6. Bố cục của luận văn
2.4. Khung phân tích đề tài
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích đề tài
Chủ thể nghiên
cứu
Cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức huyện và ngƣời dân trên địa bàn huyện Lƣơng Tài
Phương pháp tiếp cận
Phỏng vấn, điều tra trực tiếp cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức huyện và ngƣời dân
Thu thập số liệu từ các cơ quan, phòng, ban chức năng liên quan của huyện Lƣơng Tài và một số nguồn thông tin khác
- Số lƣợng, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính, trình độ;
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; - Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực CBCC cấp xã; - Hiệu quả sử dụng và làm việc của CBCC cấp xã.
Chỉ tiêu phân
tích
Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài
Đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, công chức cấp xã Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cán bộ, công chức cấp xã Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Lương Tài
* Vị trí địa lý: Lƣơng Tài là một huyện đồng bằng ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh. - Phía Bắc huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Nam huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng; - Phía Tây huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Đông huyện Lƣơng Tài giáp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng.
Lƣơng Tài có vị trí thuận lợi trong giao lƣu và phát triển kinh tế xã hội. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 32km về phía bắc, cách Hà Nội 45km về phía tây, đây là hai thị trƣờng rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hòa nhập với nền kinh tế thị trƣờng, phát triển thƣơng mại, dịch vụ,… Huyện có hệ thống các đƣờng tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 38; cùng với các tuyến đƣờng huyện và 10,5km đƣờng thủy sông Thái Bình đã hình thành nên mạng lƣới giao thông khá thuận tiện cho việc trao đổi và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý nhƣ vậy, huyện Lƣơng Tài có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
* Địa hình, đất đai:
- Địa hình: huyện Lƣơng Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhƣng Lƣơng Tài là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình đất thƣờng xuyên bị úng ngập, giây hóa, khó thoát nƣớc nên chỉ trồng đƣợc một vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn ở các xã Lai Hạ, Minh Tân và Trung Kênh;
- Tình hình sử dụng đất đai: theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 thì huyện Lƣơng Tài có diện tích đất tự nhiên là 10.566,57ha, đứng thứ tƣ trong tổng số tám huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 437,0ha, chiếm 4,13%; đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Phú Hòa 1.323,99ha, chiếm 12,53%. Đất đƣợc đƣa vào sử dụng của huyện năm 2011 là 10.509,26ha, chiếm 99,46% và đất chƣa sử dụng là 57,31ha, chiếm 0,54%.
Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2011 thì đất nông nghiệp là 6.801,4ha, chiếm 64,72% và có xu hƣớng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 3.707,86ha, chiếm 35,28% và có xu hƣớng tăng qua các năm. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 5.449,1ha, chiếm 80,12%; đất nuôi trồng thủy sản là 1.352,3ha, chiếm 19,88%. Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa là 5.063,99ha, chiếm 96,22%; còn lại đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 3,78%. Điều này thể hiện lúa vẫn là cây trồng chính ở huyện Lƣơng Tài hiện nay và trong những năm tới.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lương Tài
* Hệ thống cơ quan hành chính của huyện Lương Tài:
Lƣơng Tài có 14 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 01 thị trấn và 13 xã là: thị trấn Thứa, các xã An Thịnh, Bình Định, Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Mỹ Hƣơng, Phú Hòa, Phú Lƣơng, Quảng Phú, Tân Lãng, Trừng Xá, Trung Chính và Trung Kênh).
Trực thuộc UBND huyện Lƣơng Tài có 12 cơ quan chuyên môn và 58 đơn vị sự nghiệp (52 đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo và 06 đơn vị sự nghiệp khác).
* Dân số và lao động:
- Dân số: Lƣơng Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến năm 2011 là 97.513 ngƣời. Trong đó dân số sống ở khu vực thành thị là 9.085 ngƣời, chiếm 9,32%; dân số sống ở khu vực nông thôn là 88.428 ngƣời, chiếm 90,68%. Dân số là nam 47.860 ngƣời, chiếm 49,08%, là nữ 49.653 ngƣời, chiếm 50,92%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa (1.271 ngƣời/km2
) và xã Trung Kênh (1.324 ngƣời/km2), thấp nhất ở xã Phú Hoà (689 ngƣời/km2
Tình hình dân số của huyện Lƣơng Tài trong 5 năm từ 2007 đến năm 2011 có sự biến động tăng với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,89%/năm. Nhìn chung mức tăng tƣơng đối thấp và có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây.
