Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực dệt may

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 36 - 37)

Theo qui hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 - tầm nhìn 2020, năm 2010 ngành sẽ thu hút 2,5 triệu lao động và đến năm 2020 là 3 triệu lao động. Như vậy bình quân hàng năm ngành dệt may cần thêm khoảng 160 ngàn lao động chưa kể phải bổ sung cho số lao động đến tuổi nghỉ hưu và rời bỏ ngành. Thêm nữa, Việt Nam gia nhập WTO, để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, ngành Dệt May đang cần nhanh chóng đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của ngành. Đây thực sự là một áp lực rất lớn cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dệt May nói chung và các doanh nghiệp Dệt May nói riêng

Chiếm tỉ trọng hơn 11% lực lượng lao động công nghiệp, ngành dệt - may VN có 700 ngàn lao động (năm 2008). Với mục tiêu đạt hơn 1,3 triệu lao động năm 2015, ngành dệt - may VN đang triển khai nhiều giải pháp phát triển nhân lực.

Theo Tập đoàn Dệt-May VN, nhân lực ngành tăng nhanh sau khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Bảng :Nhu cầu sử dụng lao động

Người 2.500.000 2.750.000 3.000.000

Đặc thù nhân lực ngành dệt - may dịch chuyển nhanh, tiền lương không cao. Phân bố theo quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố tập trung cao ở khu vực Vùng đồng bằng sông Hồng: Quy hoạch theo định hướng lấy Hà Nội là trung tâm làm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở may sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các cơ sở sản xuất di dời về các Khu công nghiệp ở các tỉnh như: Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phố Nối B (Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình. Tại khu vực này sẽ hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và ba khu công nghiệp dệt nhuộm hoàn tất tập trung. Đầu tư một nhà máy sản xuất xơ Polyester công suất 160.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).

Theo ông Vũ Đức Giang-nguyên TGĐ nay là chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt- May VN, hệ thống 15 trường đào tạo ngành dệt may gặp tình trạng: Số học sinh theo học hệ TC nghề và CN kỹ thuật giảm so với ĐH và CĐ dệt may. Năm 2008, hệ thống đào tạo hơn 32 ngàn học sinh, nhưng chỉ có 52% số học sinh thuộc ngành dệt - may, 48% còn lại thuộc các ngành QTKD, ngoại ngữ, tài chính... Đối phó tình trạng thiếu LĐ, nhiều DN chấp nhận mô hình tuyển dụng - đào tạo LĐPT tại chỗ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w