6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Khái quát tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện
Tài trong thời gian qua
Thời gian từ năm 2007 - 2009, việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức xã đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ. Theo quy định thì số lƣợng cán bộ, công chức mỗi xã, thị trấn của huyện đƣợc bố trí 19 ngƣời (cán bộ từ 10 đến 11 ngƣời; công chức từ 8 đến 9 ngƣời).
Thời gian từ năm 2010 - 2011, việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức xã đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Theo quy định thì số lƣợng cán bộ, công chức mỗi xã, thị trấn của
huyện đƣợc bố trí: 23 ngƣời đối với 08 xã loại 2 (gồm thị trấn Thứa, An Thịnh, Bình Định, Phú Hòa, Quảng Phú, Tân Lãng, Trung Chính và Trung Kênh) và 21 ngƣời đối với 06 xã loại 3 (gồm các xã Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Mỹ Hƣơng, Phú Lƣơng và Trừng Xá). Mỗi xã cán bộ đƣợc bố trí từ 10 đến 11 ngƣời, công chức đƣợc bố trí từ 12 đến 13 ngƣời.
Hiện nay, huyện Lƣơng Tài có 14 xã, thị trấn (trong đó có 13 xã và 01 thị trấn), tổng số cán bộ, công chức ở các xã, thị trấn năm 2011 là 298 ngƣời. Đội ngũ cán bộ, công chức xã đều là ngƣời tại địa phƣơng, việc bố trí cơ bản đủ số cán bộ, công chức theo quy định và trong những năm qua đội ngũ này nhìn chung ổn định, việc quản lý, sử dụng đã chặt chẽ và có hiệu quả hơn, đảm bảo các chế độ, chính sách và phát huy đƣợc khả năng của cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức xã đã có nhiều có gắng, nỗ lực trong công tác, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn toàn huyện.
3.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài
3.2.2.1. Số lượng, cơ cấu và số năm công tác của cán bộ, công chức xã * Về số lượng, cơ cấu:
- Cán bộ cấp xã: bao gồm các chức danh Bí thƣ Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó Bí thƣ Đảng ủy; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Bí thƣ Đoàn thanh niên; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
Từ năm 2007 - 2011, số lƣợng cán bộ đƣợc bố trí đủ theo quy định và hàng năm ít thay đổi (147 ngƣời, riêng năm 2010 là 148 ngƣời), chiếm tỷ lệ 49,33% trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã năm 2011.
- Công chức cấp xã: bao gồm các chức danh Trƣởng Công an; Chỉ huy trƣởng Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trƣờng; Tài chính - Kế toán; Tƣ pháp - Hộ tịch và Văn hóa - Xã hội.
Từ năm 2007 - 2011, số lƣợng công chức có sự biến động, nhất là năm 2010 và năm 2011 nhiều hơn so với các năm trƣớc; năm 2007 có 112 công chức (thiếu 07
ngƣời so với quy định), chiếm tỷ lệ 43,24%; đến năm 2011 có 151 công chức (thiếu 12 ngƣời so với quy định), chiếm tỷ lệ 50,67% trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã.
- Cơ cấu giới tính của cán bộ, công chức cấp xã: nam giới chiếm tỷ lệ cao (từ 88,93% đến 91,89%), nữ giới chiếm tỷ lệ rất thấp (từ 8,11% đến 11,07%). Qua kết quả điều tra nhận thấy cán bộ, công chức nữ tham gia công tác tại các xã chủ yếu ở các chức danh Hội Liên hiệp Phụ nữ và Văn phòng - Thống kê.