- Lao động: theo số liệu thống kê năm 2011 toàn huyện có 56.771 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 58,23% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 36.151 ngƣời, chiếm 63,68% tổng số lao động và có xu hƣớng giảm (năm 2007 chiếm tỷ lệ 65,67%, đến năm 2011 chiếm tỷ lệ 63,68%); lao động phi nông nghiệp khoảng 20.620 ngƣời, chiếm 36,32% tổng số lao động và có xu hƣớng tăng (năm 2007 chiếm tỷ lệ 34,33%, đến năm 2011 chiếm tỷ lệ 36,32%); tuy nhiên lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu và tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần túy.
- Hộ nghèo: theo số liệu thống kê năm 2011, toàn huyện có 30.181 hộ; trong đó hộ nghèo là 3.272, chiếm tỷ lệ 10,84%. Trong những năm qua, đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh việc xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong các năm qua nhìn chung có xu hƣớng giảm dần (năm 2007 là 4.409 hộ, chiếm tỷ lệ 15,33%; đến năm 2011 là 3.272 hộ, chiếm tỷ lệ 10,84%).
* Hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Hệ thống giao thông: Lƣơng Tài có hệ thống đƣờng giao thông tƣơng đối thuận lợi, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại cho nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ toàn huyện có 699,28 km, mật độ đƣờng 6,61 km/km2
thuộc loại cao so với bình quân chung so với toàn tỉnh và cả nƣớc. Trong đó: đƣờng tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đƣờng huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đƣờng liên xã chiều dài 170,6 km, đƣờng xã, thôn chiều dài 283,4 km. Trong những năm qua hệ thống đƣờng giao thông nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đƣờng bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7 km;
Bên cạnh đƣờng bộ huyện Lƣơng Tài còn có 10,5 km đƣờng thủy sông Thái Bình chạy qua, đây cũng là một phần trong hệ thống giao thông vận tải của huyện.
- Hệ thống thủy lợi: thủy lợi là biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong những năm qua các công trình thủy lợi của huyện đƣợc quan tâm làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: tạo ra cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ bị thu hẹp, năng suất cây trồng tăng, hệ số sử dụng đất tăng,…
Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 94 trạm bơm tƣới tiêu do nhà nƣớc và nhân dân đầu tƣ xây dựng với 124 máy bơm các loại đảm bảo tƣới, tiêu cho khoảng 5.750ha. Hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu khá hoàn chỉnh: kênh tƣới có tổng chiều dài 161,84 km; kênh tiêu có tổng chiều dài 111,72 km. Song do địa hình của huyện đã ảnh hƣởng đến việc tƣới tiêu ở một số xã thuộc phía Đông của huyện, nên hàng năm tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra ở các địa phƣơng trên, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Giáo dục và đào tạo: hiện nay huyện có 17 trƣờng Mầm non, 19 trƣờng Tiểu học, 15 trƣờng Trung học cơ sở, 04 trƣờng Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên của huyện và 14 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trƣờng học đều đƣợc xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có 10/17 trƣờng Mầm non, 19/19 trƣờng Tiểu học và 06/15 trƣờng Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
- Y tế: đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế xã với tổng số là 152 giƣờng bệnh. Số cán bộ y tế 194 ngƣời; trong đó có 47 bác sỹ, 135 y sỹ, 12 dƣợc sỹ. Tính bình quân trong toàn huyện khoảng 2.075 ngƣời dân có 01 bác sỹ; 100% xã, thị trấn đƣợc công nhận chuẩn quốc gia về công tác y tế cơ sở.
- Hệ thống điện: hiện nay 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện lƣới quốc gia; có trên 500 km đƣờng dây truyền tải điện trung thế, hạ thế; có 148 trạm biến áp, cơ bản đã đảm bảo cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lƣợng điện vẫn còn thấp, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong thời gian tới thì mạng lƣới điện trên địa bàn huyện cần đƣợc đầu tƣ xây dựng mới cũng nhƣ nâng cấp, cải tạo các tuyến cũ.
