ 49.653 ngƣời, chiếm 50,92%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa (1.271 ngƣời/km2

) và xã Trung Kênh (1.324 ngƣời/km2), thấp nhất ở xã Phú Hoà (689 ngƣời/km2

Tình hình dân số của huyện Lƣơng Tài trong 5 năm từ 2007 đến năm 2011 có sự biến động tăng với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,89%/năm. Nhìn chung mức tăng tƣơng đối thấp và có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây.

- Lao động: theo số liệu thống kê năm 2011 toàn huyện có 56.771 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 58,23% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 36.151 ngƣời, chiếm 63,68% tổng số lao động và có xu hƣớng giảm (năm 2007 chiếm tỷ lệ 65,67%, đến năm 2011 chiếm tỷ lệ 63,68%); lao động phi nông nghiệp khoảng 20.620 ngƣời, chiếm 36,32% tổng số lao động và có xu hƣớng tăng (năm 2007 chiếm tỷ lệ 34,33%, đến năm 2011 chiếm tỷ lệ 36,32%); tuy nhiên lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu và tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần túy.

- Hộ nghèo: theo số liệu thống kê năm 2011, toàn huyện có 30.181 hộ; trong đó hộ nghèo là 3.272, chiếm tỷ lệ 10,84%. Trong những năm qua, đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh việc xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong các năm qua nhìn chung có xu hƣớng giảm dần (năm 2007 là 4.409 hộ, chiếm tỷ lệ 15,33%; đến năm 2011 là 3.272 hộ, chiếm tỷ lệ 10,84%).

* Hệ thống kết cấu hạ tầng:

- Hệ thống giao thông: Lƣơng Tài có hệ thống đƣờng giao thông tƣơng đối thuận lợi, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại cho nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ toàn huyện có 699,28 km, mật độ đƣờng 6,61 km/km2

thuộc loại cao so với bình quân chung so với toàn tỉnh và cả nƣớc. Trong đó: đƣờng tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đƣờng huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đƣờng liên xã chiều dài 170,6 km, đƣờng xã, thôn chiều dài 283,4 km. Trong những năm qua hệ thống đƣờng giao thông nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đƣờng bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7 km;

Bên cạnh đƣờng bộ huyện Lƣơng Tài còn có 10,5 km đƣờng thủy sông Thái Bình chạy qua, đây cũng là một phần trong hệ thống giao thông vận tải của huyện.

- Hệ thống thủy lợi: thủy lợi là biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong những năm qua các công trình thủy lợi của huyện đƣợc quan tâm làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 127)