Xuất phát từ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 85 - 87)

6. Bố cục của luận văn

4.1.4.Xuất phát từ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của

Lương Tài hiện nay

- Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn còn hạn chế:

Trình độ văn hóa là cơ sở giúp cho cán bộ, công chức có thể nhận thức nhanh, chính xác và đúng các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; là điều kiện để họ có thể tiếp thu đƣợc những vấn đề khoa học - kỹ thuật và công nghệ cơ bản cũng nhƣ tiếp cận, nắm bắt đƣợc những diễn biến xảy ra hàng ngày trên địa bàn về mọi mặt, từ đó có phƣơng hƣớng và giải pháp phù hợp để ứng xử.

Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức xã năm 2007 còn 9,65% có trình độ THCS, đến năm 2011 còn 2,68% có trình độ độ THCS và điều đáng quan tâm là cán bộ, công chức xã tốt nghiệp THPT hầu hết học ở hệ vừa học vừa làm nên chất lƣợng không cao và vấn đề này đã và sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện.

Trình độ chuyên môn cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực, đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì mới có khả năng thực hiện và giải quyết tốt công việc đƣợc giao:

Qua thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện Lƣơng Tài chủ yếu là trình độ trung cấp (chiếm khoảng 50%); chƣa qua đào tạo chuyên môn vẫn còn nhiều (năm 2007 là 35,14%; năm 2011 là 17,11%). Mặt khác, trình độ đào tạo chủ yếu ở loại hình tại chức, từ xa, chất lƣợng đào tạo không đảm bảo; cán bộ, công chức làm việc không đúng với chuyên môn đƣợc đào tạo còn nhiều (tổng hợp kết quả điều tra còn 42,5% cán bộ, công chức xã đƣợc điều tra làm việc không đúng chuyên môn đƣợc đào tạo). Đây là vấn đề cần đƣợc đặc biệt quan tâm trong tƣơng lai.

Một yếu tố cũng ảnh hƣởng đến năng lực cán bộ, công chức cấp xã đó là trình độ về tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nƣớc: theo số liệu tổng hợp năm 2011 thì số ngƣời chƣa qua đào tạo tin học là 70,81%, chƣa qua đào tạo về ngoại ngữ là 81,21% và chƣa qua đào tạo về QLNN là 84,23%. Tổng hợp số liệu điều tra đối với 80 cán bộ, công chức cấp xã thì số ngƣời không biết tin học là 31,25%; không biết ngoại ngữ là 80,0% và chƣa qua bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc là 86,25%.

Trình độ văn hóa và lý luận còn thấp, năng lực chuyên môn chƣa đƣợc đào tạo bài bản và hệ thống; khả năng sáng tạo, nhạy bén trong công tác còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, công chức còn chịu ảnh hƣởng của tâm lý nhà nông, tính tiểu nông, thiển cận, giải quyết công việc mang nặng cảm tính, ít chú ý đến pháp luật nên không đảm bảo đƣợc tính nguyên tắc; nhiều cán bộ chƣa thực sự yên tâm công tác. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới, nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.

- Về đạo đức lối sống của cán bộ, công chức xã:

Kết quả điều tra cho thấy có 33,33% cán bộ, công chức huyện đánh giá đạo đức lối sống và 30,0% cán bộ, công chức huyện đánh giá mối quan hệ với nhân dân của cán bộ, công chức xã ở mức bình thƣờng; 24% ngƣời dân đánh giá đạo đức lối sống và 36,0% ngƣời dân đánh giá mối quan hệ với nhân dân của cán bộ, công chức xã ở mức bình thƣờng.

- Về trình độ năng lực cán bộ, công chức xã:

Đánh giá năng lực cán bộ, công chức xã có 43,33% cán bộ, công chức huyện nhận xét ở mức độ bình thƣờng, 3,33% ở mức độ yếu; có 66,0% ngƣời dân đƣợc điều tra đánh giá ở mức độ bình thƣờng, 6,0% ở mức độ yếu.

Kết quả điều tra cho thấy có 59,0% số cán bộ, công chức xã đƣợc điều tra tự nhận xét đáp ứng tốt các yêu cầu công tác; có 46,67% cán bộ, công chức huyện đánh giá cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu công tác ở mức độ tốt và khá (yếu là 13,33%); có 44,0% ngƣời dân đánh giá cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu công tác ở mức độ tốt và khá (yếu là 12,0%). Qua điều tra cho thấy năng lực, khả năng đáp ứng yêu cầu công tác của cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện Lƣơng Tài còn thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 85 - 87)