Quản lý giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 63 - 64)

- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATE

2.3.2.2.4.Quản lý giáo dục học sinh

Nhà trường thực hiện tốt các nội dung sau để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục học sinh :

- Từ những ngày đầu tiên bước chân vào trường, học sinh được học những nội dung quy chế, quy định của nhà trường, được tổ chức sinh hoạt đầu khóa, phổ biến những chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh… giúp cho học sinh hiểu rõ quyền và lợi ích của mình, giúp học sinh phát huy vai trò tích cực, tự giác của mình, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể, với nhà trường.

- Nhà trường tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong trường cùng với địa phương, gia đình và xã hội để quản lý và giáo dục học sinh. Khuyến khích học sinh tham gia tích cực các phong trào thanh niên tình nguyện, giao lưu văn hóa, văn nghệ, chương trình mùa hè xanh … và nhiều các chương trình hoạt động khác. Các hoạt động trên vừa tạo ra không khí vui tươi lành mạnh, giúp hạn chế và đẩy lùi các tiêu cực trong học sinh. Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho học sinh nơi ăn ở nội trú, tạo thuận lợi cho việc sinh hoạt và học tập của học sinh.

- Đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động phong trào tạo ra sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh vào các ngày lễ như 8/3, 30/4 và 1/5, ngày 2/9, ngày 20/11, ngày 26/3 và ngày 29/4 là ngày thành lập tập đoàn dệt may Việt Nam. Duy trì và phát

huy tính tự giác của học sinh, phát hiện và góp ý các hoạt động tiêu cực thông qua các hòm thư góp ý.

- Duy trì đều đặn quy định giờ tự học, điểm danh, chào cờ toàn trường vào sáng thứ 2 tuần đầu hàng tháng qua đó nhận xét, đánh giá các hoạt động đào tạo và phục vụ đào tạo trong tháng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong tháng tới.

Cuối mỗi học kỳ nhà Trường đều gửi giấy báo về kết quả học tập – thành tích thi đua của HSSV đến gia đình qua con đường trực tiếp bằng thư gửi bưu điện để gia đình nắm bắt thông tin của con em mình trong quá trình đào tạo học tập tại trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 63 - 64)