Bảng 3.3. Số lƣợng, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã
Đơn vị tính: số lượng: người; tỷ lệ: %
Số TT
Cán bộ, công chức
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 1 Tổng số 259 100 256 100 260 100 287 100 298 100 1.1 Cán bộ 147 56,76 147 57,42 147 56,54 148 51,57 147 49,33 1.2 Công chức 112 43,24 109 42,58 113 43,46 139 48,43 151 50,67 2 Giới tính 259 100 256 100 260 100 287 100 298 100 2.1 Nam 238 91,89 230 89,84 235 90,38 256 89,20 265 88,93 2.2 Nữ 21 8,11 26 10,16 25 9,62 31 10,80 33 11,07
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, (2007 - 2011) * Về số năm công tác: tính đến năm 2011, cán bộ, công chức xã có thời gian công tác dƣới 05 năm là 49 ngƣời, chiếm tỷ lệ 16,4%; có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm là 66 ngƣời, chiếm tỷ lệ 22,2%; có thời gian công tác từ 10 đến 20 năm là 95 ngƣời, chiếm tỷ lệ 31,8%; có thời gian công tác từ 20 đến 30 năm là 73 ngƣời, chiếm tỷ lệ 24,5%; có thời gian công tác trên 30 năm là 15 ngƣời, chiếm tỷ lệ 5,1%.
Số liệu cho thấy hầu hết cán bộ, công chức xã của huyện Lƣơng Tài đều có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên và chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 10 năm đến 20 năm (chiếm tỷ lệ cao nhƣ xã Bình Định và xã Tân Lãng; chiếm tỷ lệ thấp nhƣ thị trấn Thứa và xã Quảng Phú), đây chủ yếu là các đối tƣợng đƣợc tuyển dụng, bố trí sắp xếp theo Nghị định số 50-CP ngày 26/7/1995 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ. Số có thời gian công tác ít tại xã (dƣới 5 năm) chiếm tỷ lệ 16,4%, đây chủ yếu là các đối tƣợng đƣợc tuyển dụng, bố trí sắp xếp theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ vào một số chức danh nhƣ Bí thƣ Đoàn thanh niên, công chức Văn phòng - Thống kê và Văn hóa - Xã hội.
5.1 24.5 31.8 22.2 16.4 0 5 10 15 20 25 30 35
Tỷ lệ CBCC có số năm công tác từ trên 30 năm
Tỷ lệ CBCC có số năm công tác từ 20 đến dưới 30 năm
Tỷ lệ CBCC có số năm công tác từ 10 đến dưới 20 năm
Tỷ lệ CBCC có số năm công tác từ 5 đến dưới 10 năm
Tỷ lệ CBCC có số năm công tác dưới 5 năm
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ số năm công tác của cán bộ, công chức cấp xã năm 2011
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2011 3.2.2.2. Cơ cấu cán bộ, công chức xã theo độ tuổi
Năm 2011, cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lƣơng Tài là 298 ngƣời. Trong đó, cán bộ, công chức có độ tuổi dƣới 35 là 60 ngƣời, chiếm tỷ lệ 20,13%; có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi là 132 ngƣời, chiếm tỷ lệ 43,3%; có độ tuổi trên 50 tuổi là 106 ngƣời, chiếm tỷ lệ 35,57%. Thống kê qua các năm từ 2007 đến 2011 cho thấy biến động về tỷ trọng các độ tuổi không nhiều, chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi (bình quân 125 ngƣời, chiếm tỷ lệ 45,95%). Cán bộ, công chức dƣới 35 tuổi có xu hƣớng tăng và đạt cao nhất năm 2010 và năm 2011.
Bảng 3.4. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi
Đơn vị tính: tuổi Tuổi Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Bình quân Dƣới 35 46 42 45 60 60 51 Từ 35 đến 50 126 121 116 130 132 125 Trên 50 87 93 99 97 106 96 Tổng số 259 256 260 287 298 272
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, (2007 - 2011) 3.2.2.3. Trình độ văn hóa cán bộ, công chức cấp xã
Số cán bộ, công chức có trình độ văn hóa là THPT chiếm tỷ lệ cao (từ 90,35% năm 2007 đến 97,32% năm 2011) và có xu hƣớng tăng qua các năm từ 2007 đến 2011 (năm 2011 tăng 56 ngƣời so với năm 2007) và tăng nhiều từ năm
2010. Tuy nhiên vẫn còn một số lƣợng đáng kể cán bộ, công chức chƣa tốt nghiệp THPT (mới tốt nghiệp THCS) nhƣng có xu hƣớng giảm dần qua các năm (9,65% năm 2007 và 2,68% năm 2011) với mức giảm là 17 ngƣời. Đối tƣợng tốt nghiệp THCS chủ yếu ở các chức danh cán bộ nhƣ Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh.
