Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 127)

6. Bố cục của luận văn

1.2.4.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin tài liệu và nghiên cứu đề tài này, tôi đƣợc biết đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết liên quan đến việc xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhƣ một số công trình, bài viết của các tác giả:

- Luận văn Thạc sỹ Kinh tế "Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ" của Ngô Thị Bích Hƣờng, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2011;

- Luận văn Thạc sỹ Kinh tế "Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang"

của Đỗ Hoàng Phong, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2010;

- TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính: "Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ, công chức", Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc số 9/2011;

- ThS. Lƣu Hải Đăng, Học viện Hành chính: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc số 4/2012;

- ThS. Phí Văn Hạnh, Học viện Chính trị: "Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần phát triển nông nghiệp bền vững", Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc số 9/2011;

- ThS. Nguyễn Huy Hoàng, Trƣờng Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng: "Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong thời kỳ mới", Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc số 10/2011.

Về cơ bản các công trình nghiên cứu, các bài viết đã phân tích, khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức và một số nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Qua đó, đã đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng với những yêu cầu mới hiện nay. Tuy vậy, các giải pháp nêu ra chƣa thật cụ thể, chủ yếu còn mang tính định hƣớng.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra đề tài cần giải quyết

- Thế nào là cán bộ, công chức cấp xã? Vì sao phải nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã?

- Thực trạng cán bộ, công chức và năng lực cán bộ, công chức cấp xã hiện nay của huyện Lƣơng Tài?

- Giải pháp nào để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống: có nghĩa là khi tiếp cận một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tƣợng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống về cán bộ, công chức cấp xã theo hệ thống, đó là: (i) Tiếp cận theo chiều dọc, ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành chính và quản lý xã hội từ huyện, xã, thôn trong các nội dung theo quy định hoặc theo hệ thống chính sách liên quan đến hệ thống quản lý điều hành nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã; (ii) Tiếp cận theo chiều ngang, chủ yếu là các quan hệ trong công tác quản lý điều hành trên địa bàn đối với cán bộ, công chức cấp xã;

- Tiếp cận kết hợp từ "dưới lên và trên xuống": thông qua phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức cấp xã và các tổ chức chính quyền, đoàn thể, đội ngũ cán bộ, công chức huyện và ngƣời dân, kết hợp các tài liệu, tƣ liệu chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm tổng hợp, phân tích về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;

- Tiếp cận theo từng vị trí chức danh cụ thể: đối với cán bộ, công chức cấp xã (chính quyền, đoàn thể, chuyên môn,…).

2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

* Chọn nhóm điều tra:

- Nhóm 1: Cán bộ cấp xã; - Nhóm 2: Công chức cấp xã;

- Nhóm 3: Cán bộ, công chức huyện Lƣơng Tài; - Nhóm 4: Ngƣời dân trên địa bàn huyện Lƣơng Tài.

* Chọn địa bàn nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích khái quát chung đặc điểm của huyện và tình hình về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài, đề tài tiến hành chọn 06 địa bàn có tính đại diện gồm 05 xã và 01 thị trấn trong huyện để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sƣu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã đƣợc công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã và tại các điểm điều tra khảo sát.

2.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Sử dụng nguồn thông tin đã đƣợc công bố qua các tài liệu của các cơ quan chuyên môn nhƣ Phòng Nội vụ, Thống kê, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Tổ chức huyện ủy, Văn phòng huyện ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện Lƣơng Tài,… các báo cáo của UBND huyện Lƣơng Tài và số liệu của các xã, thị trấn;

- Tài liệu báo cáo tổng kết của các cơ quan huyện Lƣơng Tài;

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

2.2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đƣợc thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ huyện và ngƣời dân ở một số xã trên địa bàn huyện và thông qua tổ chức thảo luận nhóm một số cán bộ, lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Những số liệu thu thập theo mẫu điều tra phỏng vấn (xem bảng 2.1. Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra).

Các số liệu và thông tin sơ cấp đƣợc phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

* Phỏng vấn điều tra trực tiếp: tổng số mẫu 160, trong đó:

- Điều tra cán bộ, công chức cấp xã: 80 ngƣời (cán bộ 38 ngƣời, công chức 42 ngƣời).

Địa điểm điều tra ở 6 đơn vị: gồm thị trấn Thứa; 03 xã loại 2 là An Thịnh, Quảng Phú, Tân Lãng; 02 xã loại 3 là Minh Tân, Lâm Thao.

- Điều tra cán bộ, công chức huyện: 30 ngƣời

* Thảo luận nhóm:

- Đối tượng thảo luận: các chức danh chủ chốt ở xã nhƣ Bí thƣ Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã; Trƣởng công an xã và công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách công tác Nội vụ;

- Nội dung thảo luận: Đánh giá, nhận xét về trình độ năng lực cán bộ, công chức cấp xã hiện nay; sự cần thiết và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới.

