2 Về nghiên cứu khoa
2.2.8 Kinh phí cho đào tạo nghề
Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập năm 1968. Từ khi thành lập đến nay Trường thuộc khối doanh nghiệp nên Trường phải tự chủ một phần tài chính để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo và phát triển.
Tài chính của Trường được hình thành từ các nguồn chính sau đây:
- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên hàng năm chiếm 50% trên tổng số kinh phí hoạt động của Trường và Nhà trường quản lý chi dưới sự kiểm soát của Kho bạc tỉnh Nam Định.
- Nguồn thu sự nghiệp (thu học phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước) chiếm khoảng 30% tổng số kinh phí hoạt động.
- Hỗ trợ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ yếu là đầu tư nâng cao năng lực thiết bị dạy nghề
- Ngoài ra, Trường có nguồn thu khác từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ như liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo khác, sản xuất thực nghiệm, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ bổ sung khoảng 20% cho kinh phí hoạt động.
Cụ thể là: Năm Kinh phí Năm 2006 (Nghìn đồng) Năm 2007 (Nghìn đồng) Năm 2008 (Nghìn đồng) Năm 2009 (Nghìn đồng) Tổng kinh phí đào tạo 4.974.608 8.669.941 14.393.713 19.256.856 Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) 487.171 1.455.266 3.235.462 Kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng kinh phí
đào tạo
525.725 /
8.669.941 14.393.713753.100 /
(Nguồn: Phòng KTTC trường CĐN KTKT Vinatex)
Từ năm 2007 đến nay do hoạt động đào tạo tăng trưởng nhanh và có hiệu quả nên Trường được Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng mở rộng Trường, đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực đào tạo nghề, hàng năm được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí tăng dần.cho đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường năng lực đào tạo nghề theo dự án chương trình mục tiêu quốc gia.
Trường thực hiện đúng quy định của Nhà nước về công tác lập báo cáo tài chính, sổ sách công khai, minh bạch, rõ ràng và đầy đủ cho từng năm hoạt động.
Trường cao đẳng nghề KTKT Vinatex đã dùng mọi nguồn lực để mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, từng bước cải thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong những năm qua với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và tốc độ phát triển của ngành dệt may, hệ thống các trường đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực phục vụ cho chiến lược tăng tốc của nghành , quy mô đào tạo được mở rộng, số lượng học sinh năm trưởng rất cao. Chất lượng đào tạo bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, góp phần trong sự thành công của các doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế sau:
Kinh phí đầu tư chưa đáp ứng so với nhu cầu, thiết bị dạy và học còn có lúc chưa theo kịp sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ. Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, công tác nghiên cứu đi sâu còn chưa được quan tâm đúng mức.
Chương trình đào tạo chưa được đổi mới, còn nặng về lý thuyết. Chuẩn đào tạo còn thấp so với các nước trong khu vực.
Học sinh tốt nghiệp còn hạn chế về kỹ năng thực hành, nhất là kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại và tiên tiến.