- Hệ thống thông tin liên lạc: huyện có 15 đài phát thanh, truyền thanh (01 đài phát thanh huyện và 14 đài truyền thanh xã, thị trấn); có 02 trung tâm bƣu chính viễn thông là thị trấn Thứa và Kênh Vàng. Cơ sở vật chất thông tin liên lạc trong những năm qua có những bƣớc phát triển mạnh, 100% số xã trong huyện đã phủ xong mạng lƣới điện thoại di động và điện thoại cố định, đến cuối năm 2011 có khoảng 12.848 máy điện thoại cố định, đạt bình quân 13,2 máy/100 dân. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt tạo thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận, nắm bắt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền, phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, quản lý ở địa phƣơng.
Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Lƣơng Tài
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng I. Đƣờng giao thông 1. Quốc lộ km 0 2. Tỉnh lộ km 51,2 3. Huyện lộ km 51,3 II. Hệ thống điện 1. Trạm biến thế Trạm 148 2. Đƣờng dây 35kv, 22kv, 10kv km 114,73
III. Hệ thống thủy lợi
1. Kênh tƣới km 161,84
2. Kênh tiêu km 111,72
3. Trạm bơm Trạm 94
IV. Công trình phúc lợi
1. Trƣờng học Trƣờng 38
2. Nhà trẻ, mẫu giáo Trƣờng 17
3. Cơ sở y tế Cơ sở 16
V. Thông tin liên lạc
1. Đài Phát thanh, Đài truyền thanh Đài 15
2. Số máy điện thoại cố định Máy 12.848
* Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện (từ 2007 - 2011):
Là một huyện sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp, song tăng trƣởng kinh tế của huyện Lƣơng Tài thời gian qua tƣơng đối ổn định và duy trì ở mức độ khá cao, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2007 - 2011 đạt 14,93%. Riêng năm 2011, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ đạt 1.537.912 triệu đồng, tăng 70,58% so với năm 2007.
Bảng 3.2. Giá trị và cơ cấu kinh tế huyện Lƣơng Tài (theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị tính: giá trị: triệu đồng; tỷ lệ: %
Năm Tổng giá trị
Tỷ lệ
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tiểu thủ công nghiệp
Thƣơng mại, dịch vụ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
2007 901.574 100 290.791 32,25 387.212 42,95 223.571 24,80 2008 1.027.974 100 321.495 31,27 463.899 45,13 242.580 23,60 2009 1.350.871 100 366.339 27,12 668.528 49,49 316.004 23,39 2010 1.315.377 100 401.884 30,55 548.976 41,74 364.517 27,71 2011 1.537.912 100 487.012 31,67 633.000 41,16 417.900 27,17
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lương Tài, (2007 - 2011) * Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lương Tài:
- Thuận lợi:
Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp - thủy sản; cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản, tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lƣợng cây trồng), phát triển chăn nuôi đàn gia súc trâu, bò, lợn và chăn nuôi gia cầm;
Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trƣớc hết là sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ cát, gạch. Ngoài ra, huyện còn có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề trên cơ sở các làng nghề hiện có;
Có tiềm năng phát triển thƣơng mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng nhƣ Lƣơng Tài có vị trí địa lý, địa hình, những lợi thế để phát triển thƣơng mại - dịch vụ bền vững;
Lƣơng Tài có nguồn nhân lực dồi dào với lực lƣợng trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bƣớc đƣợc nâng lên.
- Khó khăn:
Là huyện nằm xa các tuyến giao thông chính nên đi lại còn nhiều khó khăn và xa các trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài còn hạn chế. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cƣ thấp;
Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, chƣa có sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mũi nhọn nên điều kiện phát triển còn khó khăn và chƣa có tích lũy về kinh tế để tái đầu tƣ;
Dân số tăng nhanh, lực lƣợng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động còn thấp.
3.2. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài
3.2.1. Khái quát tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài trong thời gian qua Tài trong thời gian qua
Thời gian từ năm 2007 - 2009, việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức xã đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ. Theo quy định thì số lƣợng cán bộ, công chức mỗi xã, thị trấn của huyện đƣợc bố trí 19 ngƣời (cán bộ từ 10 đến 11 ngƣời; công chức từ 8 đến 9 ngƣời).
Thời gian từ năm 2010 - 2011, việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức