PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NNL NGÀNH DỆT MAY Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 35 - 36)

MAY Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX 2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Khái niệm “nguồn nhân lực” được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước Châu Á, và giờ đây khá thịnh hành trên thế giới dựa trên quan điểm mới về vai trò, vị trí của con người trong sự phát triển. Ở nước ta, khái niệm này được sử dụng rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay.

Theo nghĩa tương đối hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động. Do vậy, nó có thể lượng hóa được là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi quy định, đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động hay còn gọi là lực lượng lao động.

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Chính vì vậy, nguồn nhân lực được nghiên cứu trên giác độ số lượng và chất lượng.

Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô, tốc độ tăng và sự phân bố nguồn nhân lực theo khu vực, vùng lãnh thổ....

Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về trí lực, thể lực và nhân cách, thẩm mỹ của người lao động.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 loại hoạt động sau:

- Giáo dục: Là quá trình học tập giúp cho người lao động học được một nghề hoặc chuyển sang nghề mới thích hợp hơn với họ

- Đào tạo: Là quá trình học tập các kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc nhằm giúp người lao động thực hiện tốt hơn chức năng công việc của mình.

- Phát triển: là quá trình học tập nhằm hướng tới công việc trong tương lai hoặc phát triển trình độ nói chung cho người lao động dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức.

Giáo dục, đào tạo và phát triển đều có phương pháp tương tự tác động đến quá trình học tập nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành của người lao động. Tuy nhiên, xuất phát từ ý nghĩa của từ “phát triển” – là sự biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nên phát triển nguồn nhân lực được xem là quá trình học tập hướng tới mục đích lâu dài, đáp ứng được các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực còn đào tạo là quá trình học tập gắn liền với các nhu cầu trước mắt, định hướng chú trọng vào trong công việc hiện tại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 35 - 36)