Bảng 3.5. Trình độ văn hóa cán bộ, công chức cấp xã
Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (2011 - 2007) Trung học phổ thông 234 238 244 276 290 + 56 Trung học cơ sở 25 18 16 11 8 - 17 Tổng số 259 256 260 287 298
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, (2007 - 2011) 3.2.2.4. Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã
Số liệu qua các năm từ 2007 đến 2011 cho thấy, cán bộ, công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ không cao (thấp nhất năm 2007 là 36 người, chiếm tỷ lệ 13,90%; cao nhất năm 2011 là 84 người, chiếm tỷ lệ 28,19% và tăng 48 người so với năm 2007); có trình độ cao đẳng thấp nhất năm 2011 là 08 ngƣời, chiếm tỷ lệ 2,68% và cao nhất là năm 2009 là 19 ngƣời, chiếm tỷ lệ 7,31%; có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (thấp nhất năm 2007 là 121 người, chiếm tỷ lệ 46,72% và cao nhất là năm 2011 là 155 người, chiếm tỷ lệ 52,01%) và có xu hƣớng tăng; chƣa qua đào tạo có xu hƣớng giảm dần (giảm 40 người, từ 91 người với tỷ lệ 35,14% năm 2007 giảm xuống còn 51 người với tỷ lệ 17,11% năm 2011), đối tƣợng chủ yếu ở các chức danh cán bộ xã.
Qua nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã kết hợp với việc theo dõi các năm cho thấy huyện đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nâng cao chất lƣợng tuyển dụng nên trình độ chuyên môn cán bộ, công chức xã từng bƣớc nâng lên. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2011 vẫn còn thấp, chủ yếu là trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao (52,01%); còn đáng kể số ngƣời chƣa đƣợc đào tạo về trình độ chuyên môn (51 ngƣời, chiếm tỷ lệ 17,11%), trong đó cao nhất là Trung Chính còn 22,73%, thấp nhất là xã Lâm Thao còn 5,0% số cán bộ, công chức trình độ chuyên môn chƣa qua đào tạo.
Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (2011 - 2007) Đại học 36 46 53 66 84 + 48 Cao đẳng 11 15 19 17 8 - 3 Trung cấp 121 130 131 143 155 + 34
Chƣa qua đào tạo 91 65 57 61 51 - 40
Tổng số 259 256 260 287 298
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, (2007 - 2011) 3.2.2.5. Trình độ lý luận chính trị cán bộ, công chức cấp xã
Số liệu qua các năm từ 2007 đến 2011 cho thấy cán bộ, công chức xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng qua các năm (tăng 59 người, từ 82 người năm 2007 với tỷ lệ 31,66%, tăng lên 141 người năm 2011 với tỷ lệ 47,32%), đối tƣợng chủ yếu là đội ngũ cán bộ chủ chốt và một số công chức; có trình độ sơ cấp lý luận chính trị thấp nhất năm 2007 là 72 ngƣời, chiếm tỷ lệ 27,80% và cao nhất năm 2011 là 101 ngƣời, chiếm tỷ lệ 33,89%; chƣa qua đào tạo có xu hƣớng giảm dần (giảm 49 người, từ 105 người năm 2007 với tỷ lệ 40,54%, giảm xuống còn 56 người năm 2011 với tỷ lệ 18,79%), đối tƣợng chủ yếu ở các chức danh cán bộ, công chức xã mới đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm.
Bảng 3.7. Trình độ lý luận chính trị cán bộ, công chức cấp xã Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (2011 - 2007) Trung cấp 82 107 110 112 141 + 59 Sơ cấp 72 76 84 96 101 + 29
Chƣa qua đào tạo 105 73 66 79 56 - 49
Tổng số 259 256 260 287 298
3.2.2.6. Trình độ tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước cán bộ, công chức xã năm 2011
Theo số liệu tổng hợp năm 2011, cán bộ, công chức cấp xã có chứng chỉ tin học là 87 ngƣời, chiếm tỷ lệ 29,19%, còn lại chƣa đào tạo là 211 ngƣời, chiếm tỷ lệ 70,81%; có chứng chỉ ngoại ngữ là 56 ngƣời, chiếm tỷ lệ 18,79%, còn lại chƣa qua đào tạo là 242 ngƣời, chiếm tỷ lệ 81,21%; có trình độ quản lý nhà nƣớc là 47 ngƣời, chiếm tỷ lệ 15,77%, chƣa qua đào tạo 251 ngƣời, chiếm tỷ lệ 84,23%.
