Xuất phát từ vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 127)

6. Bố cục của luận văn

4.1.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã

Cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà nƣớc. Theo cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc ta hiện nay, tất cả đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đều đƣợc triển khai thực hiện ở cấp cuối cùng là cấp xã. Để giải quyết tốt những nhiệm vụ này, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, hợp lý thì cần phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng.

Năng lực, hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức xã quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của chính quyền. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, với ý thức, tinh thần trách nhiệm cao chắc chắn hoạt động của chính quyền đó sẽ đảm bảo hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực và ngƣợc lại nếu họ thiếu kiến thức, hạn chế về trình độ chuyên môn thì sẽ ảnh hƣởng xấu đến kết quả điều hành quản lý tại địa phƣơng. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đều xuất phát từ cơ sở, nguyên nhân chính là năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã yếu kém. Nó thể hiện sự bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức không chuyển mình theo kịp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN, mục tiêu là dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ trƣớc mắt là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân, khắc phục sự chênh lệch quá lớn về kinh tế, xã hội giữa khu vực đồng bằng và đô thị. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc nói chung, của chính quyền cấp xã nói riêng. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng nhằm phát huy vai trò quan trọng của chính quyền cấp xã trong công cuộc đổi mới.

4.1.2. Xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa là bƣớc đi tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc vƣơn tới văn minh, hiện đại. Trong điều kiện của nƣớc ta, với những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức văn minh nhân loại về công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa ở nƣớc ta phải đi liền với hiện đại hóa.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chính trị trung tâm của cách mạng nƣớc ta hiện nay là:

Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lƣợc, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất.

Đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, xã hội công bằng, văn minh.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta là công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu XHCN. Do đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng chính là quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp. Với một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất rất thấp, khả năng tích lũy và sức mua hẹp, chúng ta phải tập trung vào nông nghiệp, nông thôn và lấy đó làm khâu đột phá, phát huy tinh thần dân chủ và sức mạnh tự cƣờng, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo, vƣơn lên làm giàu.

Những thành tựu bƣớc đầu quan trọng trong công cuộc đổi mới đã đƣa đất nƣớc đến thời cơ phát triển mới. Tuy nhiên, đất nƣớc ta đang đứng trƣớc thách thức tụt hậu về kinh tế, quốc nạn tham nhũng, chiến lƣợc diễn biến hòa bình của kẻ thù. Các thách thức đó đặt ra nhiều vấn đề đối với việc nâng cao năng lực cán bộ và đổi mới công tác cán bộ.

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò của đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng, họ phải là những ngƣời đề ra kế hoạch để thực hiện từng mục tiêu, đồng thời lại là ngƣời tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gƣơng

mẫu thực hiện mục tiêu. Việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng càng quan trọng. Có thể khẳng định, không thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công với một cơ chế quản lý lạc hậu, với một nền hành chính vừa cồng kềnh, vừa thiếu dân chủ, không biết tôn trọng và phát huy năng lực xã hội và với đội ngũ cán bộ, công chức năng lực thấp, cơ cấu không hợp lý.

Số liệu thống kê tính đến tháng 6/2012, nƣớc ta có 11.118 xã, phƣờng, thị trấn với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã khoảng 256.607 ngƣời (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, số ngày 15/7/2012). Đây là lực lƣợng đông đảo có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Yêu cầu về trí tuệ: phải có trình độ kiến thức và năng lực trí tuệ tốt, có tƣ duy sáng tạo, độc lập. Cán bộ, công chức phải là ngƣời có am hiểu kiến thức trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và các ngành, các lĩnh vực có liên quan;

- Yêu cầu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với ngƣời cán bộ, công chức. Đó là nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành với lý tƣởng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng phục vụ của nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đƣờng CNXH. Ngƣời cán bộ, công chức phải có tính dân chủ, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu, biết phát huy khả năng và mọi nguồn lực của nhân dân để tạo nên sức mạnh, biết tôn trọng lợi ích và quyền lợi chính đáng của nhân dân, biết điều chỉnh bản thân, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội.

Tóm lại: để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với đầy đủ những yếu tố về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và có tính dân chủ vì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những ngƣời có trách nhiệm, tham gia trực tiếp vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Đầu tƣ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cho cán bộ, công chức cấp xã nói riêng là đầu tƣ có hiệu quả cho tƣơng lai đất nƣớc.

4.1.3. Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính

Hành chính nhà nƣớc là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân đƣợc các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI khởi xƣớng đổi mới đất nƣớc, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đã tạo ra sự chuyển biến hết sức to lớn về kinh tế - xã hội, đƣa đất nƣớc ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Đổi mới cơ chế kinh tế do đó phải đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp, trong đó có vấn đề cải cách hành chính với trung tâm của cải cách hành chính là nhằm vào hệ thống hành chính, nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính nhà nƣớc thông suốt từ Trung ƣơng đến cơ sở.

Cải cách hành chính nhà nƣớc thực chất là sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới để đáp ứng yêu cầu của thực tế khách quan.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 23/01/1995 Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tám (khóa VII) đã xác định yêu cầu, mục tiêu cải cách một bƣớc nền hành chính nhà nƣớc, trong đó chỉ ra đối tƣợng cải cách có 3 yếu tố, đó là: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

Việc cải cách hành chính phải đƣợc tiến hành đồng bộ, trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá và trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế đƣợc mô hình hệ thống hành chính tốt, nhƣng nếu không có đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng không thể trở thành hiện thực.

Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nƣớc.

Hiện nay do ảnh hƣởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tác động lên nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trình độ năng

lực, chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, nhũng nhiễu nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức. Để có đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có năng lực phù hợp với một nền hành chính phục vụ, một nền hành chính trong cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có kiến thức thật cần thiết về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ hành chính, kiến thức xã hội, hành vi ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tổ chức, lấy nhân dân làm trung tâm; có phẩm chất năng lực, chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, tiếp thu đƣợc những thành tựu khoa học quản lý hành chính áp dụng trong điều kiện nƣớc ta.

Tóm lại: phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức, quản lý điều hành, kỹ năng công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động thông suốt, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở thi hành Hiến pháp và pháp luật, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

4.1.4. Xuất phát từ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài hiện nay Lương Tài hiện nay

- Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn còn hạn chế:

Trình độ văn hóa là cơ sở giúp cho cán bộ, công chức có thể nhận thức nhanh, chính xác và đúng các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; là điều kiện để họ có thể tiếp thu đƣợc những vấn đề khoa học - kỹ thuật và công nghệ cơ bản cũng nhƣ tiếp cận, nắm bắt đƣợc những diễn biến xảy ra hàng ngày trên địa bàn về mọi mặt, từ đó có phƣơng hƣớng và giải pháp phù hợp để ứng xử.

Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức xã năm 2007 còn 9,65% có trình độ THCS, đến năm 2011 còn 2,68% có trình độ độ THCS và điều đáng quan tâm là cán bộ, công chức xã tốt nghiệp THPT hầu hết học ở hệ vừa học vừa làm nên chất lƣợng không cao và vấn đề này đã và sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện.

Trình độ chuyên môn cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực, đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì mới có khả năng thực hiện và giải quyết tốt công việc đƣợc giao:

Qua thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện Lƣơng Tài chủ yếu là trình độ trung cấp (chiếm khoảng 50%); chƣa qua đào tạo chuyên môn vẫn còn nhiều (năm 2007 là 35,14%; năm 2011 là 17,11%). Mặt khác, trình độ đào tạo chủ yếu ở loại hình tại chức, từ xa, chất lƣợng đào tạo không đảm bảo; cán bộ, công chức làm việc không đúng với chuyên môn đƣợc đào tạo còn nhiều (tổng hợp kết quả điều tra còn 42,5% cán bộ, công chức xã đƣợc điều tra làm việc không đúng chuyên môn đƣợc đào tạo). Đây là vấn đề cần đƣợc đặc biệt quan tâm trong tƣơng lai.

Một yếu tố cũng ảnh hƣởng đến năng lực cán bộ, công chức cấp xã đó là trình độ về tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nƣớc: theo số liệu tổng hợp năm 2011 thì số ngƣời chƣa qua đào tạo tin học là 70,81%, chƣa qua đào tạo về ngoại ngữ là 81,21% và chƣa qua đào tạo về QLNN là 84,23%. Tổng hợp số liệu điều tra đối với 80 cán bộ, công chức cấp xã thì số ngƣời không biết tin học là 31,25%; không biết ngoại ngữ là 80,0% và chƣa qua bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc là 86,25%.

Trình độ văn hóa và lý luận còn thấp, năng lực chuyên môn chƣa đƣợc đào tạo bài bản và hệ thống; khả năng sáng tạo, nhạy bén trong công tác còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, công chức còn chịu ảnh hƣởng của tâm lý nhà nông, tính tiểu nông, thiển cận, giải quyết công việc mang nặng cảm tính, ít chú ý đến pháp luật nên không đảm bảo đƣợc tính nguyên tắc; nhiều cán bộ chƣa thực sự yên tâm công tác. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới, nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.

- Về đạo đức lối sống của cán bộ, công chức xã:

Kết quả điều tra cho thấy có 33,33% cán bộ, công chức huyện đánh giá đạo đức lối sống và 30,0% cán bộ, công chức huyện đánh giá mối quan hệ với nhân dân của cán bộ, công chức xã ở mức bình thƣờng; 24% ngƣời dân đánh giá đạo đức lối sống và 36,0% ngƣời dân đánh giá mối quan hệ với nhân dân của cán bộ, công chức xã ở mức bình thƣờng.

- Về trình độ năng lực cán bộ, công chức xã:

Đánh giá năng lực cán bộ, công chức xã có 43,33% cán bộ, công chức huyện nhận xét ở mức độ bình thƣờng, 3,33% ở mức độ yếu; có 66,0% ngƣời dân đƣợc điều tra đánh giá ở mức độ bình thƣờng, 6,0% ở mức độ yếu.

Kết quả điều tra cho thấy có 59,0% số cán bộ, công chức xã đƣợc điều tra tự nhận xét đáp ứng tốt các yêu cầu công tác; có 46,67% cán bộ, công chức huyện đánh giá cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu công tác ở mức độ tốt và khá (yếu là 13,33%); có 44,0% ngƣời dân đánh giá cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu công tác ở mức độ tốt và khá (yếu là 12,0%). Qua điều tra cho thấy năng lực, khả năng đáp ứng yêu cầu công tác của cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện Lƣơng Tài còn thấp.

Tóm lại: qua phân tích thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện cho thấy còn nhiều những bất cập so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)