Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 84 - 85)

6. Bố cục của luận văn

4.1.3.Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính

Hành chính nhà nƣớc là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân đƣợc các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI khởi xƣớng đổi mới đất nƣớc, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đã tạo ra sự chuyển biến hết sức to lớn về kinh tế - xã hội, đƣa đất nƣớc ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Đổi mới cơ chế kinh tế do đó phải đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp, trong đó có vấn đề cải cách hành chính với trung tâm của cải cách hành chính là nhằm vào hệ thống hành chính, nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính nhà nƣớc thông suốt từ Trung ƣơng đến cơ sở.

Cải cách hành chính nhà nƣớc thực chất là sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới để đáp ứng yêu cầu của thực tế khách quan.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 23/01/1995 Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tám (khóa VII) đã xác định yêu cầu, mục tiêu cải cách một bƣớc nền hành chính nhà nƣớc, trong đó chỉ ra đối tƣợng cải cách có 3 yếu tố, đó là: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

Việc cải cách hành chính phải đƣợc tiến hành đồng bộ, trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá và trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế đƣợc mô hình hệ thống hành chính tốt, nhƣng nếu không có đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng không thể trở thành hiện thực.

Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nƣớc.

Hiện nay do ảnh hƣởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tác động lên nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trình độ năng

lực, chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, nhũng nhiễu nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức. Để có đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có năng lực phù hợp với một nền hành chính phục vụ, một nền hành chính trong cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có kiến thức thật cần thiết về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ hành chính, kiến thức xã hội, hành vi ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tổ chức, lấy nhân dân làm trung tâm; có phẩm chất năng lực, chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, tiếp thu đƣợc những thành tựu khoa học quản lý hành chính áp dụng trong điều kiện nƣớc ta.

Tóm lại: phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức, quản lý điều hành, kỹ năng công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động thông suốt, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở thi hành Hiến pháp và pháp luật, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 84 - 85)