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Kiểm tra phiếu điều tra sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chƣa đầy đủ và phân loại các thông tin theo tiêu thức cần nghiên cứu;

- Tổng hợp, xử lý thông tin kết quả điều tra theo các tiêu chí phân tích;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ: số tuyệt đối, tƣơng đối, trung bình, cơ cấu,…

2.2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp mô tả và phân tích thống kê:

Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thống kê số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình các số liệu để tiến hành mô tả thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài, mối quan hệ giữa các bộ phận trên địa bàn xã thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về năng lực cán bộ, công chức cấp xã nhƣ: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức,…

* Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp này sử dụng để phân tích tình hình biến động của dãy số theo thứ tự thời gian và không gian. Phƣơng pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và tƣơng đối giữa các năm đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, giữa các xã với nhau,… Từ đó đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài.

Bảng 2.1. Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra TT Đối tƣợng khảo

sát, điều tra

Số

mẫu Nội dung khảo sát, điều tra

01 Xã, thị trấn (5 xã, 1 thị trấn)

Các thông tin chung về cán bộ, công chức xã

02 Cán bộ, công chức xã (tổng số 80 ngƣời. Trong đó: 38 cán bộ và 42 công chức) 38 cán bộ

Khảo sát đối tƣợng là cán bộ cấp xã với những chức danh chủ chốt (Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể, nhƣ Bí thƣ, Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,…) về trình độ, năng lực công tác; đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn; điều kiện làm việc và khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của CBCC xã,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

42 công chức

Khảo sát đối tƣợng là công chức cấp xã với những chức danh chủ yếu phụ trách các lĩnh vực chuyên môn (nhƣ công an, quân sự, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tƣ pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội,…) về trình độ, năng lực công tác; về trình độ chuyên môn; quan hệ với nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của CBCC xã; điều kiện làm việc,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

03 Ngƣời dân 50

Khảo sát ngƣời dân để có sự đánh giá, nhận xét về trình độ, năng lực; đạo đức lối sống; quan hệ với nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của cán bộ, công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc của cán bộ, công chức xã; công tác cán bộ và chính sách đối với cán bộ, công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

04 Cán bộ, công

chức huyện 30

Khảo sát đối tƣợng là cán bộ quản lý và công chức huyện có quan hệ công việc với cán bộ, công chức cấp xã để có đánh giá về trình độ, năng lực công tác; đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của cán bộ, công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc, công tác cán bộ và chính sách đối với cán bộ, công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu

Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị,…

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về năng lực

- Kinh nghiệm công tác (số năm công tác…);

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trƣờng làm việc của cán bộ, công chức cấp xã;

- Hiệu quả sử dụng và làm việc của cán bộ, công chức cấp xã: sự phù hợp về chuyên môn đào tạo với vị trí việc làm; sự phù hợp với công việc hiện tại; đánh giá xếp loại cán bộ, công chức hàng năm; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác,...

2.4. Khung phân tích đề tài

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích đề tài

Chủ thể nghiên

cứu

Cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức huyện và ngƣời dân trên địa bàn huyện Lƣơng Tài

Phương pháp tiếp cận

Phỏng vấn, điều tra trực tiếp cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức huyện và ngƣời dân

Thu thập số liệu từ các cơ quan, phòng, ban chức năng liên quan của huyện Lƣơng Tài và một số nguồn thông tin khác

- Số lƣợng, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính, trình độ;

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; - Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực CBCC cấp xã; - Hiệu quả sử dụng và làm việc của CBCC cấp xã.

Chỉ tiêu phân

tích

Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lƣơng Tài

Đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, công chức cấp xã Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cán bộ, công chức cấp xã Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã Nội dung nghiên cứu

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Lương Tài

* Vị trí địa lý: Lƣơng Tài là một huyện đồng bằng ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh. - Phía Bắc huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Nam huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng; - Phía Tây huyện Lƣơng Tài giáp với huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Đông huyện Lƣơng Tài giáp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng.

Lƣơng Tài có vị trí thuận lợi trong giao lƣu và phát triển kinh tế xã hội. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 32km về phía bắc, cách Hà Nội 45km về phía tây, đây là hai thị trƣờng rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hòa nhập với nền kinh tế thị trƣờng, phát triển thƣơng mại, dịch vụ,… Huyện có hệ thống các đƣờng tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 38; cùng với các tuyến đƣờng huyện và 10,5km đƣờng thủy sông Thái Bình đã hình thành nên mạng lƣới giao thông khá thuận tiện cho việc trao đổi và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý nhƣ vậy, huyện Lƣơng Tài có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

* Địa hình, đất đai:

- Địa hình: huyện Lƣơng Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhƣng Lƣơng Tài là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình đất thƣờng xuyên bị úng ngập, giây hóa, khó thoát nƣớc nên chỉ trồng đƣợc một vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn ở các xã Lai Hạ, Minh Tân và Trung Kênh;

- Tình hình sử dụng đất đai: theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 thì huyện Lƣơng Tài có diện tích đất tự nhiên là 10.566,57ha, đứng thứ tƣ trong tổng số tám huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 437,0ha, chiếm 4,13%; đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Phú Hòa 1.323,99ha, chiếm 12,53%. Đất đƣợc đƣa vào sử dụng của huyện năm 2011 là 10.509,26ha, chiếm 99,46% và đất chƣa sử dụng là 57,31ha, chiếm 0,54%.

Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2011 thì đất nông nghiệp là 6.801,4ha, chiếm 64,72% và có xu hƣớng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 3.707,86ha, chiếm 35,28% và có xu hƣớng tăng qua các năm. Trong tổng diện tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 127)