Nhìn chung trình độ tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nƣớc của cán bộ, công chức cấp xã hiện nay vẫn còn rất thấp, nhiều ngƣời chƣa đƣợc qua đào tạo, bồi dƣỡng, vì vậy sẽ rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
Bảng 3.8. Trình độ cán bộ, công chức cấp xã năm 2011 về tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nƣớc
TT Chỉ tiêu Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Trình độ tin học 298 100,0
Chứng chỉ A 31 10,40
Chứng chỉ B 56 18,79
Chƣa qua đào tạo 211 70,81
2 Trình độ ngoại ngữ 298 100,0
Chứng chỉ A 27 9,06
Chứng chỉ B 29 9,73
Chƣa qua đào tạo 242 81,21
3 Trình độ quản lý nhà nước 298 100,0
Chuyên viên 25 8,39
Cán sự 22 7,38
Chƣa qua đào tạo 251 84,23
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2011 3.2.2.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Nhằm nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức trong những năm qua, huyện Lƣơng Tài đã quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, chú trọng đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, tăng cƣờng bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành, xử lý tình huống đối với từng chức danh, loại hình công việc. Cụ thể:
Từ năm 2007 đến năm 2011, huyện Lƣơng Tài đã phối hợp với trƣờng Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh mở 02 lớp trung cấp Lý luận chính trị hệ tại chức cho 102 cán bộ, công chức và cán bộ dự nguồn các xã, thị trấn; mở 04 lớp đại học (02 lớp Kế toán, 01 lớp Luật kinh tế, 01 lớp Quản lý kinh tế) và 01 lớp trung cấp Quản lý kinh tế hệ tại chức cho 151 cán bộ, công chức và cán bộ dự nguồn các xã, thị trấn; tổ chức 03 lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc tại huyện cho 452 lƣợt đại biểu HĐND, cán bộ cơ sở và trƣởng thôn; mở 07 lớp bồi dƣỡng chuyên môn cho 1.218 lƣợt công chức chuyên môn của xã và trƣởng thôn; 10 lớp bồi dƣỡng công tác xây dựng đảng cho 2.186 đồng chí; 15 lớp bồi dƣỡng cảm tình Đảng cho 788 quần chúng ƣu tú; 10 lớp bồi dƣỡng cho 516 đảng viên mới kết nạp.
Bảng 3.9. Thống kê các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã Số
TT Tên lớp đào tạo, bồi dƣỡng Số lớp Số cán bộ, công chức tham dự
A Lớp đào tạo dài hạn 7 253
1 Đại học Kế toán 2 44
2 Đại học Luật kinh tế 1 23
3 Đại học Quản lý kinh tế 1 19
4 Trung cấp Quản lý kinh tế 1 65
5 Trung cấp Lý luận chính trị 2 102
B Lớp bồi dưỡng ngắn hạn 45 5.160
1 Kiến thức Quản lý nhà nƣớc 3 452
2 Công tác Xây dựng cơ bản 2 304
3 Công tác Thanh tra, tiếp dân 3 450
4 Công tác Quản lý tài chính thôn 2 464
5 Công tác Xây dựng đảng 10 2.186
6 Bồi dƣỡng cảm tình đảng cho quần chúng 15 788
7 Bồi dƣỡng đảng viên mới kết nạp 10 516
Tổng cộng 52 5.413
3.2.2.8. Đánh giá xếp loại cán bộ, công chức cấp xã
Theo quy định tại Thông tƣ số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ thì định kỳ hàng năm các xã, thị trấn tiến hành đánh giá xếp loại cán bộ, công chức cấp xã (đƣợc thực hiện vào cuối năm) theo 3 loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Số liệu tổng hợp việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy: số cán bộ, công chức xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